Công bố dự kiến những điều chỉnh mới nhất trong kỳ thi THPT quốc gia 2019
Tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề giáo dục mà xã hội quan tâm | |
Kì thi THPT Quốc gia 2019: Sẽ giám sát chặt chẽ | |
Mọi thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia đều hướng tới thuận lợi cho thí sinh |
Camera ghi hình toàn bộ quy trình sử dụng và bảo quản đề/bài thi
Theo dự thảo quy chế, đề thi và bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt. Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thi phải đảm bảo chắc chắn, phải được khoá và niêm phong (nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của Trưởng điểm và Phó Trưởng điểm là người của trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) phối hợp). Chìa khóa do Trưởng điểm thi giữ; khi mở niêm phong phải có chứng kiến của Công an và những người ký nhãn niêm phong; đồng thời lập biên bản ghi rõ thời gian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong, biên bản phải có đủ họ và tên, chữ ký của Trưởng điểm thi và những người chứng kiến.
Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ. Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày, thời gian tối thiểu lưu dữ liệu của camera thực hiện theo văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế này; có ít nhất 1 công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và 1 cán bộ làm nhiệm vụ tại Điểm thi của trường ĐH, CĐ (Phó Trưởng điểm thi hoặc thư ký) thường trực đêm tại phòng trong thời gian đề thi, bài thi được lưu tại Điểm thi.
Kỳ thi THPT quốc gia 2018. (Ảnh: M.K) |
Sau khi bàn giao xong, túi đựng bài thi, phiếu thu bài của từng phòng thi được thư ký của Điểm thi cùng hai cán bộ coi thi niêm phong tại chỗ. Nhãn niêm phong (theo mẫu quy định trong văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế này) được dán vào chính giữa tất cả các mép dán của túi đựng bài thi, Phó trưởng Điểm thi của trường ĐH, CĐ phối hợp ký và ghi rõ họ tên trên nhãn niêm phong, hai cán bộ coi thi ký giáp lai giữa nhãn niêm phong và túi đựng bài thi rồi đóng dấu giáp lai nhãn niêm phong (sử dụng dấu của cơ sở giáo dục nơi đặt Điểm thi), dùng băng keo trong suốt dán vòng quanh dọc theo chiều dài mép dán của túi đựng bài thi, đè lên nhãn niêm phong. Thư ký của Điểm thi và hai cán bộ coi thi ghi rõ họ tên và ký vào biên bản bàn giao.
Phòng chứa bài thi, tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi phải an toàn, chắc chắn, phải được khoá và niêm phong, trên nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của người giữ chìa khóa và thanh tra; chìa khóa của tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi do một cán bộ Thư ký làm nhiệm vụ tại Ban chấm thi (trắc nghiệm, tự luận) giữ, chìa khóa cửa phòng chứa bài thi do Trưởng Ban chấm thi (trắc nghiệm, tự luận) giữ; khi đóng, mở phải có sự chứng kiến của công an và thanh tra. Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm, tự luận phải có các thiết bị phòng chống cháy, nổ; có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày, thời gian tối thiểu lưu dữ liệu của camera thực hiện theo văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế này; có công an bảo vệ, giám sát 24 giờ/ngày.
Các trường ĐH chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm
Về chấm bài thi trắc nghiệm, Bộ GD&ĐT dự kiến giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm (BTTN) tại các Hội đồng thi. Sở GD&ĐT địa phương chịu trách nhiệm chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, tài chính; hệ thống máy tính, máy quét ảnh và các thiết bị phụ trợ đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn hằng năm của Bộ GD&ĐT; phối hợp với lực lượng công an, bảo vệ đảm bảo an ninh, an toàn cho việc chấm thi trắc nghiệm.
Ngày 4/12/2018, Bộ GD&ĐT đã có Công văn số 5480/BGDĐT-QLCL về việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 về cơ bản giữ ổn định như năm 2018 với một số điểm điều chỉnh mới như sau: - Đề thi bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12; đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp THPT và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở cho tuyển sinh; - Tăng cường trách nhiệm của cán bộ các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng (gọi chung là trường ĐH, CĐ) trong tổ chức thi và bảo mật đề thi, bài thi; - Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì; đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ GD&ĐT và của các trường ĐH, CĐ đối với chấm bài thi tự luận; - Tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT và tăng tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trong tuyển sinh ĐH, CĐ. |
Trường ĐH được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ cử người để Giám đốc Sở GD&ĐT ra Quyết định thành lập Ban Chấm thi trắc nghiệm. Ban Chấm thi trắc nghiệm chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia.
Thành phần của Ban Chấm thi trắc nghiệm gồm: Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm, Phó Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm và các tổ chuyên môn của Ban Chấm thi trắc nghiệm.
Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm là lãnh đạo Trường ĐH đảm nhiệm. Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm điều hành công tác chấm thi trắc nghiệm và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia về thời gian, quy trình và chất lượng chấm thi; có quyền thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với những các thành viên thiếu trách nhiệm, vi phạm quy chế thi hoặc có nhiều sai sót khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có trách nhiệm kiểm tra, xác minh khi có bất thường xảy ra theo yêu cầu của Tổ Giám sát.
