Cuộc chơi trên thị trường bán lẻ: Nhà cung ứng nội đối mặt vô vàn khó khăn
Bán lẻ Việt Nam: Ấn tượng từ làn sóng "thời trang nhanh" | |
Thị trường bán lẻ điện máy: Vẫn giữ đà tăng trưởng | |
Thị trường Việt Nam: Đối phó với sự tấn công của “gã khổng lồ bán lẻ” |
Ảnh minh hoạ. |
Đánh giá về thị trường bán lẻ, ông Phạm Thái Bình, Trưởng Bộ phận Bán lẻ, Savills TPHCM cho hay, thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa chính thức vào năm 2015. Tuy nhiên, trước thời điểm đó chúng ta đã có sự hiện diện của Siêu Thị Cora - tiền thân của BigC ngày nay và Siêu thi Metro nay đổi thành Mega Market.
Cuộc chơi trên thị trường bán lẻ
Theo ông Bình, thực tế, cuộc chơi bán lẻ đã chính thức khởi động từ năm 2014, khi thị trường Việt Nam chào đón những thương hiệu lớn như Aeon, Central Group, Tập đoàn TCC (Thái Lan), hay Auchan. Thời gian qua cũng chứng kiến nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực mà trong đó nổi cộm là các thương vụ mua lại Metro, BigC, Nguyễn Kim.
"Nhiều chuyên gia đã nhận định, đây là bước đi khôn ngoan của các thương hiệu lớn. Đây cũng là bài học của rất nhiều nhà bán lẻ đi trước nên việc mua lại xem như vừa nhanh chóng, dễ dàng và an toàn", ông Bình nói.
Theo ông này, nhanh ở đây là nhanh chiếm thị phần, dễ dàng ở việc thâm nhập vào thị trường và an toàn là nhìn ra ngay được tình hình thực tế trước khi đi đến quyết định.
"Nghe thì có vẻ đơn giản, thế nhưng, mỗi thương vụ M&A đều phải tốn trung bình từ 3-5 năm mới đi đến kí kết hợp đồng", ông Bình nói.
Cũng theo ông Bình, bên cạnh những tên tuổi đã đề cập bên trên, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng trông đợi những động thái từ các “ông lớn” như Walmart, Tesco hay Carefour. Dù đã phát triển mạnh, nhưng dường như trải nghiệm của các thương hiệu này tại thị trường Châu Á không mấy suôn sẻ, bởi đặc thù văn hóa đa dạng, cộng với tác động khủng hoảng ngay trên sân nhà, nên khả năng phải cần thêm thời gian để củng cố.
"Như vậy, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang ở đâu và làm gì trước nguy cơ sân nhà không còn là ưu thế? Có lẽ, mỗi nhà bán lẻ cần tự tìm cho mình một hướng đi an toàn, như việc tránh đối đầu và hướng tới các thị trường mà các đối thủ ngoại chưa có kế hoạch thâm nhập, như các tỉnh và vùng xa, để tận dụng tối đa lợi thế nắm vững văn hóa tập quán, vùng miền. Bên cạnh đó, phần lớn nhiều nhà bán lẻ Việt Nam chỉ đang ở quy mô trung bình và nhỏ nên việc “chọn sân để chơi” cũng là điều nên cân nhắc", ông Bình nhận định.
Nhà cung ứng đối mặt vô vàn khó khăn
Theo vị chuyên gia, bên cạnh đó, các nhà cung cấp hay sản xuất cho thị trường bán lẻ cũng đang phải đối mặt vô vàn khó khăn, khi các doanh nghiệp bán lẻ ngoại luôn đi song hành cùng các nhà cung cấp ngoại với tỉ lệ 1/3, tương đương với nhà cung cấp nội cũng như các nước trong khu vực.
"Nghe thì rất hợp lý và công bằng nhưng đằng sau đó luôn là một câu chuyện không hồi kết", ông Bình nhận định.
Ông dẫn ví dụ điển hình là việc các siêu thị ngoại cạnh tranh nhau bằng loại hình Own brand (nhãn hàng riêng của Siêu thị) với tiêu chí rẻ, chất lượng, mẫu mã đẹp và luôn được ưu tiên điểm trưng bày tốt. Điều này vô hình dung đang tạo nên làn sóng cạnh tranh trực tiếp, phần nào ảnh hưởng đến các nhà cung cấp nội. Khi không còn đủ sức cạnh tranh, các doanh nghiệp nội phải chuyển thành đơn vị gia công cho chính các doanh nghiệp ngoại bán lẻ này.
Chuyên gia từ Savills cho biết, trên thực tế, tình trạng “làm chủ chuyển sang làm thuê” đã không còn xa lạ và ngày một nhân lên khi các nhà sản xuất muốn tồn tại. Song song đó, để cạnh tranh trực tiếp với các nhà cung cấp ngoại, thực sự chúng ta vẫn còn nhiều việc phải bàn đến như chất lượng sản phẩm, mẫu mã, xuất xứ…
"Lúc này, giá cả đã không còn là yếu tố quan trọng và để tồn tại, các doanh nghiệp nội sẽ không chọn cách đối đầu với các nhà cung cấp ngoại mà chọn đối thủ ngang tầm hơn, dẫn đến tình trạng “quân ta đánh quân mình” để tìm cơ hội. Và chuyện các nhà bán lẻ nội “ngồi lại bên nhau”, liên kết hợp sức lại trở nên khá thiếu thực tế, xa vời trong giai đoạn có thể gọi là sống còn này", ông nói.
Tuy nhiên, ông Bình vẫn cho rằng, vẫn có một điểm sáng trong cuộc cạnh tranh, đó là lợi thế hay những ưu đãi về hàng hóa, dịch vụ dành cho người tiêu dùng trở nên phong phú và đích thực hơn bao giờ hết. Theo số liệu bộ phận bán lẻ Savills nghiên cứu, thời gian tới sẽ là cuộc chạy đua hứa hẹn nhiều bất ngờ của Emart, BigC, Coopmart, Satra… trên con đường chinh phục thị trường Việt nhiều thách thức nhưng cũng lắm tiềm năng.
Chung nhận định này, tại một hội thảo diễn ra cuối tuần qua, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên hiệp Hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam cho rằng, việc thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu trình độ quản lý, thậm chí là thiếu sự liên kết, đặc biệt là các cơ chế chính sách cho tổ chức doanh nghiệp tham gia chuỗi đôi khi vẫn còn chung chung, chưa đi vào thực tiễn… tất cả những yếu tố này là rào cản lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, để tham gia vào chuỗi cung ứng đòi hỏi sản phẩm của các doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí về tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã, áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như phải đảm bảo yêu cầu về An toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy vậy, đầu mối để liên doanh, liên kết nhằm tạo ra nguồn sản phẩm số lượng lớn để đáp ứng và đưa vào các chuỗi của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, vẫn chưa có doanh nghiệp đủ lớn, đủ mạnh đứng ra làm đầu tầu dẫn dắt các sản phẩm đặc biệt trong lĩnh vực nông sản, thủ công mỹ nghệ…
Theo Phương Dung/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28