Cuộc đua đầy cam go giữa Nhà nước và tư nhân
Nhà hát, rạp phim nhà nước: Trong chán… ngoài thèm |
Rạp Nhà nước chào thua ngay sân nhà
Thay vì nhộn nhịp người xem như xưa, những rạp chiếu phim Nhà nước nay chỉ lác đác khán giả. Thậm chí, không ít rạp đã vĩnh viễn đóng cửa, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng. Rạp Tháng 8 (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) dù vào những ngày nghỉ cuối tuần, nhưng trong rạp vẫn có rất nhiều ghế trống. Dù phòng chiếu đã được nâng cấp nội thất, thiết bị hiện đại hơn, nhưng khán giả đến xem phim ở đây chủ yếu chỉ là thế hệ 7X, 8X. Nhiều khán giả lớn tuổi cho biết, họ đến rạp Tháng 8 xem phim cũng bởi một phần mong tìm lại cảm giác trở về thời trẻ với nhiều kỷ niệm gắn với rạp này.
Rạp Dân Chủ - một trong những rạp tấp nập người ra vào trước đây, giờ đã tạm dừng hoạt động. |
Hình ảnh ảm đạm ở các rạp chiếu phim Nhà nước lại hoàn toàn trái ngược với hệ thống các cụm rạp chiếu phim do tư nhân đầu tư, trong đó phải kể đến Tập đoàn CGV của Hàn Quốc. Hiện CGV đã có mặt tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước, như: Thủ đô Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai, Đà Nẵng, Quảng Bình, Cần Thơ, Vũng Tàu, Bình Định và Bình Dương. Điểm chung của các cụm rạp CGV là đều được trang bị và đầu tư hệ thống âm thanh vòm, giúp khán giả được thưởng thức những thước phim sống động và theo tiêu chuẩn quốc tế. Còn các phim chiếu đều thuộc hàng “bom tấn”, mới phát hành trên thế giới. Không chỉ vậy, thái độ phục vụ của nhân viên tại các rạp chiếu phim tư nhân cũng hơn hẳn các rạp chiếu phim Nhà nước.
Trong hệ thống rạp do Nhà nước quản lý, có lẽ Trung tâm Chiếu phim quốc gia Hà Nội là đơn vị hiếm hoi vẫn đủ sức cạnh tranh mọi mặt với rạp chiếu phim tư nhân. Theo ông Nguyễn Danh Dương - Giám đốc Trung tâm Chiếu phim quốc gia Hà Nội, 10 năm trước, trung tâm cũng rơi vào cảnh xập xệ như nhiều rạp tỉnh hiện nay, tuy nhiên trung tâm đã chủ động xã hội hóa, liên kết kinh doanh, nâng cao chất lượng, mở rộng các loại hình dịch vụ. Giờ đây, mỗi năm trung tâm đón hơn 2 triệu lượt khán giả, chiếm 7% thị phần khán giả cả nước, doanh thu đạt 150 tỉ đồng - gấp gần 10 lần so với năm 2008. Bên cạnh đó, trung tâm chú trọng sử dụng các nhân lực trẻ năng động để làm mới dịch vụ chiếu phim cho rạp.
Bài toán gỡ khó cho phát hành phim trong nước
Thống kê của Cục Điện ảnh cho thấy, đến cuối năm 2015, cả nước có 138 rạp và cụm rạp với 510 phòng chiếu, trong đó 457 phòng được trang bị hệ thống máy chiếu kỹ thuật số. Các doanh nghiệp Hàn Quốc như CGV, Lotte chiếm hơn 60% cụm rạp cả nước; số còn lại thuộc về hệ thống rạp của Nhà nước và các doanh nghiệp trong nước như BHD, Galaxy, Platinum. Theo bà Ngô Phương Lan - Cục trưởng Cục Điện ảnh, mấy năm qua, hoạt động phát hành, phổ biến phim ở nước ta có bước phát triển mạnh mẽ. Doanh thu chiếu bóng hằng năm tăng khoảng 20-30%. Doanh số bán vé của nhiều phim đạt mức cả trăm tỉ đồng, trong đó không ít phim Việt Nam “cháy” vé thường xuyên. Tuy nhiên, phát hành phim chỉ khởi sắc tại các thành phố lớn và chủ yếu do các công ty liên doanh, nước ngoài. “Khó khăn lớn nhất của công tác phát hành phim ở các tỉnh, thành là tình trạng rạp xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu, không phù hợp... Có tình trạng báo động rằng, rạp ở một số địa phương đã bị thu hồi hoặc có nguy cơ bị thu hồi để sử dụng vào mục đích khác” – bà Ngô Phương Lan nhìn nhận.
Việc ra đời hệ thống các rạp chiếu phim tư nhân đã góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giải trí cho người dân, đồng thời cũng tạo áp lực cạnh tranh lớn buộc các nhà đầu tư, làm phim trong nước phải vươn đến chất lượng phục vụ khán giả tốt hơn. Tuy nhiên, không ít người lo rằng, phim Việt rồi sẽ ra sao khi các sản phẩm ngoại nhập ngày một lấn át điện ảnh nước nhà. Phía sau thực trạng khó khăn của các rạp do Nhà nước quản lý thì việc thúc đẩy hoạt động phát hành, sản xuất phim nội địa phát triển mới là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm, vào cuộc từ nhiều phía của ngành điện ảnh. Bà Ngô Phương Lan cũng cho rằng, để hệ thống phát hành phim tại các tỉnh, thành phố phát triển, Cục Điện ảnh và Bộ VHTTDL sẽ chủ động hỗ trợ các đơn vị về chính sách, quy hoạch…, còn các trung tâm cũng cần tăng tính chủ động, mở rộng hợp tác liên kết để đáp ứng nhu cầu khán giả, chứ không nên thụ động “ngồi chờ”.
Để khắc phục những bất cập trong việc phát hành phim và chiếu bóng trên toàn quốc, Bộ VHTTDL đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh/thành phố: Quan tâm xây mới rạp chiếu phim; cải tạo, nâng cấp các rạp chiếu phim đã xuống cấp; phấn đấu từ nay đến năm 2020 mỗi tỉnh/thành trực thuộc Trung ương có từ 1 - 2 cụm rạp chiếu phim với trang bị kỹ thuật phù hợp, đạt tiêu chuẩn; quan tâm chỉ đạo, có chính sách thu hút đầu tư các nguồn lực xã hội hóa, chủ động bố trí ngân sách để đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới các rạp chiếu phim, trang bị cơ sở vật chất. |
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01