Đảm bảo quyền lợi người lao động theo đúng quy định của pháp luật
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động | |
Tăng cường giám sát, đảm bảo quyền lợi người lao động | |
Doanh nghiệp cần phải đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người lao động |
Ông Tạ Văn Dưỡng |
Phóng viên: Xin ông cho biết dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất kinh doanh và việc làm của người lao động trên địa bàn Thủ đô?
Ông Tạ Văn Dưỡng: Dịch bệnh Covid- 19 diễn biến nhanh, phức tạp đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến việc làm, đời sống, thu nhập của công nhân lao động. Cụ thể, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp khối sản xuất kinh doanh đã bị thiếu hụt nguồn nhiên liệu sản xuất cũng như bị đối tác hủy hợp đồng, không ký kết đơn hàng mới. Điều này khiến các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, thậm chí ngừng hoạt động và phải cho công nhân nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, tạm hoãn hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
Tại Hà Nội, thống kê mới nhất của các cấp Công đoàn Hà Nội, tính đến nay, có 4.179 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid- 19, trong đó có 1.049 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, 3.130 đơn vị, doanh nghiệp bị ảnh hưởng (chưa dừng hoạt động); có 161.268 công nhân lao động bị ảnh hưởng, trong đó có 19.335 công nhân lao động bị mất việc làm và có 141.933 công nhân lao động thiếu việc làm.
Phóng viên: Như ông đã nói, dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động và cho người lao động tạm ngừng việc. Trong trường hợp này, tiền lương của người lao động được tính ra sao, thưa ông?
Ông Tạ Văn Dưỡng: Trường hợp doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động và cho công nhân ngừng việc do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 thì tiền lương của người lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 3, điều 98 Bộ Luật Lao động. Quy định này cụ thể như sau: Nếu người lao động phải ngừng việc vì các nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp cho người lao động ngừng việc vì lý do dịch Covid-19 thì tiền lương của người lao động sẽ trả theo thỏa thuận giữa 2 bên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Phóng viên: Thưa ông, ngoài những người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp ngừng sản xuất thì cũng có không ít người lao động phải tạm ngừng việc do thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, khi đó, doanh nghiệp có phải trả lương cho họ không?
Ông Tạ Văn Dưỡng: Theo quy định của Bộ luật lao động và Hướng dẫn tại văn bản 1064/LĐTBXH-QHLĐTL ngày 25/3/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc, thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3, điều 98 Bộ Luật Lao động như nêu ở trên.
Ở cả hai trường hợp này, Liên đoàn Lao động Thành phố yêu cầu công đoàn cơ sở phối hợp với chủ doanh nghiệp rà soát lập danh sách những lao động tạm nghỉ việc, để thực hiện chi trả tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại điều 98 Bộ Luật Lao động; giám sát việc thực hiện các nội dung trên và thông tin kịp thời cho người lao động biết để họ yên tâm.
Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Lê Đình Hùng (trái) và ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách Pháp luật LĐLĐ TP (phải) nắm bắt tình hình công nhân lao động trong thời kỳ dịch bệnh tại doanh nghiệp thuộc huyện Đông Anh. |
Phóng viên: Hiện một số doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, đơn hàng, dẫn đến thời gian ngừng việc kéo dài và dù đã cố gắng nhưng vẫn không còn khả năng chi trả lương ngừng việc cho người lao động. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải giải quyết thế nào, thưa ông?
Ông Tạ Văn Dưỡng: Đúng là trong thực tế đang có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, đơn hàng, dẫn đến thời gian ngừng việc kéo dài không còn khả năng chi trả lương ngừng việc cho người lao động thì có thể tiến hành thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại điều 32 Bộ Luật Lao động.
Trong trường hợp này, Liên đoàn Lao động Thành phố chỉ đạo cán bộ Công đoàn cấp trên cơ sở phối hợp với công đoàn cơ sở thẩm định, tổ chức lấy ý kiến và tuyên truyền, vận động người lao động đồng hành cùng chia sẻ tháo gỡ khó khăn với doanh nghiệp; hướng dẫn người lao động ký kết văn bản thoả thuận “Tạm hoãn hợp đồng lao động” không hưởng lương (hoặc hưởng một phần lương) cho hết thời điểm dịch bệnh (Theo điều 32 BLLĐ) đồng thời đề nghị doanh nghiệp cam kết nhận người lao động trở lại làm việc khi hoạt động sản xuất kinh doanh được tiếp tục.Trường hợp doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo quy định tại điều 38 hoặc điều 44 Bộ Luật Lao động.
Phóng viên: Như vậy, những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động phải không, thưa ông?
Ông Tạ Văn Dưỡng: Điều 38 Bộ Luật Lao động quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động có bao gồm trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. Mặt khác, theo khoản 2, điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì lý do bất khả kháng thuộc một trong các trường hợp: Địch họa, dịch bệnh hay di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, nếu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Nhưng cần lưu ý, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp này, doanh nghiệp phải thực hiện thời gian báo trước cho người lao động cụ thể ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn và người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc (nếu có).
Để bảo vệ người lao động trong trường hợp này, Liên đoàn Lao động Thành phố yêu cầu Công đoàn chủ động tham gia với chủ doanh nghiệp xây dựng phương án cắt giảm, chấm dứt hợp đồng lao động, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật có liên quan để người lao động hiểu rõ, hợp tác và chia sẻ với quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của chủ doanh nghiệp.
Đồng thời, Công đoàn cần phối hợp với chủ doanh nghiệp chi trả trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định, hướng dẫn người lao động hoàn thiện hồ sơ đề nghị hưởng chế độ Bảo hiểm thất nghiệp (Theo điều 38 Bộ Luật Lao động). Ngoài các chế độ do doanh nghiệp chi trả, các cấp Công đoàn hướng dẫn Người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 bị hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiêp làm thủ tục đề nghị hưởng chế độ hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính Phủ.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Phạm Diệp (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 16:43
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 11:38
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công đoàn 19/12/2024 18:25
Phát huy vai trò bảo vệ lợi ích của người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:38
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 17/12/2024 06:36
Thanh Trì: Nhiều hoạt động nữ công thiết thực, hiệu quả
Vì lợi ích đoàn viên 15/12/2024 16:30
Đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo việc làm cho người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 12/12/2024 13:59
Truyền thông, khám tầm soát ung thư cho hơn 1.000 công nhân lao động
Vì lợi ích đoàn viên 09/12/2024 06:16
Infographic: Hoạt động chăm lo Tết Ất Tỵ 2025 của tổ chức Công đoàn Thủ đô
Vì lợi ích đoàn viên 07/12/2024 15:44