Chống chuyển giá và đầu tư đại trà: Không thể mãi thờ ơ

(LĐTĐ) Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm tại phiên họp lần thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc ngày hôm qua (8/5) liên quan đến Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017 là “vấn nạn” chuyển giá trong không ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và việc lựa chọn dự án đầu tư.
chong chuyen gia va dau tu dai tra khong the mai tho o Chống chuyển giá tại khu vực FDI: Cần thu hẹp khoảng cách ưu đãi thuế

Những thủ thuật chuyển giá

Liên quan đến băn khoăn về việc chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Về chuyển giá năm 2018, đã thanh tra, kiểm tra 95.940 cuộc, xử lý thu về 19.000 tỷ đồng, thực tế đến hết năm thu về 14.740 tỷ đồng. Ngoài ra, xử lý giảm lỗ 40.900 tỷ đồng. Tương tự, năm 2017 xử lý giảm lỗ là 37.000 tỷ đồng. Thực trạng đang như thế, chúng tôi thấy rất nghiêm trọng, nên trong Luật Quản lý thuế cần nêu rõ trách nhiệm các cơ quan trong quản lý FDI, từ khâu đầu tư đến khâu sản xuất…

chong chuyen gia va dau tu dai tra khong the mai tho o
Chống chuyển giá là vấn đề nan giải. Ảnh minh họa

Về nguyên nhân thu không đạt dự toán, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng giải thích, nguyên nhân đầu tiên là làm dự toán quá cao. Năm 2016, giao tăng 12,2% so với 2015. Trong đó FDI giao tăng 12,8%, trong khi GDP 2016 tăng 6,21%. Năm 2017, giao tăng chung là 18,1%, trong đó khu vực FDI tăng 23,4%, quá cao so với tăng GDP năm 2017 là 6,81%, cộng với khoảng 4% lạm phát, như vậy là cao gấp đôi tốc độ tăng của GDP và lạm phát.

Năm 2018, giao dự toán 3 khu vực này là 21,6%, khu vực doanh nghiệp nhà nước là 13,1%, khu vực FDI là 30,1%, quá cao so với tăng trưởng kinh tế là 7,08% và lạm phát 4%. Về vấn đề này, chúng tôi đã báo cáo Quốc hội và rút kinh nghiệm trong dự toán 2019. Đã giao hợp lý hơn, đánh giá hợp lý hơn giữa các khu vực kinh tế và các địa phương. Tuy nhiên, chuyển giá là câu chuyện dài, phải đánh giá và có nhiều giải pháp nữa.

Về vấn đề chuyển giá, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói, chuyển giá xảy ra ở 2 khâu, khâu đầu tư ban đầu và ở khâu sản xuất, kinh doanh. Ở khâu đầu tư ban đầu, Luật Đầu tư trước đây có quy định là yêu cầu phải giám định tài sản đầu tư ngay sau khi đầu tư xong để xác định giá trị tài sản chính thức, từ đó mới tính khấu hao và hạch toán thu nhập chịu thuế. "Đã đến lúc không thể để họ tự giác được nữa.

Sau khi đánh giá 30 năm FDI, chúng tôi thấy đây vẫn là kẽ hở, khi họ chỉ đầu tư 10 triệu USD nhưng khai 20 triệu USD, thì toàn bộ khấu hao tài sản cố định họ rút ra được hết, làm giảm thu nhập chịu thuế. Đây là hiện tượng lỗ giả, lãi thật, xảy ra rất lâu rồi. Vì vậy, khi sửa Luật Đầu tư tới đây, dự kiến đưa vào điều khoản, trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể thuê công ty giám định để giám định lại tài sản đầu tư. Để ra cơ chế mở đó để trường hợp nào cần thì áp dụng, bên bị giám định phải trả chi phí giám định. Như vậy mới khắc phục được tình trạng này phần nào. Còn kiểm tra ở khâu sản xuất kinh doanh thì Bộ Tài chính đã làm”- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch- Đầu tư cho hay.

Bài toán chuyển giao công nghệ

Về giải pháp sắp tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: “Đang chuẩn bị báo cáo Bộ Chính trị đề án định hướng lại việc thu hút FDI có chọn lọc trong giai đoạn tới, sau khi tổng kết 30 năm thu hút FDI. Theo đó, đưa ra một số chính sách, gắn với ưu đãi, khuyến khích họ kết nối với doanh nghiệp trong nước, chuyển giao công nghệ, để doanh nghiệp trong nước tham gia được bằng chính sách ưu đãi”.

Như đã từng đề cập một trong những điểm nghẽn lớn nhất trong thu hút đầu tư FDI suốt hơn 3 thập kỷ qua là vấn đề chuyển giao công nghệ. Đa số các công nghệ mà doanh nghiệp đưa vào đều khá lạc hậu. Vì thế một số dự án đã làm ô nhiễm môi trường. Hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ công nghệ, tránh trở thành mảnh đất cho công nghệ cũ, vừa qua Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 18/2019/QĐ - TTg quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

Theo đó, kể từ 15/6/2019, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải tuân thủ quy định của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa. Không cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong trường hợp: Các nước xuất khẩu đã công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường, không đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Chỉ cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Đồng thời, theo quy định, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng được phép nhập khẩu khi đáp ứng tiêu chí tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm và được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường; trường hợp không có QCVN liên quan đến máy móc, thiết bị nhập khẩu, thì máy móc, thiết bị nhập khẩu phải được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Đối với dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được phép nhập khẩu khi được sản xuất theo tiêu chuẩn, phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng, và bảo vệ môi trường; công suất hoặc hiệu suất còn lại phải đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế; mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng không vượt quá 15% so với thiết kế; công nghệ của dây chuyền công nghệ không thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao; công nghệ của dây chuyền công nghệ phải đang được sử dụng tại ít nhất 03 cơ sở sản xuất trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trên Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng mà các nước đã công bố loại bỏ lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường.

Một số chuyên gia cho rằng, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà Việt Nam là một trọng những quốc gia tiên phong trong làn sóng 4.0. Cánh mạng 4.0 đã tạo ra cuộc thay đổi mau lẹ về khoa học, công nghệ, bởi vậy chúng ta cũng cụ thể hóa việc chuyển giao công nghệ và các dự án ODA bằng dự án luật. Theo đó, phải có các quy định ngặt nghèo hơn về chuyển giao công nghệ; trong đó chú trọng công nghệ cao liên quan đến nông nghiệp và bảo đảm yếu tố môi sinh. Kiên quyết nói không với những công nghệ đã qua sử dụng hoặc công nghệ không thân thiện với môi trường.

H.P- N.Doăng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động