Cấm thi tuyển học sinh vào lớp 6: Lúng túng tìm giải pháp
Còn với nhiều phụ huynh đang kỳ công đầu tư cho con thi vào trường chuyên, lớp chọn thì vô cùng bức xúc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, chủ trương trên là đúng, vấn đề còn lại phụ thuộc vào nhận thức và hành động của từng địa phương và mỗi người dân.
Sở và trường cùng lo tìm giải pháp
Là một trường chuyên lớn nhất của Thủ đô nên việc không cho thi tuyển vào lớp 6 khiến lãnh đạo Trường phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam thấy vô cùng lúng túng trong việc tìm giải pháp thay thế để tuyển được HS giỏi với tiêu chí bảo đảm: vừa công khai, vừa minh bạch và công bằng. Bởi như mùa tuyển sinh năm ngoái, dù chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 6 của trường là 200 nhưng đã có tới hơn 4.000 thí sinh đăng ký dự thi.
Tương tự, Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành là một trường phổ thông thực hành có tiếng của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Mặc dù là trường công lập nhưng trường lại tuyển sinh không theo tuyến hay không phải làm nhiệm vụ phổ cập THCS trên địa bàn như các trường công lập khác nên những năm gần đây số HS đăng ký vào trường cũng luôn quá cao so với chỉ tiêu của trường (năm học 2014 - 2015, có 2.600 hồ sơ đăng ký/240 chỉ tiêu tuyển sinh). Vì thế, trường đã phải tổ chức thi tuyển, sau đó xét trúng tuyển theo danh sách từ điểm cao xuống thấp. Với chủ trương mới trong tuyển sinh, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Anh cho biết: “Chúng tôi đang phải chờ ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu Trường ĐH Sư phạm Hà Nội”.
Lúng túng, lo lắng là tâm trạng chung của các trường có lượng thí sinh đăng ký dự thi cao hơn nhiều lần chỉ tiêu tuyển sinh khi đề cập đến công tác tuyển sinh năm nay và hiện đến thời điểm này, tất cả đều trông chờ vào quyết định chỉ đạo cuối cùng của Sở GD- ĐT và UBND thành phố Hà Nội.
Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, mọi năm Hà Nội vẫn xin UBND thành phố để được tổ chức thi tuyển vào lớp 6 cho khối THCS của Trường Hà Nội - Amsterdam. Tuy nhiên, với công văn của Bộ GD-ĐT mới đây, ban lãnh đạo Sở đã họp bàn với sự tham dự của các quận, huyện để xây dựng phương án tuyển sinh hợp lý. Sở đã có văn bản trình xin ý kiến chỉ đạo của thành phố trong tuần này. Trong lúc chờ, Sở vẫn đang nghe ngóng, mong chờ sự hiến kế từ dư luận xã hội.
Điều đáng nói là nhiều phụ huynh đầu tư học thêm cho con từ 2, 3 năm về trước để chuẩn bị cho kỳ vượt vũ môn năm nay tỏ ra tiếc nuối, lo lắng con mình không có cơ hội vào các trường chuyên, chất lượng cao. Thực tế này là minh chứng phụ huynh đang áp đặt mong muốn các em phải bước vào những ngôi trường có tên tuổi và phải thành tài trong tương lai.
Có thể nói suốt nhiều năm qua, việc cho phép tồn tại các trường đặc thù được phép thi tuyển vào lớp 6 như TPHCM, Hà Nội đã tạo áp lực học thêm, thi thố căng thẳng hơn cả kỳ thi đại học vì tỷ lệ chọi 1/20- 1/25. Chính vì thế, một số ý kiến cho rằng , đã cấm thi tuyển vào lớp 6 thì Bộ GD-ĐT cũng cần xem xét, nhất quán chủ trương không cho phép tồn tại loại trường chuyên hay lớp chọn.
Không còn vấn nạn dạy thêm, học thêm
Trên tinh thần đổi mới giáo dục và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 02-NQ/HNTW “Không tổ chức trường chuyên ở tiểu học và trung học cơ sở, trừ các trường năng khiếu về nghệ thuật, thể thao”, nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục đồng thuận với quyết định của Bộ GD -ĐT.
