Xóa “vết đứt” trong văn hóa kinh doanh:

Chìa khóa để doanh nghiệp phát triển bền vững

(LĐTĐ) Đến một thời điểm nào đó, lãnh đạo doanh nghiệp (DN) nhận ra đơn vị mình không có bản sắc gì, nhận ra sự chia rẽ, bè phái hay tật xấu của nhân viên đã không thể khắc phục thì quá muộn. Khi đó, DN buộc phải đại phẫu nếu muốn tồn tại và phát triển…đó là một trong rất nhiều ý kiến của đại diện các doanh nghiệp khi đề cập đến vấn đề xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh, hướng đến sự phát triển bền vững cho DN.
chia khoa de doanh nghiep phat trien ben vung Chấn chỉnh tình trạng kinh doanh bóng cười tại phường Trung Phụng
chia khoa de doanh nghiep phat trien ben vung Môi trường kinh doanh Việt Nam cải thiện mạnh

Khi thương hiệu DN trở thành “vết nứt” trong sự phát triển

Thời gian qua, đã có nhiều câu chuyện đáng buồn xảy ra trên thương trường cho thấy, vấn đề đạo đức kinh doanh của DN nếu không được coi trọng thì không ai khác chính DNsẽ chịu thiệt thòi.

chia khoa de doanh nghiep phat trien ben vung
Xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh là chìa khóa để DN phát triển bền vững.

Chỉ mới đây thôi, hẳn nhiều người tiêu dùng vẫn còn nhớ câu chuyện liên quan đến vấn đề đạo đức kinh doanh của thương hiệu lụa nổi tiếng Khaisilk, khi họ “cố tình” lừa dối người tiêu dùng khi bán sản phẩm thương hiệu Việt, nhưng gắn mác Trung Quốc. Hay xa hơn nữa, đó là câu chuyện đình đám liên quan đến vấn đề nước mắm, hay vấn đề của Tân Hiệp Phát trong thương vụ con ruồi…khiến DN lao đao.

Những bài học đau xót trên một lần nữa cho thấy, vấn đề văn hóa DN và đạo đức kinh doanh đã không còn chỉ đơn thuần là khẩu hiệu của mỗi DN mà ngược lại, văn hoá và đạo đức kinh doanh phải luôn luôn được các DN, doanh nhân xem như một triết lý sống còn cho sự tồn tại và phát triển của mình.

Đề cập đến vấn đề xây dựng văn hóa, đạo đức đối với DN tại Hội thảo “Văn hóa doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh” do Viện nghiên cứu Chiến lược và Cạnh tranh phối hợp với Bộ Văn hóa tổ chức, ông Phạm Đức Bình – Giám đốc Công ty CP Công nghệ BNC Việt Nam cho rằng, đối với các DN hiện nay, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào thì xây dựng văn hóa DN đều là nhiệm vụ bắt buộc phải làm nếu muốn phát triển bền vững.

Trong đó, sự tác động của thương hiệu tới văn hóa là vô cùng to lớn.

Đề cập đến vấn đề xây dựng văn hóa, đạo đức đối với DN tại Hội thảo “Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh” do Viện nghiên cứu Chiến lược và Cạnh tranh phối hợp với Bộ Văn hóa tổ chức, ông Phạm Đức Bình – Giám đốc Công ty CP Công nghệ BNC Việt Nam cho rằng, đối với các DN hiện nay, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào thì xây dựng văn hóa DN đều là nhiệm vụ bắt buộc phải làm nếu muốn phát triển bền vững. Trong đó, sự tác động của thương hiệu tới văn hóa là vô cùng to lớn.

Cũng theo ông Bình, trong thời buổi thị trường thay đổi liên tục như hiện nay, việc xây dựng văn hóa có lúc bị DN coi nhẹ, thậm chí nhiều DN không chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, hoặc có nhận thức sai lệch về vấn đề này.

Trong khi đó, có không ít DN chỉ chú trọng đến kết quả kinh doanh trước mắt, khiến hình ảnh, thương hiệu DN trở thành “vết đứt” trong sự phát triển, khiến cho sự phát triển đó không bền vững và trái ngược hoàn toàn với vẻ bề ngoài của sự thành công trước mắt trong kinh doanh, hay trong các hoạt động đối ngoại.

Nguyên nhân của thái độ coi nhẹ này thường đến từ lãnh đạo DN. Vì giá trị thương hiệu cũng như giá trị văn hóa thường rất khó đo lường, vì thế, không ít nhà quản lý thường bỏ qua, hoặc rằng buộc nhân viên bằng các quy định và để “văn hóa” phát triển tự phát. “Đến một thời điểm, lãnh đạo DN nhận ra đơn vị mình không có bản sắc gì, nhận ra sự chia rẽ, bè phái hay tật xấu của nhân viên đã không thể khắc phục thì quá muộn. Khi đó, DN buộc phải đại phẫu nếu muốn tồn tại và phát triển”, ông Bình nhấn mạnh.

