Đảm bảo quyền lợi cho lao động giúp việc
Còn nhiều băn khoăn
Bận bịu việc cơ quan, nên từ khi mới sinh con gái đầu lòng, chị Đ.N.H. ở Cầu Giấy, Hà Nội đã tìm thuê người giúp việc. Cô giúp việc hiện tại là người thứ hai đến làm việc tại gia đình chị H. và đang hưởng lương 3 triệu đồng/tháng, chưa tính chi phí ăn ở tại gia đình. Mức lương này là theo thỏa thuận giữa hai bên và mỗi dịp cuối năm, người giúp việc của chị H. đều yêu cầu chị chi trả tháng lương thứ 13, mỗi lần về quê cũng yêu cầu phí tàu xe... “Nếu so với quy định trong nghị định thì chúng tôi đã chi trả cho người giúp việc mức lương cao hơn, có thưởng và tiền tàu xe về quê. Nhưng nếu bây giờ yêu cầu gia đình phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì buộc chúng tôi phải giảm lương, như vậy họ sẽ không bằng lòng”, chị H. băn khoăn. Chị H. cũng bày tỏ, người giúp việc đa số ít học, từ quê ra TP làm việc nên không biết BHXH là gì, tham gia BHXH sẽ được quyền lợi gì. Họ đều là người nghèo, đi làm để dành dụm tiền chăm lo chuyện trước mắt cho gia đình nên nếu chủ nhà trả một khoản tiền cho họ tự lo BHXH, BHYT e rằng họ sẽ chi dùng cho gia đình hết...
Đa số người giúp việc chưa hiểu rõ về các quyền lợi HĐLĐ, BHYT, BHXH... Ảnh minh họa
Trong khi đó, việc họ có đóng BHXH, tham gia BHYT hay không là tùy họ, chưa có quy định ai giám sát.
Không chỉ người sử dụng lao động mà chính người giúp việc gia đình cũng băn khoăn về quyền lợi của mình. Chị Nguyễn Thị Hồng (quê Hưng Yên) cho biết, đã giúp việc cho một gia đình ở KĐT Việt Hưng hơn 3 năm. Trong thời gian đó, chị đã được chủ nhà mua bảo hiểm y tế và đưa đi khám sức khỏe định kỳ. Tiền lương chị nhận hằng tháng là 3,5 triệu đồng, được chủ nhà mua cho quần áo, giày dép. Khi nhà có giỗ chạp, chủ nhà đều thu xếp để chị về quê. “Hồi đó tới giờ chủ nhà chẳng ký hợp đồng gì với tôi. Cái nghề này không phải trả nhiều tiền là chúng tôi làm tốt, quan trọng vẫn là tình cảm giữa gia chủ và người giúp việc. Đó là sợi dây kết nối bền chặt chúng tôi. Phận làm thuê mà cứ đòi hỏi phải giao kèo ký kết này nọ, có khi người ta ngại không thuê nữa thì chúng tôi mất việc.”, chị Hồng nhấn mạnh.
Để chính sách đi vào cuộc sống
Trước băn khoăn của nhiều gia chủ về quy định đóng BHXH cho người giúp việc, Vụ phó Vụ Lao động-Tiền lương (Bộ LĐTBXH) Hoàng Minh Hào cho biết, Nghị định 27 không bắt buộc chủ sử dụng phải đóng BHXH cho người lao động mà việc đóng BHXH sẽ dựa trên tinh thần thỏa thuận của cả hai bên.
Thực tế, lao động giúp việc gia đình không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc vì đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là các cơ sở, đơn vị sử dụng từ 10 lao động trở lên. Do vậy, nếu có thỏa thuận đóng BHXH, BHYT cho người giúp việc thì họ sẽ tham gia chế độ BHXH tự nguyện. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, trong trường hợp họ không tham gia BHXH thì trong HĐLĐ cần phân biệt rạch ròi đâu là khoản tiền lương, đâu là khoản BHXH trả cả vào lương.
Như vậy, người giúp việc sẽ được lựa chọn có mua bảo hiểm hay không. Nếu không mua bảo hiểm mà dùng khoản tiền đó để làm việc riêng thì khi ốm đau họ sẽ không thể trách gia chủ. Các biện pháp tuyên truyền cho người giúp việc (thông qua các cơ sở giới thiệu việc làm, phương tiện thông tin đại chúng, báo đài) sẽ được đẩy mạnh để họ hiểu được ích lợi của việc đóng BHXH. Tuy nhiên, quyền quyết định có mua BHXH hay không tùy vào người giúp việc. Về việc gia chủ e ngại trước vấn đề phải tăng lương cho người giúp việc, theo bà Ngô Thị Ngọc Anh, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, khi Nghị định 27 có hiệu lực thì gia chủ và người giúp việc có thể thoả thuận về lương và bảo hiểm, đôi bên cùng nhất trí sẽ không xảy ra tranh chấp sau này. Bà Ngọc Anh nêu ví dụ, nếu lương của người giúp việc hiện nay đang là 3.500.000 đồng/tháng thì khi kí hợp đồng cần ghi rõ 3.000.000 đồng là lương cơ bản và 500.000 đồng là dành cho bảo hiểm.
Để Nghị định 27 nhanh chóng đi vào cuộc sống, đảm bảo quyền lợi cho người giúp việc, ông Hoàng Minh Hào cho biết, công tác tuyên truyền sẽ được đẩy mạnh, Bộ LĐTBXH đang đề xuất với một số tổ chức hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng các tờ rơi tuyên truyền và thí điểm tập huấn triển khai tại một số địa phương. Bộ dự kiến sẽ phát hành cuốn sách cầm tay hướng dẫn các cán bộ xã, phường về vấn đề lao động giúp việc gia đình.
Ngọc Tú
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37