Chuyện về người thương binh “cho” những bước đi...

(LĐTĐ)  “Cho đi không phải để nhận lại”, đó là phương châm sống và làm việc của bác sĩ, thương binh Lê Thành Đô - người đã 15 năm nay vẫn miệt mài làm chân tay giả cho trẻ em khuyết tật và người tàn tật có hoàn cảnh khó khăn.
chuyen ve nguoi thuong binh cho nhung buoc di Tiếp tục thắp sáng niềm tin
chuyen ve nguoi thuong binh cho nhung buoc di Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh liệt sỹ
chuyen ve nguoi thuong binh cho nhung buoc di Khám chữa bệnh miễn phí cho 280 đối tượng chính sách

Người thương binh giàu nghị lực

Trò chuyện với chúng tôi trong căn nhà nhỏ vừa để ở, vừa làm xưởng sản xuất chân tay giả, bác sĩ Lê Thành Đô ở Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết: “Là một thương binh, hơn ai hết tôi hiểu cái sự khó khăn và mặc cảm của những người khuyết tật. May mắn nhận được sự giúp đỡ, động viên của người thân, bạn bè, tôi được học tập, được lập gia đình và có cuộc sống ổn định. Vì vậy, thâm tâm tôi luôn muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh giống mình để họ có để hòa nhập vào cuộc sống.”

Kể về cuộc đời của mình, bác sĩ Đô chia sẻ, khi đang là học sinh lớp 10, ông viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Ông vào Sư đoàn 304 và trực tiếp làm nhiệm vụ rà phá bom mìn. Trong khi đang cùng đồng đội làm nhiệm vụ ở cầu Hàm Rồng, không may ông bị thương ở mặt và phần cánh tay. Do sức khoẻ giảm sút, không tiếp tục công việc hiện tại, đơn vị phải điều chuyển ông về tuyến sau.

chuyen ve nguoi thuong binh cho nhung buoc di
BS Lê Thành Đô đang đo kích thước để làm chân giả cho khách hàng

Là thương binh chống Mỹ hạng 2/4, ra quân năm 1969, về trại an dưỡng ít lâu, ông quyết tâm theo học Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Đô về nhận công tác tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Sau10 năm gắn bó tại đây với cương vị Trưởng phòng Y tế, ông được cử về Hà Nội tham gia thực hiện Dự án sản xuất chân giả cho thương binh, người tàn tật (do Hoa Kỳ tài trợ cho Viện Chỉnh hình, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); rồi làm giảng viên y khoa của Dự án đào tạo kỹ thuật viện chỉnh hình (do Đức tài trợ cho Trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội).

Sau khi nghỉ hưu, ông muốn đem những kiến thức, kinh nghiệm của mình để giúp đỡ những người khuyết tật. Mặc dù thời điểm ấy, kinh tế gia đình vẫn còn khó khăn, song được sự động viên, hỗ trợ về phương tiện máy móc, vật tư của các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia nước ngoài quen biết trong quá trình thực hiện dự án, sau quá trình 40 năm trau dồi, rèn luyện, học tập và công tác, bác sĩ Lê Thành Đô dồn hết tâm huyết của mình để thành lập “Trung tâm Tư vấn trợ giúp dụng cụ chỉnh hình cho người khuyết tật” vào năm 2004.

Tâm huyết với người nghèo khuyết tật

Mười lăm năm nay, dù được nghỉ hưu, song bác sĩ Lê Thành Đô lại tất bật hơn với việc từ thiện. Vừa đi vận động các tổ chức nhân đạo, các đại sứ quán, mạnh thường quân ủng hộ chi phí làm dụng cụ chỉnh hình cho người khuyết tật do ảnh hưởng chất độc da cam, do tai nạn, bệnh tật, ông lại cùng 5 cộng tác viên khác tiến hành bó bột, lấy cốt và làm nẹp chỉnh hình, làm chân tay giả, áo chỉnh hình các loại.

Trải qua mấy chục năm kinh nghiệm làm dụng cụ chỉnh hình, nhưng người thương binh già ấy chưa khi nào thấy bằng lòng với những gì mình đã làm được. Bác sỹ Lê Thành Đô luôn tìm hiểu thêm về kỹ thuật làm chân giả tiên tiến nhất, hiệu quả nhất để áp dụng vào xưởng sản xuất của mình, mong sản xuất được những đôi tay, chân tốt nhất, với chi phí thấp nhất cho người nghèo không may bị khuyết tật.

Những khi có được sự giúp đỡ của mọi người về mặt tài chính, ông càng trăn trở về việc sử dụng chúng sao cho hiệu quả. Ngoài công việc ấy, ông còn làm tốt vai trò một cán bộ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, chuyên chăm sóc sức khỏe, vận động xóa nhà dột nát cho người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, tàn tật nặng theo chính sách của Nhà nước. Các cháu nhỏ ở Trung tâm Phục hồi chức năng cho trẻ bại liệt, bại não là những bệnh nhân thường xuyên được bác sĩ Đô thăm khám miễn phí, tham gia phẫu thuật để khắc phục biến dạng. Sau đó, ông mới làm dụng cụ chỉnh hình phù hợp với đặc thù khuyết tật của từng cháu.

Để lắp được một chiếc chân giả, phải trải qua khá nhiều công đoạn như thử chân, đổ bột, mài giũa sao cho phù hợp với từng người, cố gắng sao cho mỗi chiếc chân giả mình làm ra phải thuận tiện nhất, dễ chịu nhất đối với những người phải thường xuyên mang nó như một phần cơ thể của mình. Một mặt cũng phải đảm bảo được tính thẩm mỹ để người dùng nó có thêm tự tin trong quá trình sử dụng.

