Đánh giá thị trường lao động: Không chỉ dựa vào con số thất nghiệp
Trên 10% lao động thất nghiệp có trình độ ĐH, CĐ nghề | |
Tỷ lệ lao động thất nghiệp của Đức thấp nhất kể từ năm 1991 |
Gần 30% lao động thất nghiệp có trình độ
Theo bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý 1/2015 do Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐTBXH) công bố ngày 20/7/2015, mặc dù những tháng đầu năm nay, trong khi nền kinh tế, sản xuất của đất nước đang có dấu hiệu phục hồi thì số lao động thất nghiệp vẫn gia tăng. Số lao động có việc làm trên cả nước là 52,43 triệu người, giảm hơn 1 triệu người so với năm 2014. Đó là chưa kể số thất nghiệp tăng trong bối cảnh tổng lực lượng tham gia thị trường lao động đang giảm (từ 77,7% năm 2014 xuống 77,4% trong quý 1/2015) do sự già hóa và tốc độ tăng trưởng dân số chậm lại.
Đáng chú ý, 3 tháng đầu năm nay, cả nước có 1.159.800 người thất nghiệp, tăng 114.200 người so với cùng kỳ 2014. Cụ thể, so với quý 4/2014, số lao động tốt nghiệp đại học, trên đại học thất nghiệp ở quý 1 năm nay tăng từ 165.600 người lên 177.700 người; số lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 74.700 người lên 100.600 người; số lao động không có bằng cấp, chứng chỉ thất nghiệp tăng từ 600.500 người lên 726.100 người. Ngoài ra, nhóm lao động tốt nghiệp các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề bị thất nghiệp trong quý 1 năm nay cũng tăng. Nếu tính theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, tương ứng là 7,2% và gần 6,9%. Nhóm ĐH và trên ĐH là 3,92 %. Còn nhóm không có bằng cấp, chứng chỉ có tỷ lệ thấp nhất ở mức 1,97%.
Ảnh minh họa |
Như vậy, trong hơn 1.159.800 lao động đang thất nghiệp, có đến gần 300.000 người tốt nghiệp đại học, trên đại học và cao đẳng chuyên nghiệp. Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội cho biết thêm, nếu như mọi năm tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp nhức nhối nhất, thì năm nay nhóm thất nghiệp nhiều nhất rơi vào lực lượng lao động tốt nghiệp các trường cao đẳng và lao động không có bằng cấp, chứng chỉ.
Lý giải về thực trạng này, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp cho biết, lịch sử đào tạo tái lập Tổng Cục dạy nghề được 17 năm nay (từ năm 1998), chưa kể việc các bậc trung cấp nghề và cao đẳng nghề sau này mới được hình thành. So với nhóm lao động trình độ ĐH và trên ĐH, số lượng lao động của nhóm này quy mô không lớn. Đồng thời, với cách tính số người thất nghiệp như trên, tỉ lệ thất nghiệp của nhóm cao đẳng nghề sẽ đạt mức 6,69 %.
“Có thể lớn về tỉ lệ, nhưng chưa phải lo lắng lắm. Vì số lượng này chưa nhiều so với nhóm đại học và trên đại học (chỉ bằng 1/10). Đồng thời, về lý thuyết, nguồn việc của họ chưa bị “chiếm lĩnh” nhiều bởi những người có trình độ tương tự trước đó". Giải thích về con số 3,92% lao động có trình độ ĐH và sau ĐH thất nghiệp, đại diện Bộ LĐTBXH cho rằng, đã phản ánh thực trạng: Tỉ lệ thất nghiệp của nhóm chủ yếu tập trung vào các đối tượng mới tốt nghiệp ĐH. Đồng thời phản ánh sự rất khó khăn của đối tượng trên khi gia nhập thị trường lao động.