Thầy Đào Thiện Khải, nguyên Hiệu trưởng Trường phổ thông chuyên Hà Nội – Amstecdam (Hà Nội) cho biết: “Việc cấm thi tuyển vào lớp 6, theo tôi là một chủ trương đúng. Vì muốn cải cách giáo dục toàn diện và triệt để thì phải cấm thi thố. Thực tế đã chứng minh, còn tổ chức thi tuyển vào lớp 6 thì còn học thêm, dạy thêm và áp lực này tiếp tục đè nặng trên đôi vai của HS tiểu học. Muốn biết được học trò có khả năng hay không thì cần sự kiểm tra đánh giá toàn diện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh chứ không chỉ phụ thuộc vào kiểm tra vài môn văn hóa”.
Còn theo một cán bộ nguyên là trưởng phòng Tiểu học của Sở GD-ĐT, việc thi tuyển vào một số trường chuyên, trường có tiếng trên địa bàn TP thời gian qua không chỉ tạo áp lực căng thẳng cho HS tiểu học mà cũng chưa thể hiện sự công bằng khi đòi hỏi HS muốn dự thi phải có 5 năm liền là HS giỏi ở bậc tiểu học. Như thế, với những HS học giỏi thực sự, có năng lực nhưng vì yếu tố rủi ro nào đó mà không đạt học lực giỏi chỉ 1 năm thì vuột mất cơ hội được sơ tuyển vào các trường này. Hơn nữa, việc bỏ “mác” trường chuyên cũng cần thiết vì xóa bỏ đặc quyền và thúc đẩy các trường THCS thi đua dạy tốt, nâng cao chất lượng giáo dục.
Để xét tuyển mang tính công bằng, cần có phương án phù hợp, đánh giá, khảo sát năng lực học sinh một cách khách quan, khoa học. Theo thầy Khải, trước mắt có thể thay bằng một cuộc kiểm tra tổng quát năng lực HS trên mọi lĩnh vực, bao gồm hiểu biết khoa học, xã hội và năng khiếu liên quan đến âm nhạc, họa, thể thao … thông qua khoảng 10 câu hỏi đánh giá trong thời gian khoảng 45 phút.
Còn về lâu dài, chúng ta cần đầu tư nâng cao chất lượng dạy và học của tất cả các trường THCS đạt chuẩn để tránh việc phụ huynh phải chạy cho con từ trường chất lượng thấp sang trường chất lượng dạy và học tốt hơn. Đối với những trường xây dựng theo tiêu chí chất lượng cao thì phải là “chất lượng cao” thật sự và ở đó học phí cũng được quyền thu cao như các trường nước ngoài.
Được biết, cũng là một địa phương có đặc thù tương tự Hà Nội, nhưng TPHCM đã sớm lên phương án phù hợp với chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về không tổ chức thi tuyển vào lớp 6 bằng việc ngay từ đầu năm học, Sở đã chỉ đạo các phòng chuyên môn thảo luận, xây dựng phương án khảo sát năng lực học sinh một cách toàn diện. Theo đó, ngoài khảo sát, kiểm tra năng lực tiếng Anh theo chuẩn trình độ của chương trình tiếng Anh tăng cường, học sinh sẽ được kiểm tra, đánh giá kiến thức, năng lực theo hướng tích hợp các môn khoa học tự nhiên và xã hội. Dự kiến trong tuần tới, Sở GD-ĐT TPHCM sẽ trình UBND thành phố phương án tuyển sinh vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.
Theo các chuyên gia giáo dục, việc Bộ GD-ĐT kiên quyết không đồng ý phương án thi tuyển vào lớp 6 của bất cứ trường nào và buộc các Sở GD-ĐT phải tìm một hướng tuyển sinh khác là một bài toán khó trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt cần phải có sự chuẩn bị kỹ để tránh biến tướng và ngành giáo dục địa phương cần sớm công bố để ổn định tâm lý phụ huynh, học sinh.
Hy vọng chủ trương này sẽ thay đổi tư duy chọn trường cho con của các bậc phụ huynh hiện nay. Nếu thấy con mình thực sự có năng lực, tự tin chọn trường chuyên ngữ hoặc trường trọng điểm thì hãy khuyến khích, còn không cứ để các em được học đúng tuyến, gần nhà. Đây mới là giải pháp tận gốc cho vấn nạn dạy thêm, học thêm đang tràn lan.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57