Chăm lo, bảo vệ thật tốt quyền lợi người lao động
Thủ tướng đề nghị phải chăm lo, đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động | |
Nguyên nhân đình công chủ yếu vì quyền lợi người lao động không được đảm bảo | |
Tất cả vì quyền lợi người lao động |
Trong đó, Thủ tướng luôn nhấn mạnh Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền luôn đặc biệt quan tâm đến nâng cao đời sống, thu nhập, năng suất lao động cho người lao động cũng như các vấn đề an sinh đi kèm như nhà ở, trường học cho con em...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc |
Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết: Thực hiện Quy chế phối hợp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các Bộ, ngành tăng cường phối hợp trong việc tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, đặc biệt là các chính sách có liên quan đến người lao động.
Khu nhà ở cho công nhân tại xã Kim Chung (huyện Đông Anh) điểm sáng về thực hiện Nghị quyết 20 của Đảng bộ, Chính quyền và Công đoàn Thủ đô |
Nhiều ý kiến của tổ chức Công đoàn đã được các cơ quan chủ trì, soạn thảo xem xét nghiên cứu tiếp thu, một số nội dung như: Đề xuất nội dung sửa đổi Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Công đoàn năm 2012 (sửa đổi); tham gia xây dựng các Đề án của Chính phủ về cải cách chính sách tiền lương, chính sách Bảo hiểm xã hội (thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW); các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm, các báo cáo của Chính phủ thực thi công ước của Liên hợp quốc.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã tham gia tích cực và chủ động với vai trò thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia thương lượng, đàm phán mức lương tối thiểu vùng năm 2020.
Qua đàm phán, thương lượng, Hội đồng tiền lương quốc gia đã thống nhất tham vấn đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 là 5,5%. Mặc dù mức tăng này chưa đạt so với nhu cầu của người lao động nhưng với trách nhiệm chia sẻ với doanh nghiệp và đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đồng tình để báo cáo đề xuất Chính phủ quyết định.
Thực hiện Quy chế phối hợp, Chính phủ và các bộ ngành, cấp ủy địa phương đã dành nhiều sự quan tâm đến hoạt động của tổ chức Công đoàn. Cụ thể, năm 2018, 2019, nhân dịp Tháng Công nhân, Thủ tướng Chính phủ đã gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân, lao động các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam và gặp gỡ công nhân lao động kỹ thuật cao tại thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn, động viên người lao động phát huy khả năng sáng tạo, nỗ lực cống hiến, góp phần vào sự phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, vì sự phát triển bền vững của đất nước.
Các hoạt động phối hợp, chăm lo, cải thiện đời sống người lao động được các cấp chính quyền và tổ chức Công đoàn tích cực thực hiện. Hoạt động thăm, chúc Tết và tặng quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương thể hiện sự quan tâm, động viên kịp thời, đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ để các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, lãnh đạo doanh nghiệp đẩy mạnh việc chăm lo cho người lao động.
Chương trình Tết Sum vầy là hoạt động sáng tạo, ý nghĩa, được tổ chức tại nhiều điểm, nhiều cấp, nhất là tại cơ sở, trở thành ngày hội thực sự của đoàn viên, người lao động, thông qua chương trình đã chăm lo, thu hút trên 510.728 đoàn viên, người lao động tham gia tăng 48,7% so với năm 2018.
Đặc biệt, Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” theo Quyết định số 655/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được xúc tiến ở các địa phương tập trung đông công nhân, lao động. Tổng Liên đoàn đã tích cực làm việc với 33 tỉnh, thành phố để thống nhất quỹ đất, thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư thiết chế Công đoàn; đẩy nhanh tiến độ xây dựng tại tỉnh Hà Nam, dự kiến trong quý IV/2019 sẽ bàn giao những căn hộ đầu tiên cho đoàn viên là công nhân, lao động.
Tại Đại hội XII Công đoàn Việt Nam với chủ đề “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Trách nhiệm”, Thủ tướng Chính phủ đã dành thời gian gặp gỡ đại biểu dự Đại hội, thảo luận về chủ đề “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”.
Chủ đề trên cũng là tên gọi một trong các chương trình của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam theo tinh thần thông điệp của Thủ tướng, hướng tới mục tiêu phát huy vai trò của đội ngũ công nhân, lao động và tổ chức Công đoàn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
Không để tình trạng “nói mà không làm”
Báo cáo về kết quả thực hiện Quy chế phối hợp tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Tại cuộc làm việc trước với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thủ tướng đã kết luận tại Thông báo số 319/TB-VPCP ngày 28/8/2018, giao 15 nhiệm vụ cho các cơ quan phối hợp xử lý các kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đến nay các cơ quan chức năng báo cáo đã thực hiện được 10/15 nhiệm vụ, đang thực hiện 5 nhiệm vụ.