Đồng quan điểm trên, PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cũng cho rằng, muốn có một cộng đồng DN, doanh nhân văn hóa, trước hết pháp luật phải xử nghiêm những DN vi phạm liên quan đến quyền lợi của người tiêu dùng. Bởi lẽ, có xử lý nghiêm được các vi phạm thì mới hô hào, kêu gọi DN hành xử có văn hóa.

Văn hóa kinh doanh tạo nên giá trị thương hiệu bền vững

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, giá trị thương hiệu của DN chính là một phần của văn hóa kinh doanh, vì chính thương hiệu mới tạo nên giá trị bền vững của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất tiếc hiện nay, không phải DN nào cũng sẵn sàng đánh đổi lợi nhuận của mình để tạo dựng được giá trị thương hiệu.

Trong khi đó, thực tế đáng buồn hiện nay đó chính là việc xã hội cứ đòi hỏi DN phải có đạo đức kinh doanh, nhưng môi trường kinh doanh chưa thực sự lành mạnh, thiếu minh bạch, vẫn còn tồn tại những chi phí ngầm, bôi trơn…

Có thể nói, hiện nay nhiều DN vẫn đang coi trọng lợi nhuận của mình hơn là quyền lợi của khách hàng. Mỗi khi có khiếu kiện từ phía khách hàng về sản phẩm, DN thường tìm cách đổ lỗi cho khách hàng, trong khi đó, số lượng DN dám nhận trách nhiệm về mình chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Vì thế, chỉ khi nào DN tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, gây dựng niềm tin và làm cho khách hàng hài lòng nhiều hơn là coi trọng lợi ích của mình, thì khi đó mới có thể nói đến vấn đề đạo đức kinh doanh và xây dựng thương hiệu thành công.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, giá trị thương hiệu của DN chính là một phần của văn hóa kinh doanh, vì chính thương hiệu mới tạo nên giá trị bền vững của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất tiếc hiện nay, không phải DN nào cũng sẵn sàng đánh đổi lợi nhuận của mình để tạo dựng được giá trị thương hiệu.

Trong khi đó, thực tế đáng buồn hiện nay đó chính là việc xã hội cứ đòi hỏi DN phải có đạo đức kinh doanh, nhưng môi trường kinh doanh chưa thực sự lành mạnh, thiếu minh bạch, vẫn còn tồn tại những chi phí ngầm, bôi trơn… nên sẽ rất khó cho DN trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh cũng như văn hóa kinh doanh.

Không thể phủ nhận, để sản phẩm của DN trở thành thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường, vai trò lãnh đạo luôn có tính chất quyết định, đặc biệt là cách hành xử của tất cả các thành viên trong DN như: Cung cách làm việc, thái độ lắng nghe, giờ giấc, tác phong…

“Khi nhắc đến cụm từ “văn hóa doanh nghiệp” mới đầu nghe có vẻ cao sang, mĩ miều, nhưng thực tế nó được thể hiện từ những hành động nhỏ nhất của mỗi người, mỗi thành viên trong DN. Chỉ cần một hành động rất nhỏ trong việc để rác đúng nơi quy định, đó chính là thể hiện cách cư xử có văn hóa, chứ không phải là một điều gì quá cao siêu”, ông Phạm Đức Bình – Giám đốc Công ty CP Công nghệ BNC Việt Nam chia sẻ.

Cũng đề cập đến vấn đề xây dựng văn hóa DN, đặc biệt là văn hóa DN trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN), ông Đỗ Minh Cương, Phó viện trưởng Viện Văn hóa Doanh nghiệp cũng cho rằng, để DN phát triển bền vững thì trong tương lai, việc xây dựng văn hóa DN của Việt Nam cũng phải được kiến tạo, chuẩn hóa theo 4 nguyên tắc cơ bản đó là: Tăng cường giao tiếp, tương tác; Minh bạch thông tin; Công nghệ hỗ trợ; Phân quyền ra quyết định. Và cần bổ sung thêm nguyên tắc thứ năm, là nguyên tắc chỉ đạo về quan điểm, thái độ và cách tiếp cận về sự đầu tư, phát triển công nghiệp và nền kinh tế 4.0.

Bên cạnh đó ông Cương cũng cho rằng, cần nhận thức rõ quản trị văn hóa DN là một phương pháp quản trị DN cơ bản, là nền tảng cho sự đổi mới sáng tạo và phát triển các công nghệ mới. Qua đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo trong quản trị văn hóa DN, đồng thời chú trọng công tác quản trị chiến lược, quản trị sự thay đổi theo các nguyên tắc của cuộc CMCN 4.0 vì sự phát triển bền vững của DN và đất nước.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động