Thế nhưng, với ông khó khăn nhất vẫn là động viên, tư vấn cho bệnh nhân cách tập, vận động để phục hồi khả năng đi lại, sinh hoạt. Mỗi khi bệnh nhân cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, bác sỹ Lê Thành Đô lại kịp thời hỏi han, động viên để họ không nản lòng. Mỗi khi xem những clip bệnh nhân gửi cho ông để khoe về lần đầu tiên bỏ nạng, lần đầu tiên đứng thẳng bước đi, ông lại thấy có thêm động lực, thấy mình cần phải cố gắng hơn nữa để tiếp tục công việc thiện nguyện bấy lâu nay.

Cách đây không lâu, ông vừa lắp chân giả miễn phí cho chị Tô Hồng Thúy (40 tuổi, quê ở huyện Hoài Đức, Hà Nội). Sau một trận sốt vào năm 3 tuổi, chị Thúy đã bị liệt 2 chân, 37 năm qua chị không đứng lên đi lại được, muốn di chuyển, chị phải lê người bằng 2 tay. Vì thế mà xương của chị đã yếu, các cơ lại bị cứng nên bác sĩ Lê Thành Đô đã phải động viên rất nhiều, chị mới đủ quyết tâm lắp chân giả vào cuối năm ngoái.

Chị vẫn nhớ rất rõ cái lần đầu tiên có thể đứng lên và bước đi, cảm tưởng như mình được sinh ra một lần nữa. Trên con đường quen thuộc hàng ngày chị vẫn qua là một khung cảnh khác lạ, tất cả mọi thứ đều đẹp, đều tươi mới. Khung cảnh ấy đã khác hoàn toàn, không còn giống như những ngày chị phải lết đi bằng tay.

Đến nay, chị Thúy đã có thể đứng đi lại bằng nạng, đạp may máy khâu bằng chân giả. Chị gửi từng hình ảnh luyện tập, sinh hoạt, hình ảnh ngồi máy may… cho bác sĩ Đô. Mỗi lần bị đau, khó di chuyển, chị lại gọi điện nhờ ông tư vấn, được bác Đô khích lệ, chị càng nỗ lực luyện tập với hy vọng sẽ bỏ hẳn được nạng.

Cũng như chị Thúy, anh Nguyên (32 tuổi, quê Bắc Giang) trở thành người khuyết tật sau một vụ tai nạn tàu hỏa. Mất đi đôi chân lành lặn với anh là cú sốc rất lớn, tưởng chừng như cuộc sống đi vào ngõ cụt, với bao ước mơ, hoài bão có lẽ không thể thành hiện thực. Nhờ bạn bè anh giới thiệu đến với xưởng sản xuất dụng cụ chỉnh hình của bác sĩ Lê Thành Đô, anh được khám, tư vấn, lắp chân giả miễn phí. Không những thế, anh còn được ông động viên, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Chính vị bác sĩ già thương binh đó đã giúp anh lấy lại được sự ổn định tâm lý, có niềm tin hơn vào cuộc sống, vào bản thân mình.

Chị Thúy, anh Nguyên chỉ là 2 trong số gần 700 trường hợp được bác sĩ Lê Thành Đô giúp đỡ tận tình trong những năm qua. Tất cả những trường hợp tìm đến và được ông giúp đỡ hầu hết là trẻ em khuyết tật và những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn ở khắp mọi miền đất nước.

Trải qua mấy chục năm kinh nghiệm làm dụng cụ chỉnh hình, nhưng người thương binh già ấy chưa khi nào thấy bằng lòng với những gì mình đã làm được. Bác sỹ Lê Thành Đô luôn tìm hiểu thêm về kỹ thuật làm chân giả tiên tiến nhất, hiệu quả nhất để áp dụng vào xưởng sản xuất của mình, mong sản xuất được những đôi tay, chân tốt nhất, với chi phí thấp nhất cho người nghèo không may bị khuyết tật.

Ông chia sẻ: “Ngày càng có nhiều trung tâm phục hồi chức năng cho người khuyết tật nhưng vì họ chuyên làm dịch vụ nên giá thành cao tới 20-30 triệu đồng, trong khi tay, chân giả giá rẻ họ sẽ không làm vì lãi ít. Nhưng tôi thì quan niệm dù lãi có thể ít, thậm chí không có lãi nhưng phải cố gắng làm thật rẻ để những người khuyết tật nghèo vẫn có thể lắp tay, chân giả”.

Hiểu được tầm quan trọng trong việc can thiệp phục hồi chức năng sớm đối với trẻ khuyết tật, trong năm 2019, bác sĩ Lê Thành Đô vẫn tiếp tục kêu gọi các cá nhân, tổ chức hỗ trợ lắp tay, chân giả miễn phí cho trẻ em, “Nếu được lắp chân giả sớm, trẻ sẽ không bị lệch khung xương, co rút các cơ, mà sẽ có thể đi lại tốt, cân đối trên đôi chân giả. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ còn phát triển nhanh, trung bình 6 tháng phải đến để điều chỉnh chân giả. Tôi đang vận động để tài trợ cho các em vì nếu can thiệp càng sớm các em càng dễ dàng, tự tin hơn trong học tập và sinh hoạt hàng ngày”, bác sĩ Đô cho biết thêm.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.

Tin khác

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Xem thêm
Phiên bản di động