Cảnh báo chiêu thức lừa tiền bằng email giả, nhá máy lúc nửa đêm
Giả danh công an đi đòi nợ thuê | |
Truy tố cựu sỹ quan công an về tội lừa đảo | |
Tin lời cán bộ “ảo”, mất trăm triệu xin việc | |
Hà Nội: Cảnh giác các vụ 'thôi miên' lừa tiền dịp cuối năm |
Tin nhắn cảnh báo của Công an TPHCM về tình trạng giả mạo email chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp. Ảnh: Trường Sơn |
Cảnh giác số điện thoại lạ, nhá máy lúc nửa đêm
Kể về chuyện bị mất hơn 200 nghìn đồng trong tài khoản sau khi gọi vào một số máy điện thoại có đầu số +02247000909XX, anh Dũng - ngụ quận 12- cho rằng, chiêu lừa này hết sức tinh vi. Anh kể, khoảng 23h một ngày cuối tháng 2 vừa rồi, khi đang ngủ thì bất ngờ điện thoại anh đổ chuông. Thấy có người gọi đến, anh nghe máy thì tín hiệu bị cắt. Vốn có người chị đang định cư ở nước ngoài, anh Dũng liền nhấn nút gọi lại. Khi cuộc gọi được kết nối, anh cố hỏi là ai để nói chuyện thì nghe nhiều tiếng nhạc pha lẫn tiếng xì xào của ai đó. “Lúc đó cứ nghĩ rằng chị gọi về có chuyện gì nên mình cũng cố hỏi cho được, nhưng càng hỏi thì càng nghe nhiều tiếng xì xào. Sau khoảng 2 phút, mình tắt máy và kiểm tra thì tài khoản của mình bị trừ hơn 200 nghìn đồng” - anh Dũng kể lại.
Cũng tương tự như anh Dũng, anh Sơn ngụ Gò Vấp cũng là nạn nhân của trò lừa đảo cước điện thoại này. “Nửa đêm, thấy có người nhá máy nên mình gọi lại. Lúc đó cũng không để ý là đầu số lạ nên mình cứ nhấn nút gọi vì sợ anh em làm ở công trình báo cáo chuyện gì khẩn cấp. Sau khoảng 1 phút không nghe đầu dây bên kia nói gì, tôi tắt máy. Sáng ra, tôi lấy máy gọi cho một người bạn thì tổng đài báo thuê bao hết tiền dù mới ngày hôm qua tôi vừa nộp vào tài khoản 100 nghìn đồng và chỉ mới nhắn vài tin nhắn” - anh Sơn kể với giọng bức xúc.
Trước tình trạng hàng loạt khách hàng phản ánh tình trạng lừa đảo này, nhiều nhà mạng ở Việt Nam đã lên tiếng. Theo nhà mạng VNPT Vinaphone, gần đây đã tiếp nhận nhiều phản ánh của khách hàng về việc nhận cuộc gọi, tin nhắn yêu cầu gọi lại từ các đầu số không phải ở Việt Nam như : +4872977…, +6748845..., +6748845..., +6748845..., +6748845..., +4870000. Đa phần các cuộc gọi, tin nhắn này xuất hiện vào thời điểm đêm khuya hoặc rạng sáng lúc người dân đang ngủ khiến họ dễ nhầm tưởng rằng người thân mình ở nước ngoài gọi hoặc nhắn tin yêu cầu gọi lại trong tình trạng khẩn cấp.
Theo nhà mạng này, thực chất đây là những cuộc gọi nháy máy từ nước ngoài hoặc là cuộc gọi có kết nối rất ngắn để chuyển thông điệp cho người nghe tại Việt Nam gọi lại số đó để lừa đảo. Hầu hết các cuộc gọi được thực hiện với thời lượng vài giây rồi tắt máy. Nếu khách hàng gọi lại cho các số điện thoại lạ và khi cuộc gọi được kết nối thành công, người nghe chỉ nghe thấy những âm thanh được cài đặt sẵn, sau đó tài khoản của họ sẽ lập tức bị trừ những khoản tiền rất lớn. Trước tình trạng này, VinaPhone đã tiến hành phân loại và chặn các cuộc gọi đến từ các đầu số quốc tế có dấu hiệu lừa đảo.
Để phòng ngừa, nhà mạng này cũng đưa ra nhiều lưu ý cho khách hàng có biện pháp phòng tránh. Cụ thể, các cuộc gọi, tin nhắn Quốc tế về sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc hoặc 00 ở đầu. Hai số tiếp theo không phải là 84 (Mã nước Việt Nam). Các cuộc gọi này xuất hiện dưới dạng nhá máy hoặc kết nối thời lượng rất ngắn có nội dung thông báo yêu cầu khách hàng gọi lại. Với tin nhắn cũng sẽ có nội dung yêu cầu gọi lại.