Đáng chú ý là việc thực hiện khám, chữa bệnh cho người lao động có thẻ bảo hiểm y tế vào ngày lễ, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính. Tại Thông báo số 319/TB-VPCP ngày 28/8/2017, Thủ tướng đã giao Bộ Y tế có giải pháp cụ thể thực hiện chế độ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoài giờ hành chính, ngày lễ, ngày nghỉ cho công nhân, báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện.
Thực hiện chỉ đạo này, thời gian qua, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bố trí nhân lực, thiết bị khám chữa bệnh nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở khám chữa bệnh chưa triển khai xuất phát từ các vấn đề về bố trí nhân lực, cơ sở vật chất, chế độ thanh toán thời giờ làm thêm…
Kết luận vấn đề này tại cuộc họp, Thủ tướng nhắc nhở đại diện Bộ Y tế là phải có kế hoạch thực hiện chủ trương nói trên, báo cáo Thủ tướng; giao Bộ Y tế nghiên cứu, trao đổi, hướng dẫn để đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám, chữa bệnh cho công nhân, người lao động.
Với 5 nội dung đang triển khai, như: Rà soát, đánh giá và có giải pháp tuyển dụng, sử dụng tối đa đối với giáo viên hợp đồng đủ tiêu chuẩn thuộc bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở đảm bảo quyền lợi cho người lao động; việc hỗ trợ kinh phí từ năm 2019 để tăng thêm nguồn quỹ cho hoạt động tài chính vi mô của tổ chức Công đoàn… Thủ tướng đề nghị đưa 5 nội dung đang triển khai này vào văn bản nhằm thúc đẩy, đưa chủ trương đi vào cuộc sống, không để tình trạng “nói mà không làm”.
Cần sớm đưa thiết chế Công đoàn đi vào hoạt động
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao kết quả, hiệu quả công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thời gian qua đã đi vào nề nếp, thực chất, góp phần giúp mỗi bên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, qua đó góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.
Thủ tướng ghi nhận, giai cấp công nhân, người lao động Việt Nam bằng sự cần cù, sáng tạo, miệt mài lao động, sản xuất đã không ngừng vươn lên làm chủ công nghệ mới, làm ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh, góp sức cùng cả nước làm nên những chỉ số kinh tế - xã hội ấn tượng.
Thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2019, trong đó kinh tế tăng trưởng trên tất cả lĩnh vực, dự kiến 12/12 chỉ tiêu năm nay đều đạt và vượt, giải quyết việc làm mới cho 1 triệu người, môi trường kinh doanh được cải thiện nhanh, rõ nét, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, được doanh nghiệp, người dân ghi nhận… Thủ tướng khẳng định, trong thành tựu đó có sự đóng góp không nhỏ của công nhân, viên chức và người lao động cả nước và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Thủ tướng cũng đánh giá cao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các bộ, ngành đã tăng cường phối hợp trong việc tham gia xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, đặc biệt là các chính sách liên quan đến người lao động như xây dựng Bộ luật Lao động sửa đổi, Luật Công đoàn 2012 sửa đổi, tham gia xây dựng thực hiện Đề án của Chính phủ về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội… Đây được xem là sự phối hợp hiệu quả nhất giữa hai bên.
Trăn trở về đời sống của một bộ phận công nhân lao động còn khó khăn, vấn đề nhà ở chưa được ổn định, tình trạng trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế diễn ra ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động, Thủ tướng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần đẩy mạnh phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ những vướng mắc, sớm đưa Dự án thiết chế Công đoàn tại tỉnh Hà Nam đi vào hoạt động trong Quý IV/2019.
Song song với vấn đề nhà ở, thiết chế Công đoàn cũng cần hoàn thiện những tiện ích đi kèm như: Siêu thị bán lẻ cho công nhân, người lao động có thẻ đoàn viên Công đoàn được miễn giảm như thế nào… để tạo thuận lợi và đảm bảo quyền lợi tối đa cho người lao động. Từ mô hình tại Hà Nam, năm 2020 xem xét tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân rộng ra các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Về chương trình phối hợp thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại của đất nước, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cho đất nước và tổ chức Công đoàn nhiều vấn đề phải suy nghĩ phối hợp giải quyết tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa để giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại, đi tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Bên cạnh đó, Công đoàn cần tuyên truyền để giai cấp công nhân ý thức được những thách thức, phải tiếp tục chủ động tiên phong trong tiếp cận tri thức mới, làm chủ khoa học công nghệ để khẳng định vị trí vai trò của mình trong thời kỳ hội nhập. Thủ tướng đề nghị, phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó nâng cao năng suất lao động, qua đó nâng cao mức sống, thu nhập cho người lao động.