Phó Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm do lãnh đạo các phòng, ban thuộc trường ĐH đảm nhiệm; trong đó, Phó Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm thường trực do lãnh đạo Phòng có chức năng quản lý công tác Khảo thí và Đảm bảo chất lượng hoặc quản lý Đào tạo đảm nhiệm. Phó Trưởng ban có thể kiêm nhiệm làm trưởng không quá 1 tổ chuyên môn và thực hiện các công việc theo sự phân công của Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm.
Các tổ chuyên môn của Ban Chấm thi trắc nghiệm gồm: Tổ Thư ký; Tổ Chấm BTTN; Tổ Giám sát (gồm ít nhất 3 người: 1 Tổ trưởng và ít nhất 2 thành viên). Người có người thân dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không tham gia Ban Chấm thi trắc nghiệm tại địa phương có người thân dự thi...
Chấm bằng phần mềm chuyên dụng của Bộ GD&ĐT
Theo dự thảo, các thành viên của Ban Chấm thi trắc nghiệm, các thành viên Tổ Giám sát và người đang thi hành nhiệm vụ liên quan không được mang theo bút chì, tẩy và các vật dụng bị cấm khác theo quy định vào phòng chấm thi; không được sửa chữa, thêm bớt vào Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) của thí sinh với bất kỳ hình thức nào và bất kỳ lí do gì. Kỹ thuật viên thực hiện nhiệm vụ trực tiếp chấm BTTN phải nghiêm túc tuân thủ quy trình chấm BTTN. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện bất thường phải báo ngay với Tổ trưởng Tổ Chấm BTTN để cùng Tổ Giám sát lập biên bản, báo cáo Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm xử lý.
Các Phiếu TLTN (bài làm của thí sinh) đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ GD&ĐT cung cấp.
Ngay khi quét xong toàn bộ BTTN của Hội đồng thi, toàn bộ dữ liệu ảnh quét (đã được mã hóa) phải được sao lưu ra đĩa CD hoặc DVD thành 3 bộ đĩa giống nhau, đóng gói niêm phong và bàn giao 1 bộ đĩa cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu trữ , 1 bộ đĩa Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, khi sử dụng các bộ đĩa này phải báo cáo Ban Chỉ đạo thi quốc gia; 1 bộ đĩa gửi về Bộ GD&ĐT để quản lý và giám sát; đồng thời, gửi tệp dữ liệu ảnh quét dưới dạng mã hóa về Bộ GD&ĐT.
Sau khi hoàn thành khâu quét bài thi và gửi dữ liệu ảnh quét về Bộ GD&ĐT phải thực hiện quy trình xử lý kỹ thuật dữ liệu ảnh quét. Trong quá trình xử lý kỹ thuật, khi mở niêm phong đĩa CD chứa dữ liệu chấm BTTN của Bộ GD&ĐT phải có sự giám sát của công an và Tổ Giám sát, lập biên bản mở niêm phong rồi mới tiến hành các bước tiếp theo.
Sau khi hoàn thành khâu xử lý kỹ thuật dữ liệu ảnh quét, Tổ Chấm BTTN mới được tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi và từng môn thi thành phần của bài thi tổ hợp. Thống nhất sử dụng mã bài thi, môn thi trong các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trong quá trình xử lý, Ban Chấm thi trắc nghiệm phải thực hiện nghiêm túc việc cập nhật và báo cáo kịp thời với Bộ GD&ĐT.
Ngay sau khi hoàn thành việc chấm toàn bộ BTTN của Hội đồng thi, phải lưu các tệp dữ liệu xử lý và kết quả chấm thi trắc nghiệm chính thức (được xuất ra từ phần mềm, đảm bảo cấu trúc và yêu cầu theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT) vào 3 bộ đĩa CD hoặc DVD giống nhau, được niêm phong dưới sự giám sát của Tổ Giám sát, công an và lập biên bản; 1 đĩa gửi về Bộ GD&ĐT; 1 đĩa bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi để gộp chung (qua phần mềm chuyên dụng) vào cơ sở dữ liệu kết quả thi cùng với kết quả chấm thi các bài thi tự luận và lưu giữ; 1 đĩa Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, đồng thời, dùng để chuyển các tệp dữ liệu xử lý và kết quả chấm thi trắc nghiệm chính thức qua Hệ thống quản lý thi THPT quốc gia về Bộ GD&ĐT.
Bộ GD&ĐT thực hiện thanh tra trực tiếp tất cả các nhiệm vụ của Ban Chấm thi trắc nghiệm theo quy định của Quy chế này
Cộng 2 điểm nếu có giấy chứng nhận nghề loại giỏi
Theo dự thảo, điểm xét tốt nghiệp được tính theo công thức sau:
Ngoài ra học sinh giáo dục THPT, học viên GDTX trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên GDTX tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp do Sở GD&ĐT, các cơ sở GDĐT và dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp như sau: Loại giỏi đối với Giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với Bằng trung cấp: cộng 2,0 điểm; loại khá đối với Giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá đối với Bằng trung cấp: cộng 1,5 điểm; loại trung bình: cộng 1,0 điểm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58