Còn cuộc đời... vẫn quyết tâm
Gương sáng trong bảo vệ an ninh dân phố | |
Người cán bộ mặt trận làm công tác dân vận khéo |
Nghị lực chàng "hiệp sĩ" nhiễm "H"
Chia sẻ với phóng viên tại Hội thảo Sức khỏe tâm thần và sửu dụng ma túy trong thanh niên do Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) tổ chức tại Hà Nội vừa qua, anh Hiệp cho biết, bản thân anh đã nghiện hút từ năm 18 tuổi. Theo lời anh Hiệp, năm 1995, khi mới 18 tuổi, do tuổi trẻ ngông cuồng, thiếu hiểu biết, bị bạn bè rủ rê kích động, anh đã vướng vào con đường nghiện hút. Trong đó, 2 lần vào nhà đá cùng hàng chục lần cai nghiện rồi lại tái nghiện… Chính vì thế đã có lúc, mỗi ngày tôi phải chích tới 3 liều với chi phí rất cao khoảng 300 ngàn/ngày, trong khi gia cảnh khó khăn, không có công ăn việc làm ổn định. Đã có những lúc tôi thấy không lối thoát, tự kỳ thị mình, xa lánh bạn bè, người thân, chán đời, buông xuôi, thậm chí là không thiết sống nữa...
Tuy nhiên, trong khoảng 6 năm gần đây, anh Hiệp đã có nhiều điều thay đổi và trở thành một người có ích cho cuộc đời. Hiện tại, mọi người gọi anh với nhiều nhiều biệt danh khác nhau như:“Hiệp bác sĩ”, “Hiệp chuyên gia”, “Hiệp sĩ cứu sốc”…bởi anh đã trở thành một trong những thành viên nòng cốt của nhóm “Vòng tay bè bạn”, chuyên đi hỗ trợ những người nghiện và nhiễm HIV trên địa bàn.
Tranh minh họa. |
Kể về động lực để thay đổi cuộc đời, anh Hiệp cho hay, phải sau lần sống sót kỳ diệu khi trại giam trả về nhà chờ chết thì mới suy nghĩ về việc bỏ ma túy. Tuy vậy, cái giá của những năm tháng sai lầm đó đối với tôi không hề nhỏ, bản thân dính HIV sau một lần chung kim tiêm với bạn nghiện. Thế nên đã chán càng chán thêm.Tuy nhiên, nhìn về gia đình, bạn bè, những con người ngoài xã hội, bỗng trong tôi có khát vọng sống mãnh liệt. "Ai cũng là con người, kể cả những "thằng nghiện" cũng vậy thôi. Cuộc đời còn cho tôi cái may mắn thoát được ma túy thì việc tôi đi cứu những người đang cùng đường như mình ngày trước cũng không có gì là khó hiểu cả. Tôi muốn nhiều người có được cơ hội làm lại cuộc đời như tôi, dù ngắn ngủi cũng được, miễn sao được một lần làm người"- anh Hiệp tâm sự.
Theo lời anh Hiệp, năm 2008, tức khoảng sau 3 năm phát hiện mình có HIV, trên địa bàn có thành lập nhóm hỗ trợ dành cho người nghiện ma túy, có HIV, anh Hiệp đã được vận động tham gia vào nhóm và được tư vấn điều trị methadone, điều trị HIV bằng thuốc ARV (thuốc ức chế sự phát triển của virus HIV)… Sau đó, qua tuyên truyền, vận động của nhóm “Vòng tay bè bạn”, anh bắt đầu thay đổi, đoạn tuyệt được với ma túy và sống tích cực, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động chung của nhóm.Và theo lý giải của Hiệp: "Sẽ không ai hiểu được hoàn cảnh của người nghiện ma túy bằng chính những người đã từng đi vào con đường lầm lỗi đó" - anh Hiệp phân tích.
Sau những khóa tập huấn đào tạo kỹ năng chống sốc cho người nghiện, nhận cung cấp bơm kim tiêm, thuốc naloxone, sổ ghi chép…. anh Hiệp còn tự mình học hỏi, rồi lặn lội đến từng xóm nghiện ở gầm cầu, khu ổ chuột, bãi tha ma, những khu đường tàu nhếch nhác, chi chít ống kim tiêm để phát tài liệu truyền thông, cung cấp số điện thoại, địa chỉ hỗ trợ…“Sau đó, bất kể ngày hay đêm, cứ mỗi khi có điện thoại di động rung lên báo tin có người cần cứu sốc thuốc là tôi lại vội vã dắt xe ra khỏi nhà, lao đến bất kể là địa điểm ở ngay nội thành hoặc xa tít ngoài ngoại thành...“Bệnh nhân” của tôi là những con nghiện đang đứng giữa hai bờ sinh tử, những thân phận của tận cùng xã hội. Có khi họ đã co giật sùi bọt mép, có khi đã lịm đi tím tái, cũng có khi vừa mới nhập viện chờ xử lý…”, anh Hiệp kể lại.
