Bước tiến mới trong nghiên cứu và chọn tạo giống đậu nành

(LĐTĐ) Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa chính thức cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng cho hai giống đậu nành VINASOY 01-CT và VINASOY 02-NS cho Công ty sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy.
buoc tien moi trong nghien cuu va chon tao giong dau nanh Công dụng của hạt đậu tương và đậu nành
buoc tien moi trong nghien cuu va chon tao giong dau nanh Đậu nành giúp kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân ung thư vú
buoc tien moi trong nghien cuu va chon tao giong dau nanh Phát hiện công dụng mới của đậu nành

Đây là cột mốc tiếp theo của Vinasoy trong quá trình nghiên cứu và chọn tạo những giống đậu nành mới, có chất lượng phù hợp với từng dòng sản phẩm.

buoc tien moi trong nghien cuu va chon tao giong dau nanh
Hai giống đậu nành của Vinasoy được bảo hộ đều được phát triển từ giống bản địa của huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.

Cả hai giống đậu nành của Vinasoy được bảo hộ đều được phát triển từ giống bản địa của huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Giống VINASOY 01-CT được chọn thuần từ giống Cư Jút địa phương với những đặc điểm: Đồng nhất về màu hoa và kiểu hình, kích thước 100 hạt đồng đều hơn, tỷ lệ quả 3 hạt trung bình đạt 20-30%, năng suất 2-2,5 tấn/ha, cao hơn 5-10% so với giống địa phương.

Trong khi đó, giống đậu nành VINASOY 02-NS là giống mới được chọn tạo từ giống Cư Jút địa phương lai tạo với giống ĐT26, VINASOY 02-NS có nhiều đặc tính nổi trội như chín đồng đều, kích thước hạt lớn, năng suất 2,5-3,5 tấn/ha, cao hơn từ 10-20% so với giống Cư Jut địa phương, có khả năng chống đổ ngã và kháng rỉ sắt.

Theo thống kê của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, năm 2015 các doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu 93% nguyên liệu đậu nành hạt, chỉ 7% đến từ nguồn nội địa. Những năm gần đây do đầu ra không ổn định, giống thoái hóa và năng suất thấp nên diện tích trồng đậu nành ngày càng giảm. Bên cạnh đó, giá đậu nành nội địa không cạnh tranh được với giá đậu nành nhập khẩu.

buoc tien moi trong nghien cuu va chon tao giong dau nanh
Hai giống đậu nành VINASOY 01-CT và VINASOY 02-NS được cấp Bằng bảo hộ và trồng khảo nghiệm mở ra cơ hội phát triển đậu nành ở Việt Nam

Vì vậy, việc hai giống đậu nành VINASOY 01-CT và VINASOY 02-NS được cấp Bằng bảo hộ và trồng khảo nghiệm ngày càng được mở rộng ra khắp các vùng trong cả nước có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn không chỉ đối với doanh nghiệp nói riêng, mà còn đối với nông dân và việc phát triển đậu nành ở Việt Nam nói chung.

Thành quả bước đầu này đã chứng tỏ Vinasoy có đủ khả năng chọn tạo ra giống đậu nành mới, có thể so sánh với các viện nghiên cứu, trường đại học khác tại Việt Nam. Ngoài việc sở hữu trí tuệ sản phẩm do mình tạo ra, Vinasoy đang và sẽ có một vị trí xứng đáng trong cộng đồng nghiên cứu về đậu nành ở Việt Nam.

Đại diện Vinasoy cho biết, trong thời gian tới, hai giống VINASOY 01-CT, VINASOY 02-NS và các dòng mới đang chọn tạo được kỳ vọng sẽ thích ứng và biểu hiện năng suất tốt ở những vùng trồng mới ở Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ông Ngô Văn Tụ - Giám đốc điều hành Vinasoy chia sẻ: “Song hành cùng quá trình sản xuất kinh doanh, chúng tôi quan niệm doanh nghiệp phải có vai trò phát triển vùng nguyên liệu, đa dạng hóa dòng sản phẩm của mình, cũng như cam kết đem lại lợi nhuận cho người nông dân và đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững. Hai giống VINASOY 01-CT và VINASOY 02-NS được cấp bằng bảo hộ là nỗ lực và sự công nhận cho bước tiến mới của chúng tôi trên hành trình đó. Vinasoy thực hiện cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật canh tác và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đậu nành hạt với giá bảo hiểm nhằm giúp người nông dân an sản xuất và mở rộng diện tích trồng đậu nành.”

buoc tien moi trong nghien cuu va chon tao giong dau nanh
Giống đậu nành của Vinasoy chọn tạo cho năng suất tốt

Lãnh đạo Cục Trồng trọt - Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia vừa tới thăm quan mô hình trồng khảo nghiệm sản xuất hai giống đậu nành này tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, nhằm đánh giá thực tế sinh trưởng phát triển, tiềm năng năng suất để có cơ sở tiến đến công nhận sản xuất thử giống đậu nành VINASOY 02-NS trong thời gian tới.

Khẳng định nỗ lực của Vinasoy đang góp phần không nhỏ vào việc khôi phục trở lại vùng trồng đậu nành tại Việt Nam, ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng: Cách làm của Vinasoy đang đi đúng hướng, mang tính bền vững lâu dài và rất phù hợp với chủ trương sản xuất nông nghiệp theo chuỗi của Chính phủ.

“Với những gì Vinasoy đang thực hiện, chắc chắn người dân sẽ quay trở lại canh tác cây đậu nành. Cục Trồng trọt cũng như Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Quốc gia sẽ hỗ trợ tối đa Vinasoy trong việc phát triển mở rộng các vùng trồng đậu nành khắp tại Việt Nam.”, ông Trần Xuân Định cho hay.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Xem thêm
Phiên bản di động