Dấn thân và trung thực: Đức tin của nghề báo
Vẹn nguyên giá trị những lời dạy của Bác | |
Nghề báo ảnh trong thế giới hiện đại |
“Bẫy” thời bùng nổ thông tin
Có một thực tế mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, trong thời đại bùng nổ thông tin, báo chí chính thống đang chịu sức ép dữ dội từ thông tin trên các mạng xã hội. Đó là sức ép về tốc độ và tính cập nhật của thông tin.
Dấn thân và trung thực trong nghề báo luôn là yếu tổ không bao giờ “lạc hậu” để có tác phẩm báo chí hay. Ảnh: Đinh Luyện |
Nhiều chuyên gia còn dự báo, thời gian tới, công nghệ viết báo tự động sẽ “cạnh tranh” việc làm với phóng viên, thậm chí khiến người mới vào nghề khó tìm việc hơn. Ví như, hiện phần mềm tự động viết tin tức tài chính đã được hãng thông tấn AP đưa vào sử dụng từ năm 2014 với tốc độ lên tới 2.000 bản tin/giây và tiếp tục được mở rộng sang lĩnh vực khác.
Đó là với tương lai, khi những công nghệ tương tự phổ biến ra toàn cầu, ở thời điểm hiện tại, có một thực tế mà đội ngũ người làm báo đã và đang phải đối mặt đó là những “bẫy” thông tin. Nói cách khác, với công nghệ mới, người làm báo có khả năng phát hiện sớm và ngăn chặn những tin tức giả mạo lan truyền nhanh chóng và không giới hạn điều có thể tác động rất nguy hiểm đến lòng tin và sự ổn định trong xã hội. Ngược lại, cũng chính công nghệ cũng có thể khiến nhà báo đánh mất bản ngã, thiếu đi sự tỉnh táo để rồi rơi vào “bẫy”, truyền đi những thông tin thiếu chính xác.
Dẫn chứng điều này, nhà văn Nguyễn Văn Học, hiện công tác tại báo Nhân Dân cho biết, câu chuyện về “nước mắm nhiễm asen” năm 2016 là bài học đắt giá với những người làm báo. Đó là bài học về tìm kiếm, chọn lọc thông tin cũng như góc độ phản ánh… để những tác động của thông tin đến đời sống xã hội sao cho chân thực nhất có thể.
“Nhìn từ vụ việc, sự xuất xuất bắt nguồn từ chuyện quá ttin tưởng về nguồn tin cũng như những sức ép về thông tin nóng, nhanh. Hệ lụy là, báo chí quên mất việc kiểm chứng thông tin về nước mắm nhiễm asen. Ngay tại cuộc họp báo, nhiều phóng viên đã tranh thủ gõ bài để làm sao tin của mình lên nhanh nhất. Và cái giá phải trả cho sự chủ quan, thiếu cẩn trọng trong vụ việc này là 50 tờ báo bị xử phạt” - nhà văn Nguyễn Văn Học chia sẻ.
Khách quan nhìn nhận, trong xã hội bùng nổ thông tin ngày nay, những tin tức từ “nguồn facebook nhân vật” không phải là hiếm hoi, nếu không muốn nói là thường xuyên xuất hiện trên mặt báo. Điều này đặc biệt nhiều đối với các tin tức thuộc lĩnh vực giải trí và không hiếm vụ việc báo chí “hớ to” khi đưa tin những ngôi sao giải trí xuất hiện trong phim bom tấn, đăng tải các chia sẻ… và cuối cùng, khi xem xét thấu đáo, chính độc giả chỉ ra đó là tin thiếu xác thực.
Chia sẻ với người viết bài này, nhiều phóng viên trẻ than rằng, trong quá trình tác nghiệp dường như đang manh nha hiện tượng doanh nghiệp có thái độ e dè, thiếu hợp tác với báo chí. Khi được hỏi thì các chủ doanh nghiệp cũng thẳng thắn rằng “báo chí là con dao hai lưỡi”. Bởi nhiều người làm báo, khi thiếu kiểm chứng thông tin, thường đến đề nghị “đưa tin hai chiều”, “đưa tin khách quan” để tiếp xúc doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã hợp tác, bài đã đăng nhưng những thông tin trên mặt báo đó lại hoàn toàn thiếu căn cứ, thiếu sự kiểm chứng. Dẫn như vậy để thấy rằng, trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện tại, nếu bản thân người làm báo không khách quan, đưa tin không kiểm chứng sẽ tựa như “thuốc độc”, khiến độc giả dần xa rời báo chí.