Hạnh phúc vì thấy mình còn là người có ích
Không chỉ làm công việc cứu sốc mà hàng tuần, anh còn cùng anh chị em trong nhóm “Vòng tay bè bạn” đến những nơi được xem là tụ điểm của các con nghiện để trò chuyện, động viên, tuyên truyền các con nghiện từ bỏ ma túy làm lại cuộc đời. Với những con nghiện có tinh thần hướng thiện, anh sẽ cùng với các đồng nghiệp tư vấn, hướng dẫn họ tiếp cận những cơ sở cai nghiện bằng methadone trong thành phố, chuyển gửi xét nghiệm HIV, viêm gan B…
Kể về những kỷ niệm khi đi cứu sốc cho người nghiện ma túy, anh Hiệp nói, nhiều khi cả nhóm phải đối mặt với những tình huống rất trớ trêu, phiền toái. Có lần, người vừa được mình cứu xong lại quay sang đổ mình là thằng trộm cắp điện thoại, tiền của họ. Hài hước nhất là lần, khi vừa đến để cứu sốc cho một trường hợp dưới gầm cầu, một chiến sĩ công an đã đấm anh chảy cả máu mũi vì tưởng bạn cùng chơi ma túy.
Được biết, từ năm 2013 đến nay, bản thân anh Hiệp đã cứu sốc bằng thuốc cho hơn 500 người, ép tim, hà hơi, thổi ngạt cứu được hơn 1.000 người… Ngoài ra, trong số những người được anh cứu sống, còn có 2 trường hợp người nghiện có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, không nhà cửa, không công ăn việc làm, sống ở gầm cầu, nhiễm HIV… anh cùng nhóm đã tư vấn, giới thiệu các địa chỉ hỗ trợ, giúp tìm việc làm và hiện họ đã có thu nhập, được điều trị và đã có thể thuê được nhà để ở.
Ngoài ra, anh còn thường xuyên tham gia các buổi truyền thông, chia sẻ những trải nghiệm "xương máu" cùng sự đổi thay của mình... Bằng sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ, đến nay, nhóm “Vòng tay bè bạn” cũng đã tiếp cận và cứu sốc cho hơn 450 ca trên địa bàn TP Hải Phòng. Ngoài ra, nhóm cũng tiếp cận, chuyển gửi điều trị Methadol được 53 trường hợp, 24 trường hợp điều trị ARV. Đặc biệt hơn, 27 trường hợp cũng được nhóm hỗ trợ để làm lại giấy tờ tùy thân.
Dù nơi "làm việc" của những "Hiệp sĩ cứu sốc" chỉ là những gầm cầu, bãi tha ma hay xóm nước đen và những người họ cứu chỉ là thân phận tận cùng của xã hội. Thế nhưng, có lẽ điều cao quý nhất của họ đã làm được cho đến tận thời điểm này đó chính là sự thay đổi nhận thức của xã hội đối với những người từng lầm lỡ, lạc chân đi vào "cái chết trắng".
Anh Hiệp cho biết, ngoài may mắn của bản thân là được tiếp cận với nhóm “Vòng tay bè bạn” để nhận sự hỗ trợ thì còn là sự ủng hộ từ gia đình. Trong năm 2015, anh cũng đã gặp được “1 nửa” của mình.Vợ anh rất hiểu hoàn cảnh và thương anh.3 năm qua, gia đình nhỏ đã luôn trở thành điểm tựa, tạo mọi điều kiện cho anh có thời gian và tâm huyết tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Từ câu chuyện của cuộc đời, anh đã và đang trở thành người truyền cảm hứng cho những người cùng cảnh ngộ… Anh bảo: “Mình đã có được cảm giác của sự hạnh phúc, thấy mình còn là người có ích”. Sau cùng, điều anh mong mỏi lớn nhất là làm sao ngày càng có ít bạn trẻ nghiện và anh muốn mình giữ được sức khoẻ để trong thời gian tới, có thể tính đến chuyện sinh con. |
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01