Cần xem lịch sử là môn học độc lập
Tích hợp môn lịch sử: Bộ GD-ĐT bị chỉ trích dữ dội | |
Hội thảo khoa học “Môn lịch sử trong giáo dục phổ thông” |
Số phận long đong của môn lịch sử
Lịch sử, đặc biệt lịch sử dân tộc, trong nền giáo dục phổ thông là nền tảng của khoa học xã hội và nhân văn, là cơ sở quan trọng bậc nhất để trang bị một hệ thống kiến thức về cội nguồn dân tộc, về các thành quả xây dựng và bảo vệ đất nước, về các giá trị tiêu biểu của lịch sử và văn hóa dân tộc và nhân loại; để bồi dưỡng các giá trị của truyền thống dân tộc, nhất là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự cường, tinh thần nhân ái.. từ đó xây dựng phẩm chất và bản lĩnh con người Việt Nam. Chương trình giáo dục của hầu hết các nước trên thế giới đều coi môn lịch sử, nhất là quốc sử, là một trong những môn học cơ bản và bắt buộc như môn quốc ngữ, quốc văn và toán học.
Môn Lịch sử nên là môn học bắt buộc trong chương trình THPT. Ảnh minh họa |
Trong khi đó tại nước ta, môn lịch sử lại mang một số phận “long đong” trải qua các thời kỳ. Trong một vài thập kỷ qua, cách đối xử không đúng, thiếu công bằng có phần tùy tiện của các cấp quản lý Bộ Giáo dục đối với môn học này như việc lấy lý do “giảm tải” cho học sinh, môn lịch sử không còn được coi là môn thi chính thức như các môn học khác trong chương trình thi tốt nghiệp phổ thông. Số phận “long đong” của môn lịch sử từ chỗ quy định sử và địa là hai môn thi “luân phiên”, tiếp theo đó là môn thay thế (nghĩa là chỉ nơi nào học sinh nào không thi ngoại ngữ thì có thể thi môn sử). Những kỳ thi gần đây, lịch sử được coi là môn “tự chọn” nghĩa là hoàn toàn không bắt buộc. Tuyệt đại đa số học sinh chuẩn bị thi khối A hoặc khối B sẽ bỏ rơi môn lịch sử, do vậy mới có hiện tượng nhiều hội đồng thi chỉ có một số ít em thi sử, nhà trường vẫn phải lập ban bệ đầy đủ theo đúng quy chế. Đến hôm nay, dưới danh nghĩa “tích hợp”, môn lịch sử đã biến mất khỏi chương trình với tư cách một bộ môn khoa học có chức năng riêng biệt tại dự thảo giáo dục phổ thông tổng thể. Điều này được giải thích rằng, nó được vận dụng vào môn “Công dân và Tổ quốc”.
Coi nhẹ lịch sử là nguy hại quốc gia
GS. Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam) cho rằng, trong đổi mới giáo dục hiện nay, nhấn mạnh chuyển từ truyền thụ kiến thức sang giáo dục năng lực và phẩm chất của học sinh là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này không có nghĩa là coi nhẹ kiến thức, coi thường cơ sở khoa học của môn học. Trên nền tảng kiến thức đó mới có thể phát huy tác dụng giáo dục trong bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết, xây dựng năng lực, phẩm chất cho học sinh. Lịch sử dân tộc kết hợp với lịch sử thế giới còn góp phần cho học sinh thấy được vị trí của đất nước trong tiến trình lịch sử, tính đa dạng của văn minh nhân loại và xác lập tinh thần tôn trọng thành tựu văn minh của các nước và trách nhiệm giữ gìn bản sắc dân tộc trong thế giới đa dạng văn hóa.
“Muốn giáo dục lịch sử hay nói cách khác là phát huy tác dụng giáo dục của môn lịch sử, trước hết phải coi trọng và am hiểu nền tảng khoa học của môn lịch sử, phải nhận thức và đối xử như một môn khoa học” – GS Phan Huy Lê nhấn mạnh. Tại hội thảo về môn lịch sử trong giáo dục phổ thông mới diễn ra tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng, với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, các thế lực thù địch đang lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là internet, thông qua các trang mạng xã hội như: face- book, youtobe, web hay blog... để tuyên truyền, xuyên tạc, bôi đen bóp méo lịch sử dân tộc, phủ nhận những giá trị đích thực của những sự kiện, nhân vật lịch sử...trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Thủ đoạn của chúng là triệt để khai thác, cắt xén, nhào nặn những thông tin sai sự thật, tạo sự hoài nghi trong dư luận. Đối tượng chúng nhắm đến là thế hệ trẻ. Vì vậy, việc giáo dục lịch sử dân tộc ở bậc phổ thông lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu như môn lịch sử không được đối xử và lựa chọn đúng với vị trí, vai trò của nó, không trở thành môn học bắt buộc cho học sinh trung học phổ thông thì rất nguy hại cho quốc gia, dân tộc, vô tình tiếp tay cho kẻ thù. Thượng tướng – PGS.TS Nguyễn Tiến Trung (Giám đốc Học viện Quốc phòng) cho biết, đối với Việt Nam, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo đang đặt ra ngày càng nặng nề và phức tạp hơn, chủ quyền đất nước đang bị đe dọa. Nếu chúng ta không có sự giáo dục đúng mức thì nhiều thế hệ người Việt không thể hiểu biết đầy đủ về lịch sử chủ quyền quốc gia.
“Thế hệ trẻ lớn lên qua nền giáo dục phổ thông mà không nắm chắc, hiểu rõ lịch sử dân tộc, không có niềm tin dân tộc, không kế thừa các truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc thì làm sao có thể yêu nước và bảo vệ đất nước một cách chân chính.” - Thượng tướng Nguyễn Tiến Trung nhận định. GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc lại yêu cầu, phải quy định dứt khoát, môn lịch sử là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Cần tiến tới coi lịch sử Việt Nam như một môn trong kỳ thi tuyển chọn nhân viên vào các cơ quan, doanh nghiệp...và sẽ trở thành môn thi đối với những người muốn nhập quốc tịch Việt Nam.
Theo PGS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ở THPT mục tiêu của môn lịch sử là: Trên cơ sở những hiểu biết lịch sử cơ bản đã được học từ THCS kết hợp với đặc điểm của lịch sử Việt Nam có được nhận thức tổng quát về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc trong mối quan hệ với lịch sử thế giới. Từ đó bồi dưỡng niềm tự hào là người Việt với tư cách là một công dân thế giới nhưng mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Để thực hiện được “Dân ta phải biết sử ta”, môn lịch sử phải là môn bắt buộc trong chương trình ở THPT, không thể là môn tự chọn. |
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36