Chung tay vì sức khoẻ và môi trường
Nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường | |
Chất lượng không khí là vấn đề toàn cầu phải đối mặt |
Hà Nội sử dụng 55.000 bếp than tổ ong
Không khó để thấy bếp than tổ ong hiện diện trên hầu khắp các tuyến phố của Hà Nội. Dạo quanh những tuyến phố chính hay những ngõ nhỏ không thể đếm xuể có bao nhiêu lò than đỏ lửa được để trần trụi hoặc quây sơ sài bằng những tấm bìa trên khắp các vỉa hè, dưới gốc cây, chân cột điện, thậm chí ngay dưới lòng đường.
Người dân sử dụng bếp cải tiến. Ảnh: P.B |
Cô Thuỷ - chủ một quán phở trên phố Hào Nam, Đống Đa phân trần: “Ai cũng biết việc dùng than tổ ong là độc hại, ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người. Nhưng vì có nhiều lợi thế như rẻ, tiện sử dụng nên than tổ ong vẫn là lựa chọn đầu tiên của rất nhiều người, nhất là người sống bằng việc bán hàng quán như nhà tôi.
Riêng nồi nước phở tôi phải ninh xương đến 5-6 tiếng, nếu không sử dụng bếp than tổ ong thì quá tốn kém. Chưa kể cả ngày phải đun liên tục để bán hàng”. Với giá gas khoảng 300.000 – 350.000 đồng/bình và nhiều mặt hàng thiết yếu tăng giá như hiện nay, khiến những người buôn bán nhỏ lẻ, công nhân và người lao động có thu nhập thấp chỉ còn cách dùng bếp than tổ ong để giảm chí phí sinh hoạt.
“Hai vợ chồng đều là công nhân, lương ba cọc ba đồng phải tiết kiệm từng khoản một tiền đâu mà dùng bếp gas. Dùng bếp than cả ngày tốn 1 viên than mà dùng thoải mái từ nấu thức ăn, đun nước, ninh xương, hầm cháo cho con. Tính ra cả tháng chỉ tốn tầm trăm nghìn đồng tiết kiệm hơn hẳn so với dùng gas” – chị Hương, công nhân Công ty May Chiến Thắng cho biết.
Theo khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trên toàn địa bàn Thành phố hiện có khoảng 55.000 bếp than tổ ong đang được sử dụng. Một điều đáng chú ý là các quận nội thành đang sử dụng bếp than tổ ong nhiều hơn so với các huyện ngoại thành. Tỷ lệ số lượng bếp than tổ ong đang sử dụng tại các quận nội thành chiếm 63% (do tập trung nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, bán nước trên vỉa hè...), các huyện ngoại thành chỉ chiếm 37%.
Nơi tập trung số lượng bếp than tổ ong nhiều nhất trong nội thành là quận Ba Đình, Đống Đa và Long Biên, các huyện ngoại thành có huyện Gia Lâm và huyện Sóc Sơn. Một ngày, trung bình thành phố Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, đồng thời sẽ phát thải 1870 tấn khí CO2 tương đương vào bầu không khí.
Theo các nghiên cứu khoa học, than tổ ong dùng để đun nấu có thể gây ra những tác hại không nhỏ đến sức khỏe của người sử dụng và của cả cộng đồng. Tỷ lệ người mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư thanh quản, viêm đường hô hấp và phổi đang có xu hướng tăng lên trong cộng đồng dân cư sử dụng bếp than tổ ong, bếp truyền thống.
Ngoài ra khi bị nhiễm độc khí than quá lâu sẽ dẫn đến ung thư, mất phản xạ ở võ não, phụ nữ có thai dễ bị sảy thai, sinh non, thai biến dạng, dị tật là rất cao. Tuy nhiên nhận thức của người dân về tác hại của việc sử dụng bếp than tổ ong còn hạn chế và đôi khi vì lợi nhuận trước mắt mà xem nhẹ vấn đề sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Thay thế bếp tổ ong bằng bếp cải tiến
Trước thực trạng đó, nhằm cải thiện chất lượng không khí và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội triển khai chương trình thay thế bếp than tổ ong bằng các bếp cải tiến, thân thiện với môi trường.
Kế hoạch này được Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Ba Đình và Tổ chức Phát triển Hà Lan triển khai thực hiện, hướng đến mục tiêu giảm 70% trong năm 2018 và cuối năm 2019 thay thế cơ bản toàn bộ số lượng bếp than tổ ong trên địa bàn Thành phố.
Cụ thể, việc triển khai thí điểm này được thực hiện tại một số phường trên địa bàn quận Ba Đình và Hoàn Kiếm. Phó Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Tuấn Định cho biết, tại các khu vực được lựa chọn triển khai thí điểm mô hình, người dân sẽ được mượn các loại bếp cải tiến dùng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường dùng thử trong 1 tháng đầu. Sau đó người dân mua bếp và nhiên liệu sẽ được hưởng mức giá ưu đãi (mức giá thấp hơn giá thị trường từ 30-40%) trong thời gian diễn ra mô hình (từ tháng 2-4/2018).
Các loại bếp được dùng trong chiến dịch dùng thử là bếp Thế hệ xanh, bếp Tre xanh, các bếp này đã được Tổ chức Phát triển Hà Lan kiểm định chặt chẽ theo 3 tiêu chí: Khí thải, an toàn và hiệu quả nhiên liệu. Nhiên liệu sử dụng cho các bếp này có nguồn gốc từ thiên nhiên như mùn cưa, gỗ thải, trấu, lõi ngô… và không có phụ phẩm hóa học nên khi cháy không ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người.
Theo đánh giá của người dân đã sử dụng, bếp lửa to nên đun rất nhanh, an toàn, thân thiện với môi trường. Cô Vân, chung cư Imperia Garden, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân cho biết: “Tôi là người ăn thực dưỡng theo thuyết âm dương nên rất cần ngọn lửa. Dùng bếp gas thì không an toàn mà bếp lò, củi thì ô nhiễm môi trường.
Từ khi biết đến bếp cải tiến Tre xanh tôi rất mừng. Ưu điểm của bếp này dùng không khói, không mùi, không có muội than bám vào xoong nồi và chỉ mất 30 giây để nhóm lửa. Đặc biệt, chỉ tốn chi phí khoảng vài nghìn đồng tương đương với bếp lò nhưng đun nhanh ngang với bếp gas”.
Tuy nhiên, do nhận thức về tác hại của bếp than tổ ong của một số người dân còn chưa cao, việc thay đổi thói quen sử dụng từ bếp than tổ ong sang một loại bếp khác còn chưa được sự đồng thuận của một số hộ gia đình, chưa hiểu rõ quy trình và cách sử dụng bếp cải tiến.
Do đó việc thay thế bếp than tổ ong trên một số địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, chính quyền cùng người dân cần chung tay góp sức để mô hình này được nhân rộng, khuyến khích người dân có những trải nghiệm thực tế với các bếp cải tiến để tự nguyện chuyển đổi thói quen sử dụng bếp than tổ ong.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53