Thị trường lao động cần tới 19 tiêu chí đánh giá
Theo các chuyên gia lao động, việc phản ánh “sức khỏe” của thị trường lao động được đánh giá bởi 19 tiêu chí khác nhau. Ông Phú Huỳnh, chuyên gia kinh tế lao động, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại châu Á Thái Bình Dương, cho hay, bên cạnh tiêu chí thất nghiệp, thiếu việc làm thì việc theo dõi thị trường lao động ở các nước đang phát triển như Việt Nam cần có thêm những chỉ số thể hiện được chất lượng việc làm như: Tỉ lệ lao động nghèo, tỉ lệ việc làm dễ bị tổn thương, tỉ lệ nền kinh tế phi chính thức, tỉ lệ ngành nông nghiệp trong số việc làm, năng suất lao động và lương bình quân… “Hạn chế của việc sử dụng tỉ lệ thất nghiệp làm thước đo cho các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam là chưa thể hiện đầy đủ tình trạng của thị trường lao động. Những nước này không có đủ những việc làm tốt, bền vững với năng suất cao, dẫn đến việc không sử dụng được đầy đủ tiềm năng của lực lượng lao động như tỉ lệ thiếu việc làm cao, thu nhập thấp và năng suất lao động thấp”, ông Phú Huỳnh nhận định.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng phân tích thêm, tỉ lệ thất nghiệp cũng không phản ánh hết việc sử dụng nguồn nhân lực và thời gian lao động. Trong khi đó, việc “nhận diện” chính xác thời gian, số nhân lực được sử dụng là một tiền đề quan trọng để các nhà quản lý, doanh nghiệp có phương án tăng năng suất lao động hiệu quả hơn. Do vậy, bên cạnh chỉ số về số lao động thất nghiệp, thiếu việc làm thì điều quan trọng không kém là chỉ số về số giờ lao động trung bình của người lao động có việc làm trong 1 tuần.
So với cùng kỳ năm 2014, chỉ số này tăng 2,2 giờ, cho thấy một tín hiệu khởi sắc hơn, song vẫn rất đáng lo ngại. Số liệu trong bản tin cập nhật thị trường lao động quý I/2015 cho thấy, giờ làm việc của nhóm này chỉ bằng 50 % tổng số giờ làm việc bình quân của lao động cả nước (46,1 giờ/tuần). Số giờ làm việc bình quân của nhóm “lao động thiếu việc làm” chỉ đạt 24,46 giờ/tuần, tức bình quân mỗi tuần 1 lao động chỉ làm việc trong 3 ngày (mỗi ngày làm 8 tiếng), bằng 50% tổng số giờ làm việc bình quân của lao động cả nước. Trong khi so sánh với các nước, có thể tỷ lệ thất nghiệp của họ lên đến 9-10%, nhưng 90% có việc làm còn lại đều có thời gian làm việc trung bình rất cao theo quy định, còn ở nước ta dù tỷ lệ thất nghiệp nhiều năm nay duy trì chỉ 2-3%, song thời gian làm việc trung bình của số lao động có việc làm rất thấp. “Lần công bố bản tin quý 2 tới đây, chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra được số trung bình thời gian làm việc trong tuần của một lao động VN”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói.
Theo Bộ LĐTBXH, bên cạnh những khó khăn thì bức tranh thị trường lao động cũng đang có những điểm sáng lên. Đó là số lao động làm công ăn lương, đóng bảo hiểm xã hội gia tăng, thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương tăng, chuyển dịch cơ cấu lao động theo chiều hướng tích cực, tỷ lệ lao động qua đào tạo cao hơn. Dự báo những tháng cuối năm nay, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, thị trường lao động cũng “ấm” hơn. Những ngành nghề sẽ có nhu cầu tuyển dụng lao động tăng mạnh trong nửa cuối năm nay bao gồm sản xuất trang phục, sản xuất đồ uống, sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính, sửa chữa bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị…
Số giờ làm việc bình quân của nhóm “lao động thiếu việc làm” chỉ đạt 24,46 giờ/tuần, tức bình quân mỗi tuần 1 lao động chỉ làm việc trong 3 ngày (mỗi ngày làm 8 tiếng), bằng 50% tổng số giờ làm việc bình quân của lao động cả nước. Trong khi so sánh với các nước, có thể tỷ lệ thất nghiệp của họ lên đến 9-10% nhưng 90% có việc làm còn lại đều có thời gian làm việc trung bình rất cao theo quy định, còn ở nước ta dù tỷ lệ thất nghiệp nhiều năm nay duy trì chỉ 2-3% song thời gian làm việc trung bình của số lao động có việc làm rất thấp. |
K.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40