Cần chọn lọc, kiểm chứng
Cần phải khẳng định, sự khác biệt của những tờ báo chính thống với những mạng xã hội chính là nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, là trách nhiệm xã hội của người làm báo. Một khi người cầm bút bắt đầu xa rời những chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp, thiếu đi những thao tác “truyền thống” cần thiết của nghề như kiểm chứng thông tin, nhìn sự việc theo hướng khách quan… là họ đã và đang tự đồng hóa công việc cao quý của mình với việc đưa chuyện vỉa hè.
Với người trẻ làm nghề, dấn thân và trung thực sau khi kiểm chứng thông tin là hết sức cần thiết. Chia sẻ về điều này, phóng viên Văn Hùng – báo Pháp luật Việt Nam, thời điểm này, công nghệ và mạng xã hội đang rất phát triển, điều này đã trực tiếp mang lại những thuận lợi cho người trẻ khi đeo đuổi nghề báo. Thông qua các công cụ này, việc truyền tải thông tin đến độc giả cũng dễ dàng và thuận lợi.
Nhưng nói như vậy không hẳn tất cả đều tích cực, trong một chừng mực nào đó những thứ này sẽ làm những người trẻ bị “ngợp” và rất có thể tự đánh mất bản ngã. Họ sẽ bị lười theo đúng nghĩa khi quá ỷ lại vào các thông tin trôi nổi trên mạng. Bài viết mà không đi thực tế, chỉ ngồi trong phòng với máy lạnh và điều hòa rồi “chém gió”, chắc chắn không phải là một tác phẩm báo chí hay.
“Theo tôi, năng đi, năng gặp gỡ và tiếp xúc thực tế với các sự việc, lăn lộn trên các vùng miền sẽ góp phần tích cực nâng cao vốn sống, những người trẻ làm nghề báo nên cố gắng rèn và giữ cái nếp này bởi nó thực sự có ích và không bao giờ cũ” - phóng viên Văn Hùng chia sẻ.
Khách quan nhìn nhận, trách nhiệm với thông tin của người cầm bút không chỉ thể hiện ở việc độ chính xác của thông tin đó mà còn ở cách người cầm bút xử lý nó như thế nào, nhất là đối với những thông tin nhạy cảm, có tác động với xã hội. Vẫn biết, khai thác thông tin nhờ công nghệ, nhờ các tin cập nhật trên mạng xã hội là chuyện khá phổ biến ở các nước có nền báo chí phát triển. Tuy nhiên, việc khai thác thông tin luôn phải tuân thủ quy định kiểm chứng thông tin một cách thận trọng, đa chiều, trước khi đăng tải trên mặt báo.
Phó Giáo sư-tiến sỹ Đinh Thị Thúy Hằng, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Báo chí Hội Nhà báo Việt Nam, cho biết trong việc bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho các hội viên, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ quan tâm hơn nữa đến đào tạo về đạo đức báo chí cho phóng viên, coi đây là điểm nhấn trong các mô hình đào tạo thời gian tới. Điểm quan trọng không kém trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà báo là các hội thảo chuyên đề về đạo đức báo chí cần được tổ chức gắn với các khóa học kỹ năng, thông qua các cuộc thảo luận của học viên với các tình huống cụ thể.
Để báo chí chính thống có ưu thế, có chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc… trên hết, các nhà báo, các tác phẩm báo chí phải là những sản phẩm lao động thực thụ. Hay nói như nhà văn Nguyễn Văn Học, bài báo viết ra là người viết phải chịu trách nhiệm trước bạn đọc, trước pháp luật của các cơ quan báo chí và quan trọng hơn là với bạn đọc. Vì sao ư, bởi bạn đọc luôn gửi gắm niềm tin về tính trung thực của thông tin trên mặt báo.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33