​Chuyện về người suốt 28 năm canh mộ liệt sỹ

Suốt mấy chục năm nay, người dân ở xã Bảo Đài, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã quen với hình ảnh một ông cụ đầu đội chiếc mũ vải, sáng sớm rong chiếc xe đạp cũ ra nghĩa trang liệt sỹ của xã nhổ cỏ, tỉa cây, hương khói cho các phần mộ liệt sĩ. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn viết về công việc của ông, ông chỉ cười: “Không có gì to tát cả. Tôi may mắn hơn những người khác được làm công việc ý nghĩa này”.
Chuyện về cặp vợ chồng trường thọ nơi “thung lũng tiên”
Chuyện về các “bà đỡ” đêm giao thừa
Chuyện về những người buôn cái cũ

“Cụ thổ địa”

Ông Nguyễn Văn Ích sinh năm 1925, năm nay vừa tròn tuổi 90 những vẫn còn minh mẫn và khoẻ mạnh. Năm 1988, chính quyền xã mới xây dựng lại khu nghĩa trang và cần người trông coi hương khói. Suốt ngày luẩn quẩn với các ngôi mộ nên ai cũng ngại. Thế nhưng, ông Ích lại thấy công việc trông coi nghĩa trang là vinh dự liền nhận rồi gắn bó từ đó tới giờ.

Đều đặn mỗi ngày, 6h sáng ông lại cọc cạch trên chiếc xe đạp ra nghĩa trang thay nước, thắp hương, nhổ cỏ, trồng cây, quét dọn... Cứ như thế suốt 28 năm, ông quen thuộc với từng phần mộ, từng ô gạch, mỗi gốc cây trong nghĩa trang. Ông Ích bảo: “Phải làm cẩn thận, chu đáo, giữ nghĩa trang luôn sạch sẽ để thân nhân các liệt sỹ an tâm. Có những liệt sỹ quê ở xa như Nam Định, Nghệ An hy sinh trên cánh đồng làng Chãng được chôn cất tại đây, chăm sóc phần mộ chu đáo cũng là một cách để linh hồn họ bớt cô quạnh”.

​Chuyện về  người suốt 28 năm canh mộ liệt sỹ
Đã 90 tuổi nhưng hằng ngày ông Ích vẫn đạp xe ra nghĩa trang đều đặn.

Ông Ích bắt đầu làm quản trang từ ngày ngọn đồi đầu làng Chãng còn trống huơ trống hoác. Để các linh hồn liệt sỹ yên nghỉ trong thanh bình và làm đẹp cảnh quan làng xóm, ông đã trồng rất nhiều cây cối. Chỉ vào một cây xà cừ lớn ở cổng nghĩa trang, ông cười: “Cây xà cừ này tuổi đời cũng được 28 năm rồi đấy, bằng tuổi cái nghĩa trang này”. Những hàng cây ông trồng bây giờ đều xanh tốt, buổi trưa oi nóng, ngọn đồi của những liệt sỹ yên bình tới lạ.

28 năm làm quản trang, ông nhớ tên, nhớ thông tin từng ngôi mộ, nhớ hoàn cảnh của từng liệt sỹ. Ông không nhớ hết mình đã trồng được bao nhiêu cây, thắp bao nhiêu tuần hương, nhổ bao nhiêu cụm cỏ và kể bao nhiêu câu chuyện về các liệt sỹ.

Bóng ông in trên từng ngôi mộ biết bao tháng ngày từ những ngày ông còn khoẻ, nhanh nhẹn tới khi dáng đi của ông không còn thẳng, mắt cũng đã mờ. Ông gắn bó với nghĩa trang này tới mức người dân trong xã vẫn gọi ông là “thổ địa”. Ông cũng thuộc vào hàng những “thổ địa” canh nghĩa trang có thâm niên lâu năm nhất. Gọi là thổ địa cũng phải, vì ông Ích coi quả đồi này chẳng khác gì ngôi nhà của mình. Cách đây vài năm, thấy ông cứ đi đi về về sớm tối, UBND xã đã cất cho ông một căn nhà ngay cạnh nghĩa trang để tiện bề ông trông nom, chăm sóc. Ngôi nhà nhỏ đơn sơ với bộ bàn ghế, bộ ấm chén cho khách, một cái giường nhỏ cuối phòng và một cái võng là nơi đón tiếp mọi người khi tới thăm viếng nghĩa trang.

