Chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc
Người phụ nữ nghèo bán đất mở trung tâm dạy nghề từ thiện | |
Nâng cao chất lượng cơ sở dạy nghề của tổ chức công đoàn | |
Tăng cường hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông |
Theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh, thành phố chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Rà soát kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp năm 2015 cho phù hợp với nhu cầu của người dân và thực tiễn sản xuất ở địa phương. Chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc và có khả năng thu nhập cao hơn sau học nghề.
Đối tượng dạy nghề nông nghiệp là nông dân tại địa phương đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học, tập trung vào các đối tượng ưu tiên như lao động nông thôn làm kỹ thuật nông nghiệp cần có chứng chỉ nghề theo quy định. Nông dân làm nghề yêu cầu có trình độ kỹ thuật như nuôi trồng thủy sản thâm canh, chăn nuôi gia súc gia cầm. Nông dân tham gia các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh, có hợp đồng liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Nông dân tham gia các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình giảm nghèo và các chương trình, đề án khác.
Tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cần linh hoạt, đa dạng; đào tạo ngay tại làng, xã, thôn, bản, ấp... hoặc các cơ sở sản xuất tiến bộ, lấy thực hành là chính đảm bảo cho người lao động học xong nghề có kỹ năng tay nghề cao. Các cơ sở tham gia dạy nghề nông nghiệp phải có đủ điều kiện về giáo viên, chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề để dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo quy định.
Trong đó ưu tiên lựa chọn các cơ sở có kinh nghiệm dạy nghề nông nghiệp, có cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy tốt tham gia đào tạo. Kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện, tổ chức dạy nghề kém hiệu quả tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chủ động đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động.
Thực hiện việc lồng ghép, huy động các nguồn lực trong đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn một cách linh hoạt, phù hợp giữa các đề án chương trình khác nhau; lồng ghép với các vấn đề về giới, về môi trường, văn hóa, xã hội, kiến thức kinh doanh trong quá trình đào tạo nghề nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
T.Vũ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00