Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long
Check-in với trường quay ảo tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long Gần 30 cổ vật Hoàng cung lần đầu tiên được ra mắt công chúng |
Tại Hội thảo, ông Emmanuel CERISE - Giám đốc PRX Việt Nam (đại diện của Vùng Ile de France) tại Hà Nội trình bày “Gợi ý mô hình và quy hoạch không gian trưng bày khảo cổ và kiến trúc cho Khu di sản Hoàng thành Thăng Long và Hà Nội, cơ hội hợp tác giữa Hà Nội và vùng Ile de France”.
Theo ông Emmanuel CERISE, khảo cổ học đô thị hiện đang gặp rất nhiều những khó khăn, vướng mắc trong bảo tồn và phát huy giá trị; di sản đô thị dễ bị hủy hoại, công tác bảo tồn và phát huy gặp nhiều trở ngại, hạn chế do sự phát triển đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, nhà hàng, cửa hiệu…
Toàn cảnh Hội thảo khoa học Quốc tế: “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội” với chủ đề “Phát huy giá trị di sản: Thực tiễn kinh nghiệm và định hướng”. |
“Vùng Ile de France, cùng với PRX-Việt Nam, có thể hỗ trợ kết nối các di tích lịch sử của Hà Nội và các khu di sản ở vùng Ile de France; xây dựng hợp tác trao đổi và hỗ trợ kỹ thuật, ví dụ như sự hợp tác giữa thị trấn trung cổ Provins và Thành cổ Hà Nội, hỗ trợ của Bộ Văn hóa Pháp trong lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nói tiếng Pháp đang làm việc tại các khu di tích lịch sử”, ông Emmanuel CERISE nói.
Theo đó, Vùng Ile de France, cùng với PRX-Việt Nam sẽ tạo cơ hội hợp tác trong một dự án cụ thể, ví dụ như dự án thiết kế một đô thị đương đại nhằm bảo tồn và phát huy di sản; hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực truyền thông và quảng bá; hỗ trợ xây dựng mạng lưới các điểm di sản (tại Hà Nội và giữa các khu di sản của Hà Nội và của Ile de France); giới thiệu các kiến trúc sư, nhà thiết kế đô thị và nhà thiết kế cảnh quan có chuyên môn cao đến làm việc tại các khu khảo cổ và lịch sử.
Trao đổi về kinh nghiệm khôi phục kiến trúc từ di tích khảo cổ học, ông Kunikazu Une - Giáo sư danh dự Đại học Nữ Nara cho biết, các công trình kiến trúc cổ ở Nhật Bản được xây dựng bằng gỗ nên hầu như chúng đã bị phá hủy theo thời gian. Rất ít các công trình kiến trúc cổ còn tồn tại cho đến nay và tất cả đều là các kiến trúc Phật giáo. Trong quá trình khai quật, đã phát hiện nhiều di tích và dấu tích của các công trình cổ.
Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm phục dựng lại các công trình kiến trúc đã bị phá hủy chỉ còn lại dấu tích. Để hình dung về diện mạo của các công trình kiến trúc cổ, trước tiên, có thể dựa vào kết quả của các cuộc khảo cổ học. Sau đó, phục dựng các công trình kiến trúc đã bị phá hủy dựa vào kết quả nghiên cứu.
“Trong quá trình nghiên cứu, thường chúng tôi phải dựng mô hình ở tỷ lệ 1/50 đến 1/100. Chúng tôi kiểm tra các vấn đề khác nhau trong quá trình phục dựng. Khi đón công chúng tới thăm quan công trình phục dựng, chúng ta phải lưu ý ít nhất 2 vấn đề: An toàn và bảo tồn hiện vật nguyên gốc”, ông Kunikazu Une chia sẻ.
Trong bài tham luận của bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về “Định hướng quản lý di sản văn hóa thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội theo quan điểm phát triển bền vững của UNESCO”, ông Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng thông tin, Việt Nam hiện có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên Thế giới, trong đó Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được UNESCO công nhận năm 2010, đánh dấu một bước tiến lớn của quá trình nghiên cứu về khu di sản đặc biệt quan trọng này.
Thông qua việc tìm hiểu của quá trình xây dựng bộ máy và nguồn nhân lực quản lý của Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Di sản thế giới; xây dựng kế hoạch quản lý, quy hoạch và đầu tư nguồn lực tài chính; hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật; hợp tác quốc tế và Giám sát Di sản thế giới theo Công ước, Hướng dẫn thực hiện Công ước 1972 và thực tiễn của Việt Nam để làm rõ về thực trạng quản lý đối với Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội sau 20 năm nghiên cứu, bảo tồn.
Đồng thời, trên cơ sở đánh giá tổng thể khi so sánh với thực trạng quản lý của các di sản văn hóa và thiên nhiên Thế giới khác ở Việt Nam, để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di sản, bao gồm cả giải pháp cần tăng cường lồng ghép các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội với quan điểm phát triển bền vững của UNESCO trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40