Chú trọng phát triển công nghiệp sạch
Tạo động lực để người lao động không ngừng phấn đấu | |
Cải thiện môi trường làm việc sẽ tăng năng suất lao động | |
Thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Ngọc Mỹ - Thạch Thán |
Thu hút đầu tư công nghệ cao, công nghệ sạch
Hà Nội là địa phương duy nhất đặt ra chính sách phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực. Với việc đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp, Thành phố Hà Nội đang thu hút đầu tư phát triển các nhóm sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn và sản phẩm xuất khẩu; tận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất lao động.
Xu hướng đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Hà Nội là đầu tư công nghệ cao, công nghệ sạch, phát triển bền vững (ảnh PV). |
Để công nghiệp Thủ đô phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh, Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến; nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Nhằm tháo gỡ khó khăn cũng như thúc đẩy phát triển các khu, cụm công nghiệp, Thành phố Hà Nội đã có chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, ví dụ áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất công nghệ cao như: Được thuê đất 70 năm, các ngân hàng hỗ trợ về vốn vay,…
Xu hướng đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Hà Nội là đầu tư công nghệ cao, công nghệ sạch, phát triển bền vững. Do đó, các doanh nghiệp sẽ tăng vốn đầu tư vào một đơn vị diện tích đất bằng việc tăng mật độ sử dụng đất, đầu tư thiết bị, công nghệ cao, đầu tư dây chuyền đồng bộ; sử dụng công nghệ thông tin trong điều hành sản xuất,… Qua đó, tăng hiệu quả sử dụng đất. Để thu hút nguồn vốn đầu tư, nhiều doanh nghiệp đã chủ động mở rộng thị trường, đầu tư đổi mới thiết bị, ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh.
Thành lập thêm nhiều cụm công nghiệp mới
Trong tháng 10/2019, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập mới nhiều cụm công nghiệp. Điển hình như, Cụm Công nghiệp Liên Hà 2, huyện Đông Anh. Cụm công nghiệp này có diện tích 20ha, tập trung thu hút doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ, mộc dân dụng, trạm khắc mỹ nghệ, sơn mài,... các ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác theo hướng công nghiệp sạch.
Xu hướng đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Hà Nội là đầu tư công nghệ cao, công nghệ sạch, phát triển bền vững. Do đó, các doanh nghiệp sẽ tăng vốn đầu tư vào một đơn vị diện tích đất bằng việc tăng mật độ sử dụng đất, đầu tư thiết bị, công nghệ cao, đầu tư dây chuyền đồng bộ; sử dụng công nghệ thông tin trong điều hành sản xuất,… Qua đó, tăng hiệu quả sử dụng đất. Để thu hút nguồn vốn đầu tư, nhiều doanh nghiệp đã chủ động mở rộng thị trường, đầu tư đổi mới thiết bị, ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh. |
Việc xây dựng Cụm công nghiệp Liên Hà 2 nhằm xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường theo quy định; ưu tiên phát triển mô hình cụm công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời, phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong xã Liên Hà và khu vực lân cận nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ trong khu dân cư, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương.
Tổng mức vốn đầu tư Cụm công nghiệp Liên Hà 2 khoảng 426,776 tỷ đồng. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 68/2017/NĐ-CP, ngày 25/5/2017, của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.
Cũng trên địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội thành lập thêm Cụm Công nghiệp Dục Tú nằm trên địa bàn xã Dục Tú, với diện tích 15ha và Cụm công nghiệp Thụy Lâm, xã Thụy Lâm, có diện tích 17ha. Mục tiêu của các cụm công nghiệp này là nhằm xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường theo quy định. Phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong xã Dục Tú, xã Thụy Lâm và khu vực lân cận.
Tại huyện Quốc Oai, Thành phố cũng thành lập Cụm Công nghiệp làng nghề Ngọc Mỹ - Thạch Thán, nằm trên địa bàn 2 xã Ngọc Mỹ và Thạch Thán, có quy mô 21ha. Tổng mức vốn đầu tư cụm công nghiệp này khoảng 438 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có của nhà đầu tư: 87,6 tỷ đồng; vốn vay của các tổ chức tín dụng: 131,4 tỷ đồng; vốn huy động từ nhà đầu tư thứ phát: 219 tỷ đồng. Hoạt động chủ yếu là thu hút doanh nghiệp sản xuất chế biến sản phẩm gỗ, sản xuất cơ khí, dệt may,...
Để công nghiệp Thủ đô phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh, Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến; nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Nhằm tháo gỡ khó khăn cũng như thúc đẩy phát triển các khu, cụm công nghiệp, Thành phố Hà Nội đã có chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, ví dụ áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất công nghệ cao như: Được thuê đất 70 năm, các ngân hàng hỗ trợ về vốn vay,… |
Việc thành lập Cụm công nghiệp này cũng nhằm xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan Cụm công nghiệp làng nghề Ngọc Mỹ - Thạch Thán đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường theo quy định; ưu tiên phát triển mô hình cụm công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời, phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong xã Ngọc Mỹ, xã Thạch Thán và khu vực lân cận nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường,…
Hy vọng với việc thành lập thêm nhiều Cụm công nghiệp không những giữ được các làng nghề truyền thống mà còn phát triển mạnh mẽ các sản phẩm làng nghề, mang về giá trị kinh tế cao cho người dân ở nông thôn. Từ thực tế cho thấy, các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, giải quyết việc làm, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Nhiều cơ sở sản xuất đã tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, máy móc thay thế một số công đoạn thủ công, vì vậy năng suất, chất lượng đã tăng đáng kể.
Hà Phong – Lương Hằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53
Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 13:34