“Tôi ở nghĩa trang gần như là ở nhà vậy. Sáng ra dọn dẹp cỏ rác, chiều thăm vườn cây, tưới nước, thắp hương, tối có khi cũng ra đây ngủ. Bây giờ tuổi cao sức yếu, những hôm tôi không ra được thì con cái ra, kể cả thằng cháu lớp 10 ra đây ngủ rồi học bài ở đây luôn”, ông Ích tâm sự.

Còn sức khỏe, còn làm quản trang

Ngày này qua ngày khác, bóng dáng ông Ích luôn ẩn giữa những ngôi mộ. Ông kể: “Có những trưa hè oi nóng, tôi mang võng dù ra mắc vào mấy cây cạnh nghĩa trang nằm ngủ, nửa tỉnh nửa mơ tôi thấy nhiều bộ đội, nghe được cả những tiếng cười nói thì thầm như tiếng gió”.

Bởi thế, ông nghĩ làm quản trang cốt là phải giữ được chữ “TÂM”. Gần 30 năm canh mộ liệt sỹ, không ít lần thân nhân liệt sĩ từ xa về thăm, cảm kích tấm lòng tận tuỵ của ông mà biếu ông “mấy đồng uống nước” nhưng chưa bao giờ ông nhận. Với ông, được làm công việc này đã là một niềm vui.

​Chuyện về  người suốt 28 năm canh mộ liệt sỹ
Ông Ích thắp hương trên mộ liệt sỹ

Đã bước sang tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông Ích vẫn cần mẫn như ngày còn trai trẻ. Con cháu trong gia đình đều muốn ông nghỉ ngơi nhưng ông kiên quyết còn sức ngày nào thì vẫn còn gắn bó nghĩa trang và các mộ phần của các liệt sỹ.
Chị Nguyễn Thị Khiêm, con dâu thứ 14 của ông chia sẻ: “Vì lo sức khoẻ cho ông mà không ít lần gia đình khuyên ông nghỉ làm ở nghĩa trang nhưng ông không chịu. Dần dần con cháu cũng nhận ra, với ông chăm sóc nghĩa trang không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui tuổi già”.

Thấy ông ho lụ khụ, tôi băn khoăn hỏi có khi nào ông nghĩ tới việc… nghỉ hưu chưa? Ông chỉ cười hiền: “Khi nào ông còn sức, tay vẫn nhổ được cây cỏ, tay vẫn cầm được cái liềm thì vẫn còn làm”.

Chiến tranh đã lùi xa, hoà bình phải đổi bằng bao nhiêu xương máu. Những anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh có lẽ chỉ mong một ngày được trở về quê hương, bên cạnh những người thân. Điều ấy cứ trăn trở ông Ích mãi. Quả đồi trọc đầu làng Chãng xưa đã trở thành nới yên nghỉ của 126 linh hồn liệt sĩ, cảnh quan thanh mát, yên bình rợp bóng cây có đóng góp không nhỏ của ông Ích. Chia tay ông, những lời giảng giải cho thế hệ sau về “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” còn văng vẳng. Đi gần hết đời người, ông Ích vẫn lặng lẽ hằng ngày cần mẫn bên những nấm mồ đồng đội. Ở đây ông tìm được ý nghĩa cho cuộc sống của mình.

Lê Ngát

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

(LĐTĐ) Trở thành người khuyết tật ở lứa tuổi đẹp nhất, khi mắc căn bệnh xương thủy tinh, Hoàng Thị Dịu (sinh năm 1989, tỉnh Thái Bình) đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Cô gái 8X kiên cường còn giúp trẻ em xóm làng gieo mầm tri thức, lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại địa phương.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động