Chùa Đồng Quang – Công trình kiến trúc tâm linh ở Thủ đô
Ngôi chùa mang đậm phong cách nghệ thuật của thời Nguyễn cuối thế kỷ 19 | |
Độc đáo ngôi chùa lưu giữ 60 pho tượng Phật cổ | |
“Điểm nhấn” trong mục tiêu phát triển của Hà Nội |
Qua cổng tam quan, du khách đi vào một đoạn ngõ hẹp chừng năm chục bước sẽ đến chùa Đồng Quang. Cho đến năm 1975 nơi đây nhà cửa thưa thớt, từ chùa có thể nhìn rõ miếu Trung Liệt đối diện trên quả gò ở bên kia phố.
Chùa và miếu vốn là hai công trình kiến trúc tâm linh được xây vào giữa thế kỷ 19, nằm trong quần thể di tích trên chiến trường Đống Đa oai hùng. Sau khi mở con đường lớn từ Hà Nội đi Hà Đông rồi lấp hồ nước giữa hai công trình này thì cụm di tích mới bị chia cắt.
Chùa được xây muộn hơn, mặt quay về hướng tây-nam. Kiến trúc ban đầu vốn chỉ có một ngôi nhà thờ Phật được xây theo hình chữ “Đinh”, bao gồm tiền đường và thượng điện tọa lạc trên nền cao. Về sau mở rộng dần dần mới có thêm nhà thờ Tổ ở phía sau và vườn tháp mộ bên trái thượng điện. Nay cổng nghi môn đã bị nhà dân lấn chiếm và xây bít kín hoàn toàn sân trước, chỉ sót lại dấu tích mấy trụ biểu và bình phong; muốn ra vào chùa phải đi bằng cửa ngách nối thông ngõ với sân sau.
Cổng tam quan chùa Đồng Quang (Ảnh: N.C) |
Toàn bộ ngôi chùa Đồng Quang liên tục được đại tu và nâng cao cột, mái. Vườn tháp mộ cũng đã xây lại, chủ yếu dùng vật liệu đá xám. Cả ba sân trước, giữa và sau đều lát gạch nhưng diện tích bị thu hẹp hơn. Sân trước có nhiều cây xanh làm nổi bật pho tượng Quán thế âm Bồ tát bằng đá trắng. Nhà tiền đường rộng 5 gian, bờ nóc đắp hổ phù đội toà sen, thềm đá có rồng chầu hai bên.
Thượng điện gồm 3 gian chạy dọc, vì kèo chồng rường, giá chiêng, giật bệ cao dần để bài trí các tượng Phật. Nền chùa lát gạch vuông và được tôn lên khá cao so với mặt sân. Lại sửa sang toàn bộ hai nhà thờ song song ở phía bắc vườn tháp mộ, làm mới nếp nhà trước của tự đàn và tu bổ nhà Tổ, nhà Ni. Còn nếp nhà sau của tự đàn thì từ lâu đã chuyển thành nhà thờ Mẫu, nay có rất đông các tín nữ con nhang đệ tử.
Chùa Đồng Quang trước kia có 37 pho tượng Phật, sau này mới thêm 14 tượng ở nhà thờ Mẫu và 4 tượng ở gian thờ vua Quang Trung. Ngoài ra còn có 7 cửa võng sơn son thiếp vàng, 5 khám thờ, 14 bia đá và 2 quả chuông đồng.
Gần đây lại đặt thêm bộ tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ khá lớn tại nếp nhà trước của tự đàn và những pho tượng đá tại khoảng giữa các gian ở phía bắc vườn tháp mộ rồi bổ sung phần trang trí cho mọi ban thờ.
Không kể những pho tượng và đồ tế khí mới đưa về, phần lớn các cổ vật trong chùa đều có niên đại của thời Nguyễn. Nghệ thuật trang trí thể hiện ở các cốn rường, kẻ, câu đầu theo các đề tài hổ phù, rồng lá, mây lá, vân mây, riềm mái có hoa giấy, mai lão, trúc lão. Hai cốn nách vì giữa chạm nổi rồng ẩn trong mây, thuộc phong cách nghệ thuật điêu khắc gỗ của thế kỷ 20…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03