Khách hàng không thực hiện gọi lại những số máy xuất hiện ở những cuộc gọi nhỡ, gọi đến, tin nhắn có dấu hiện như trên. Chỉ nên gọi đi quốc tế khi biết chắc chắn đó là số điện thoại của người thân ở nước ngoài. Đối với trường hợp các cuộc gọi lạ từ nước ngoài với nội dung: “Tổng đài VNPT xin thông báo số của quý khách sẽ bị khóa trong hai giờ nữa, xin liên hệ lại để biết thêm chi tiết…”, VNPT VinaPhone khẳng định các cuộc gọi trên không phải của VNPT mà là của đối tượng lừa đảo và nhấn mạnh khách hàng tuyệt đối không gọi lại số điện thoại theo hướng dẫn.
Báo động chiếm đoạt tiền bằng email giả mạo.
Theo Công an TPHCM, hiện nay trên địa bàn thành phố xuất hiện tình trạng làm giả email một cách tinh vi để chiếm đoạt tiền của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài. Thủ đoạn phổ biến là các đối tượng này thâm nhập vào email của các doanh nghiệp để nắm thông tin về các giao dịch hợp đồng, chuyển tiền thanh toán giữa hai bên. Qua đó, các đối tượng này dùng một email giống như email của đối tác nhưng có khác một ký tự để thực hiện các thủ đoạn lừa đảo như yêu cầu chuyển tiền vào một tài khoản hưởng thụ khác. Khi doanh nghiệp không thực hiện các bước kiểm tra mà chuyển tiền vào các tài khoản này thì các đối tượng lừa đảo sẽ rút hết tiền rồi xóa hết dấu vết. Công an TPHCM khuyến cáo đây là thủ đoạn lừa đảo, tuyệt đối không chuyển tiền và trình báo ngay cho cơ quan công an để thụ lý.
Trước đó, vào năm 2016, Bộ Công thương cũng đưa ra khuyến cáo tương tự về tình trạng này. Theo đó, Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận trường hợp doanh nghiệp Việt Nam bị kẻ gian lừa đảo bằng hình thức giả mạo email. Theo đó, sau quá trình dùng các thủ đoạn công nghệ cao, kẻ lừa đảo đã thâm nhập và biết về những giao dịch giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài. Sau đó, đối tượng này yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền vào tài khoản cá nhân thông qua một email giả mạo giống email của đối tác (khác một ký tự). Ngay sau khi doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền, kẻ gian đã tới ngân hàng và rút toàn bộ số tiền kể trên.
Theo các chuyên gia về bảo mật thì tình trạng giả mạo email để chiếm đoạt tiền thực chất không phải là thủ đoạn mới xuất hiện. Trước đây đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị thủ đoạn này qua mặt và mất đi nhiều khoản tiền rất lớn. Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà bên bị hại cũng bị đối tác nước ngoài đặt nghi vấn về sự chuyên nghiệp khi làm ăn với nhau. Khi chuyển tiền vào một tài khoản nào đó ở nước ngoài, nhân viên cần xác minh chéo hoặc gọi điện thoại trực tiếp cho đối tác để xác minh cụ thể hơn. Nếu thực hiện được những bước này thì việc bị lừa qua email rất khó xảy ra.
Để hạn chế những sự việc đáng tiếc này, Bộ Công thương lưu ý các doanh nghiệp khi giao dịch với đối tác nước ngoài nên dùng email chính thức của công ty, thay vì sử dụng các dịch vụ miễn phí từ gmail, yahoo... để tránh bị giả mạo hay gần giống email thật (thay đổi một vài chữ gần giống nhau). Doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động yêu cầu đối tác sử dụng email chính thức trong trường hợp đối tác cung cấp email từ các dịch vụ miễn phí kể trên.
Trong quá trình giao dịch qua email, các doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý đến địa chỉ email người nhận, nhất là trong các email có nội dung quan trọng như bản sao bộ chứng từ giao hàng và tài khoản nhận tiền qua điện chuyển tiền. Bên cạnh email, các doanh nghiệp cần phải tiến hành liên lạc với đối tác nước ngoài qua điện thoại hoặc fax, nhất là khi nhận được yêu cầu thanh toán vào các tài khoản khác với những tài khoản đã cung cấp cho mình trước đó hoặc đã được ghi trong hợp đồng giữa hai bên. Quá trình làm việc, doanh nghiệp Việt Nam cũng nên yêu cầu thương vụ Việt Nam ở nước có đối tác xác minh các thông tin về đối tác, nhất là với các đối tác chưa gặp mặt trực tiếp hoặc làm việc với nhau qua mạng.
Đó chỉ là những biện pháp tự bảo vệ trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài thì việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm công tác xuất nhập khẩu, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và phương thức thanh toán quốc tế mới là biện pháp dài hơi để các doanh nghiệp Việt Nam tránh được những vụ “tiền mất tật mang” do các đối tượng lừa đảo gây ra.
Theo Trường Sơn/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
Tin nóng 23/12/2024 17:26
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48
Bình Dương: Khởi tố các đối tượng mua bán hoá đơn trái phép
Tin nóng 14/12/2024 07:44
Nhập khẩu "khí cười" nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với trị giá hơn 5 triệu USD
Tin nóng 11/12/2024 11:04
Cách thức lừa đảo của "Mr Pips" Phó Đức Nam và "Mr Hunter" Lê Khắc Ngọ
Tin nóng 11/12/2024 06:41