“Các bộ, ngành cần phối hợp tốt hơn với tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo cho người lao động, bắt đầu từ những việc rất nhỏ như bữa ăn hàng ngày, bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể và doanh nghiệp dịch vụ cung cấp suất ăn, chất lượng bữa ăn giữa ca của người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; đảm bảo an toàn vệ sinh lao động…”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp tốt hơn với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc nghiên cứu, xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách lao động và việc làm, đảm bảo quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn, không để quyền lợi người lao động bị ảnh hưởng. Có như vậy mới tạo động lực mạnh mẽ để người lao động yên tâm lao động, nâng cao năng suất lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
9 kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Chính phủ Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã kiến nghị với Chính phủ 9 nhóm vấn đề. Một là, hiện nay, tình trạng doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn có xu hướng tăng, dẫn đến việc nợ lương, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Trong khi đó, theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thì quyền ưu tiên của người lao động không được đảm bảo. Đề nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Nghị quyết theo hướng ưu tiên giải quyết nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo sự đồng bộ với Luật phá sản doanh nghiệp và Bộ luật lao động. Hai là, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng đánh giá, xác định và sớm công bố “mức sống tối thiểu” của người lao động và gia đình họ”, tạo cơ sở cho các bên tham gia Hội đồng tiền lương quốc gia thương lượng, đàm phán mức lương tối thiểu vùng hàng năm. Ba là, đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cho triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2025”. Đề án “Xây dựng đời sống văn hoá công nhân tại các khu công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030”. Bốn là, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Hội nghị đánh giá chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, đề nghị Chính phủ giao Tổng Liên đoàn nghiên cứu, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền trật tự an toàn giao thông trong công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2020 - 2025”. Năm là, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang trình Ban Bí thư “Đề án quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sơ vật chất hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức Công đoàn phục vụ tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” tại tờ trình số 869/TTr-TLĐ ngày 13/6/2019. Trước mắt, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Chính phủ cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng Cục thống kê và các bộ, ngành liên quan kiểm kê toàn bộ cơ sở vật chất các đơn vị kinh tế, sự nghiệp của tổ chức Công đoàn để xây dựng chiến lược kinh doanh, hoạt động có hiệu quả. Sáu là, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Khoa học và công nghệ xem xét bố trí 1 chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc gia về an toàn vệ sinh lao động và giao Tổng Liên đoàn chủ trì thực hiện. Bảy là, trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi Bộ luật Lao động 2012, Luật Công đoàn, Chính phủ cần đặc biệt quan tâm lắng nghe, tập hợp ý kiến từ đại diện người lao động trực tiếp để Bộ luật đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ, khả thi và tạo sự đồng thuận xã hội trong quá trình thực thi luật. Tám là, để bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt là đối tượng công nhân lao động phải đi làm vào giờ hành chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh căn cứ vào điều kiện hiện có về nhân lực, cơ sở vật chất để phối hợp với ngành Bảo hiểm xã hội thực hiện triển khai khám chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Chín là, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện một số nội dung đã được Thủ tướng kết luận theo Thông báo số 319/TB-VPCP ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ. Cụ thể, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chủ trì hoặc phân công 1 đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp (do Tổng Liên đoàn tổ chức và chuẩn bị nội dung) với các Bộ, ngành để giải quyết các vướng mắc khó khăn về cơ chế, chính sách trong quá trình triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng thiết chế của Công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành nghiên cứu hỗ trợ Tổng Liên đoàn từ 1.000 tỷ đến 2.000 tỷ đồng để tập trung triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình hạ tầng xã hội tại 50 thiết chế của Công đoàn. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, cân đối hỗ trợ 300 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước để tăng thêm nguồn vốn cho các chương trình dự án tài chính vi mô của tổ chức Công đoàn. N.L |
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024
Hoạt động 01/11/2024 14:06
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 22:27
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/10/2024 19:17
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 17:17
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên
Hoạt động 31/10/2024 10:20
Ba Đình: Ra mắt Công đoàn Công ty TNHH Vàng - Bạc - Đá quý Huy Thành
Hoạt động 30/10/2024 20:40
Sôi nổi Chung khảo Hội thi "Điều dưỡng viên giỏi - Giong Việt Nam 2024"
Hoạt động 30/10/2024 19:26
Tập huấn công tác tài chính cho cán bộ Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội
Hoạt động 30/10/2024 10:53
Tổng kết hoạt động công đoàn khối giáo dục huyện Đông Anh năm học 2023 - 2024
Hoạt động 29/10/2024 19:43