Đề nghị đánh giá tác động của hơn 2.500 dự án sử dụng vốn ODA, ưu đãi

Từ năm 1993 đến năm 2017, cả nước có hơn 2.500 dự án, chương trình sử dụng vốn ODA, vốn ưu đãi...
de nghi danh gia tac dong cua hon 2500 du an su dung von oda uu dai Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam
de nghi danh gia tac dong cua hon 2500 du an su dung von oda uu dai Phải sử dụng hiệu quả vốn ODA

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi các bộ, ngành cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố, Ngân hàng Phát triển việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nông thôn và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước về việc báo cáo đánh giá hiệu quả, tác động của các dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi giai đoạn 1993-2017.

de nghi danh gia tac dong cua hon 2500 du an su dung von oda uu dai
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vay Trung Quốc 250 triệu USD vốn bổ sung.

Văn bản nêu rõ, thực hiện yêu cầu của Uỷ ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội tại phiên họp ngày 30/1/2018 về "Tình hình huy động, phân bổ, sử dụng và quản lý vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn 2016-2020", Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các cơ quan nêu trên lập báo cáo đánh giá các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi các nhà tài trợ thời kỳ từ năm 1993 đến hết ngày 31/12/2017.

Báo cáo đánh giá các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và vay vốn ưu đãi bao gồm các chương trình, dự án đã kết thúc và đang triển khai, đề nghị thực hiện theo quy định chung về giám sát, đánh giá và các nội dung quy định tại Điều 21, Thông tư số 12 của Bộ Kế hoạch Đầu tư.

Cụ thể, đối với các chương trình, dự án đã kết thúc, đánh giá các tác động về thực trạng kinh tế, kỹ thuật của chương trình, dự án trong quá trình khai thác, vận hành, sử dụng; tác động cảu chương trình, dự án tới mặt kinh tế, chính trị, xã hội; tác động với các nhóm cư dân hưởng lợi trực tiếp và cư dân bị ảnh hưởng, tính bền vững của dự án…

Đối với chương trình, dự án đang triển khai thực hiện, đề nghị đánh giá sự phù hợp của kết quả thực hiện với mục tiêu chương trình, dự án. Đánh giá khối lượng, giá trị giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng và chất lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch tổng thể và hàng năm thực hiện. Đề ra giải pháp với những khó khăn, vướng mắc.

Còn đối với các chương trình, dự án đã có báo cáo đánh giá kết thúc và đánh giá giữa kỳ, đề nghị gửi tài liệu báo cáo đánh giá về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo danh mục tổng hợp, từ năm 1993 đến ngày 31/12/2017, cả nước có khoảng 2.591 chương trình, dự án vay vốn ODA, vay vốn ưu đãi. Trong đó, các bộ, ngành có khoảng 1.279 dự án, chương trình; các địa phương có khoảng 1197 dự án, còn lại là của các ngân hàng, Đài truyền hình Việt Nam…

Bộ Giao thông Vận tải dẫn đầu với khoảng 288 dự án với các dự án tiêu biểu như: Năm 2017 vay vốn ưu đãi từ Trung Quốc 250 triệu USD bổ sung cho dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Trước đó, năm 2008, đã ký kết vay Trung Quốc 175 triệu USD nguồn vốn ODA để làm đường sắt này. Ký kết vay ADB 1,1 tỷ USD vốn ODA xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Năm 2013, vay Nhật Bản 168 triệu USD bằng nguồn vốn ODA để làm cầu Nhật Tân…

Tại Bộ Công Thương có 152 dự án, chương trình vay vốn ODA, các dự án tiêu biểu như: Nhà máy phân đạm Hà Bắc vay Trung Quốc 32,28 triệu USD, trong đó 21,52 triệu USD là vốn ODA, 10,76 triệu là viện trợ; Vay Trung Quốc 22,9 triệu USD vốn để cải tạo Công ty Gang thép Thái Nguyên, trong đó, 15,31 triệu USD là vốn ODA và 7,66 triệu USA là vốn viện trợ…

Các bộ còn lại như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có 272 dự án và chương trình; Bộ Y tế có 132 dự án và chương trình; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 51 dự án, chương trình…

Trước đó, tại phiên giải trình hôm 30/1/2018 về tình hình huy động, phân bổ, sử dụng và quản lý vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn 2016-2020, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khẳng định, vốn vay ODA là cần thiết trong điều kiện đất nước cần vốn để đầu tư phát triển: "So với các khoản vay khác từ thị trường tài chính, vay ODA vẫn có lợi vì lãi suất thấp, thời hạn cho vay và ân hạn tương đối dài. Bên đi vay, cho vay đều có mục tiêu nên việc kiểm soát, đánh giá hiệu quả có thể tốt hơn. Đó là ưu điểm của vay ODA".

Tuy nhiên, Phó chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, mặt trái của ODA là điều kiện cho vay của nhà tài trợ khá khắt khe, thậm chí có những quy định nhằm tạo lợi thế cho nhà đầu tư, nhà thầu của họ.

Theo Kiều Linh/ vneconomy.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/4, tại hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đường Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 7 đã tiếp xúc với hơn 100 cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố; lãnh đạo Thị xã.
Tháng Công nhân, nhiều hoạt động hướng về người lao động

Tháng Công nhân, nhiều hoạt động hướng về người lao động

(LĐTĐ) Với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, Tháng Công nhân năm 2024 được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông triển khai tới các cấp Công đoàn trên địa bàn quận với nhiều hoạt động sôi nổi; trong đó, trọng tâm của các hoạt động là hướng về đoàn viên, người lao động.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định về Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH và chế độ hậu kiểm.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Xem thêm
Phiên bản di động