Công đoàn phải đổi mới để hội nhập
Nâng cao trình độ, kiến thức pháp luật cho người lao động thời hội nhập | |
Sẽ bổ sung các quy định về lao động còn thiếu so với hiệp định TPP |
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn (CĐ) được cho là nhiệm vụ cấp bách để TCCĐ thực sự vững mạnh, xứng đáng là địa chỉ tin cậy của đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ).
Nhưng đổi mới như thế nào, bồi dưỡng theo hướng nào là những vấn đề được LĐLĐ TP.Hà Nội đưa ra bàn luận tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ Thủ đô trong tình hình mới”.
Thay đổi tư duy và hành động
Phân tích những thách thức của TCCĐ Việt Nam khi bước vào hội nhập, ông Đặng Quang Điều - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Trưởng Ban Kinh tế Chính sách và Thi đua khen thưởng Tổng LĐLĐVN khẳng định: Bước vào hội nhập, thách thức đặt ra là quan hệ lao động có thể căng thẳng hơn, tranh chấp lao động, phản ứng tập thể đình công có thể gia tăng do tiền lương, thu nhập có thể bị cắt xén, định mức lao động, cường độ lao động cao, thời gian làm việc kéo dài...
Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐ VN (giữa, ảnh) cùng lãnh đạo LĐLĐ TP.Hà Nội và CĐ KCN-CX thăm công nhân KCN-CX tại khu nhà trọ Kim Chung (huyện Đông Anh - Hà Nội) |
Do vậy, NLĐ sẽ có nhu cầu được TCCĐ quan tâm đến đời sống, việc làm, đại diện bảo vệ quyền lợi. Trong khi đó, chất lượng đội ngũ cán bộ CĐ hiện nay chưa đáp ứng được ưu cầu, nhiều cán bộ không chỉ yếu về nghiệp vụ, kém về ngoại ngữ, tin học mà khả năng thương lượng, đàm phán cũng rất hạn chế.
Vì vậy, trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ phải đồng bộ hóa tất cả khâu từ nâng cao cả về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức vận động, thuyết phục quần chúng lẫn năng lực đàm phán thương lượng, năng lực tổ chức điều hành công việc.
Cũng theo TS Đặng Quang Điều, phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở (CĐCS) vững mạnh có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của TCCĐ. Bởi vậy, CĐ cần có chiến lược cụ thể về phát triển đoàn viên và xây dựng CĐCS vững mạnh, trong đó cần đào tạo, bố trí những cán bộ CĐ giỏi, có kinh nghiệm, giàu nhiệt tình đảm nhiệm công tác phát triển đoàn viên. “Có như vậy mới xây dựng được TCCĐ ngày càng vững mạnh”- ông Điều nhấn mạnh..
Còn ông Nguyễn Quang Lâm - Chủ tịch CĐ Tổng Công ty Thương mại Hà Nội phân tích, CĐ Việt Nam muốn giành chiến thắng, muốn cạnh tranh được khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực thì trước hết phải thay đổi tư duy và giải pháp hành động để thích ứng.
Như vậy, mọi cách làm theo đường mòn, hành chính hóa sẽ không có chỗ để tồn tại. Để thay đổi được điều đó, một trong những tác nhân hỗ trợ sự thay đổi chính là cần đào tạo và đào tạo lại cán bộ CĐ.
Buộc phải đổi mới, buộc phải đào tạo để cán bộ CĐ đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới là đương nhiên. Tuy nhiên, đào tạo thế nào để vừa tích kiệm chi phí lại vừa hiệu quả không phải là vấn đề đơn giản.
Ông Lâm dẫn chứng thực tế tại TCty Thương mại Hà Nội, từ năm 2006 đến nay, TCty đã vận dụng hiệu quả hình thức đào tạo trực tuyến, vừa đảm bảo tính tập trung cao, vừa tiết kiệm được chi phí và quan trọng là kiểm soát được chất lượng đào tạo.
Đào tạo theo chức danh và vị trí việc làm
Ông Vũ Kim Sơn - Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ TP.Hà Nội - khẳng định: Mặc dù đã có nhiều đổi mới, song công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ các cấp của Hà Nội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và chắc chắn chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của CĐ trong tình hình mới.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ phải đồng bộ hóa tất cả khâu từ nâng cao cả về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức vận động, thuyết phục quần chúng lẫn năng lực đàm phán thương lượng, năng lực tổ chức điều hành công việc. |
Thời gian tới, khi Việt Nam đã chính thức tham gia cộng đồng Asean và tham gia ký kết rất nhiều hiệp định quốc tế đa phương và song phương, đặc biệt là Hiệp định TPP, đội ngũ CNVCLĐ và TCCĐ Thủ đô tiếp tục đứng trước những thời cơ, vận hội mới, đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức mới.
Một số thách thức chúng ta có thể nhìn thấy trước là những quy định về tiêu chuẩn về trình độ, năng lực làm việc, những đòi hỏi về kỹ năng lao động, về lao động và công đoàn... do đó đòi hỏi các cấp CĐ Hà Nội phải chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cũng như đổi mới chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ CĐ, nhất là cán bộ CĐCS.
Từ thực tế hoạt động CĐ tại cơ sở, ông Phan Thanh Dũng - Chủ tịch LĐLĐ huyện Đông Anh - cho rằng: Cần phân nhóm đối tượng cán bộ CĐ chuyên trách về trình độ để xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.
Trên cơ sở thống kê của các đơn vị, thông báo tới từng cán bộ CĐ chuyên trách đã được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo để cá nhân biết, chủ động đăng ký, tham gia khóa học theo yêu cầu chuẩn hóa các chức danh lãnh đạo, chuyên môn.
Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Trọng - Chủ tịch LĐLĐ quận Ba Đình đề nghị, cần xây dựng nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng theo chức danh và vị trí việc làm; biên soạn mới hệ thống chương trình theo tiêu chuẩn ngạch, theo hướng khắc phục sự trùng lặp về nội dung, đảm bảo gắn tiêu chuẩn ngạch với vị trí việc làm để đảm bảo tính thiết thực của chương trình.
Khẳng định thêm tầm quan trọng của khâu đào tạo này, ông Phạm Bá Vĩnh – Trưởng Ban Tổ chức (LĐLĐ TP.Hà Nội) đề xuất: “LĐLĐ TP.Hà Nội cần nâng cao chất lượng đánh giá, phân loại cán bộ CĐ chuyên trách hằng năm để có căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện quy hoạch cán bộ.
Cần phân nhóm đối tượng cán bộ CĐ theo từng cấp, từng loại hình, tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho cán bộ CĐ, theo sát hoạt động thực tiễn”.
Đồng tình quan điểm này, ông Đinh Quốc Toản - Chủ tịch CĐ các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội - đề xuất: Cần lựa chọn để mời những giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn để trực tiếp giảng dạy, hạn chế bớt lý luận dàn trải, cụ thể hóa những nội dung công việc thực tế, kỹ năng hoạt động, giúp cán bộ CĐ giải quyết các tình huống có thể phát sinh tại CĐCS.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50