Chàng trai khuyết tật với ý chí làm giàu từ nghề may

(LĐTĐ) Sở hữu một xưởng may, tạo việc làm cho 60 lao động, anh Phan Văn Tưởng, thôn Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã chứng minh được dù thua thiệt sức khỏe nhưng người khuyết tật không thua kém về tinh thần và ý chí làm giàu.  
chang trai khuyet tat voi y chi lam giau tu nghe may Nghệ nhân giữ lửa nghề khảm trai truyền thống
chang trai khuyet tat voi y chi lam giau tu nghe may Nghệ nhân lưu giữ nghệ thuật tò he trong lòng Hà Nội
chang trai khuyet tat voi y chi lam giau tu nghe may “Bông hồng thép” của lực lượng công an nhân dân

Sinh năm 1970, anh Phan Văn Tưởng bị khuyết tật, teo chân trái từ nhỏ, việc đi lại của anh gặp rất nhiều khó khăn.

Học hết Tiểu học, anh Tưởng xin nghỉ vì trường học xa nhà. Với suy nghĩ phải có một công việc để tự lo cho bản thân, anh Tưởng đã quyết định theo học nghề cắt may. Lúc đầu anh học may ở nhà một người thân tại làng.

Một thời gian sau, anh Tưởng xin học may tại nhà bạn của anh trai mình, một người có tay nghề giỏi về cắt may ở xã bên, khi đó anh mới 17 tuổi.

Anh Tưởng chia sẻ: “Thời gian đầu đi học may ở xã bên, anh trai là người đưa đón tôi đi. Để anh đỡ vất vả, tôi ở lại đó, mỗi tuần về nhà một lần. Thấy anh vất vả, cứ phải đưa đón, học được 2 tuần, tôi đã xin nghỉ 1 tuần ở nhà để quyết tâm học đi xe đạp.

Đi xe đạp, đối với những người 2 chân bình thường thì dễ, nhưng đối với tôi thì cực kỳ khó khăn. Sân nhà hơi thoải nên tôi cứ thả xe theo dốc và tập đạp một chân. Sau 1 tuần tôi cũng đã tự đi được xe và hàng ngày đạp xe tới chỗ học nghề”.

Nghề may đòi hỏi người thợ phải cẩn thận từng chi tiết nhỏ, từ đường kim, mũi chỉ ban đầu cho đến khi hoàn thành sản phẩm, bởi chỉ sai sót hay giữ lệch một chút sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức sản phẩm. Người bình thường đã vậy, nhưng với Tưởng lại càng khó khăn.

chang trai khuyet tat voi y chi lam giau tu nghe may
Anh Phan Văn Tưởng hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân may

Với một chân, anh Tường học cách đạp máy, rồi học cắt, may thành sản phẩm. Bởi cái duyên với nghề, nên anh học may rất nhanh và may rất khéo. Năm 1987, sau khi ra nghề, anh mở một của hàng nhỏ để phục vụ người dân địa phương.

Đến năm 2010, anh Tưởng đã tìm tòi và bắt mối với các cửa hàng ở Hà Nội lấy hàng về may gia công. Tay nghề cao, lại cẩn thận, sản phẩm anh làm ra được khách hàng rất ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, năm 2011, anh mở xưởng sản xuất, với diện tích khoảng 100m2.

Các đơn hàng ngày càng nhiều, anh Tưởng đã giúp đỡ để em gái và một người cháu cùng làm. Từ cơ sở gia công nhỏ, được sự giúp đỡ của anh Tưởng, người cháu đã phát triển, thành lập công ty lấy thương hiệu Chivando và cũng là người thường xuyên đi giao dịch thay cho anh.

Hiện nay, cơ sở may của gia đình Tưởng và em gái đang đảm nhiệm gia công áo véc, áo sơ mi công sở. Tưởng chia sẻ: “Khi bắt tay vào mở xưởng tôi mới thấy rằng kinh doanh không hề đơn giản. Ngoài việc thiếu vốn, tôi còn lo nguồn hàng, tìm nhân công, thêm vào đó mỗi đơn hàng lại đòi hỏi một kỹ thuật khác nhau.

Đối với những công nhân mới vào tôi phải chỉ dẫn từ đầu và yêu cầu họ cẩn thậm trong từng khâu của sản phẩm. Những khó khăn ban đầu về vốn, nhân công, nguồn hàng dần được giải quyết.

Hiện nay, tôi và em gái tập trung khâu kỹ thuật, hoàn thiện sản phẩm, việc tìm nguồn hàng và tiêu thụ sản phẩm đã có cháu tôi lo. Mỗi người một việc sẽ đỡ vất vả và các khâu được quản lý chặt chẽ, cẩn thận hơn”.

Đến với nghề bởi cái duyên nhưng rõ ràng để được thành công như ngày hôm nay, Phan Văn Tưởng đã nỗ lực và cô gắng rất nhiều. Hiện nay, xưởng may của gia đình anh đã được mở rộng, với diện tích 300m2, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 60 công nhân lao động, với mức lương từ 7-9 triệu đồng/tháng.

Trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh thu lãi từ 200 đến 300 triệu đồng. “Tôi làm ở xưởng may của gia đình anh Tưởng đến nay cũng được 6 năm. Làm việc ở đây tôi thấy rất thoải mái, gần nhà có thể về buổi trưa để chăm sóc con nhỏ.

Với mức thu nhập bình quân 9 triệu đồng/tháng, tôi có thể lo cho cuộc sống gia đình mình. Tôi và nhiều người lao động rất khâm phục ý chí, nghị lực của anh Tưởng.

Không chỉ giỏi về kỹ thuật chuyên môn, năng động, nhạy bén đi tìm nguồn hàng, anh rất quan tâm tới đời sống người lao động, trả lương đầy đủ, đúng hẹn”, chị Vũ Thị Hằng, xã Hồng Thái nói:

Theo ông Phan Duy Hưng - Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái: Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thì xã cũng quan tâm, khuyến khích nhân dân phát triển các ngành nghề mới tại địa phương, như nghề mộc dân dụng, nghề may mặc...

“Trong số những người phát triển nghề mặc tại địa phương, anh Phan Văn Tưởng, thôn Duyên Yết là một điển hình. Dù bị khuyết tật từ nhỏ, nhưng bằng nghị lực và niềm đam mê, Tưởng cũng đã mạnh dạn đầu tư vốn để mở xưởng may và giúp cho nhiều người có việc làm thường xuyên, với mức thu nhập khá; góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương”, ông Hưng nói.

Nói về những thành quả của mình, anh Tưởng khiêm tốn cho rằng nó vẫn còn rất nhỏ bé. Nhưng anh vẫn cảm thấy tự hào vì mình đã tìm được hướng đi đúng đắn, vượt lên hoàn cảnh khó khăn, nuôi dạy con cái chăm ngoan và tạo dựng một gia đình hạnh phúc. Hiện anh đang ấp ủ dự định đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc để mở rộng sản xuất.

Với nghị lực vượt lên chính mình, anh Phan Văn Tưởng là một trong những cá nhân đã được Huyện ủy Phú Xuyên khen thưởng trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".

Tin khác

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động