Bức tranh tài chính Quốc gia qua những con số
Theo đó, về thu ngân sách, thực tế đánh giá thu dầu thô năm 2017 tăng khoảng 5.200 tỷ đồng so với dự toán do cả sản lượng tăng thêm 1 triệu tấn và giá bán tăng, nhưng số thu chỉ chiếm 3,5% đánh giá thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017, bằng khoảng ½ số thu từ thuế thu nhập cá nhân. Đáng chú ý, cơ cấu thu đang rất thay đổi. Cụ thể, xét về tổng thể, thu nội địa vượt dự toán, nhưng toàn bộ số vượt thu thuộc ngân sách địa phương (NSĐP), phần ngân sách Trung ương (NSTW) được hưởng trong thu nội địa không đạt dự toán, chủ yếu do thu từ khu vực DNNN, khu vực FDI, khu vực ngoài quốc doanh hụt trên 28 nghìn tỷ đồng. Thu cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước đến hết tháng 9/2017 mới đạt 10.000 tỷ đồng trong tổng số 60.000 tỷ đồng dự toán. Do đó, thu NSTW sau khi bù trừ phần tăng thu dầu thô, thu viện trợ và giảm thu nội địa phần NSTW được hưởng, thì tiến độ thu đến nay còn thấp, cần phải nỗ lực phấn đấu mới có thể đạt dự toán thu NSTW năm 2017.
Giảm chi tiêu để lấy tiền chi cho đầu tư phát triển là nhiệm vụ ngành Tài chính phải thực thi.ảnh: TTXVN |
Liên quan đến bội chi, Bộ trưởng cho biết việc đề xuất mức bội chi 3,7% cho dự toán năm 2018, cao hơn năm 2017 là trên cơ sở số bội chi trong cả nhiệm kỳ đã được Quốc hội thông qua trong Kế hoạch tài chính 5 năm. Năm 2017, bội chi là 3,5%, năm 2018 tăng lên 3,7%, nhưng năm 2019 sẽ giảm xuống 3,6%, năm 2020 còn 3,4%, đảm bảo giữ bội chi trong giới hạn của kế hoạch 5 năm. Nợ công theo đó cũng sẽ được đảm bảo ở tỷ lệ 63,9% GDP, nợ Chính phủ là 52,5% GDP, nợ nước ngoài quốc gia là 47,6% GDP vào cuối năm 2018, trong giới hạn Quốc hội cho phép. |
Về vấn đề nợ đọng thuế, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay, tổng số nợ thuế đến ngày 30/9/2017 là 73,9 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nợ thuế có khả năng thu là 27.648 tỷ đồng, chiếm 37,4% tổng số tiền thuế nợ. Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế và tiền chậm nộp (0,03%/ngày) là 18.061 tỷ đồng, chiếm 24,4%. Nợ lũy kế kéo dài nhiều năm do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, đã tự giải thể, phá sản, ngừng, nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc đang thi hành án hình sự là 28.221 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất - 38,2% tổng số tiền nợ thuế của 695.240 đối tượng (bao gồm 186.293 DN và 508.947 hộ kinh doanh và cá nhân). Như vậy, loại trừ tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, nợ lũy kế kéo dài nhiều năm do người nộp thuế đã chết, phá sản,... thì nợ thuế có khả năng thu tương đương 3% tổng số thu NSNN.
Theo Bộ trưởng, trong những năm gần đây, công tác quản lý, thu hồi nợ đọng thuế đã có chuyển biến tích cực. Số thuế nợ đọng có xu hướng giảm, năm 2015 là 76.450 tỷ đồng, năm 2016 là 74.200 tỷ đồng, đến thời điểm 30/9/2017 là 73.900 tỷ đồng. Cùng với đó, số thu hồi nợ đọng thuế tăng, năm 2015 thu được gần 37.600 tỷ đồng, năm 2016 thu 42.500 tỷ đồng và 9 tháng năm 2017 là 35.900 tỷ đồng (tăng 13,1% so cùng kỳ năm 2016). Trong công tác quản lý thu, xử lý nợ đọng thuế, sự phối hợp giữa cơ quan tài chính, cấp uỷ chính quyền địa phương đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, vào cuộc quyết liệt…
Liên quan đến kinh phí cho các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) và Chương trình mục tiêu (CTMT)Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng giải trình: Các chương trình được triển khai tương đối tốt. Đối với 21 CTMT, đến nay đã có 12 Chương trình đã được phê duyệt, trong đó 7 chương trình có dự toán chi thường xuyên. 9 Chương trình chưa được phê duyệt, trong đó 4 chương trình có chi thường xuyên. Về bố trí dự toán, 2 CTMTQG đã được bố trí và phân bổ chi tiết, trong đó kinh phí sự nghiệp đã bố trí cho 2 chương trình này đạt khoảng 50% tổng mức chi theo quy định, tức là bố trí rất cao. Đối với các CTMT đã được phê duyệt, dự toán năm 2018 đã bố trí và phân bổ chi tiết kinh phí sự nghiệp cho 7 CTMT đã được phê duyệt. Còn 4 CTMT chưa được phê duyệt nên chưa phân bổ chi tiết, nhưng đã dự toán kinh phí.
Về vấn đề nợ kinh phí cho các chính sách đã ban hành trước đây, nhất là các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc, miền núi, Bộ trưởng cho biết những năm qua, một số chính sách, chế độ được ban hành, nhưng vì nhiều lý do, nên chưa cân đối được hoặc cân đối chưa đủ nguồn thực hiện. Do đó, một số chương trình phải tạm dừng, tạm hoãn… Tuy nhiên, sau đó đã triển khai. Đến nay, NSTW đã cơ bản đảm bảo đủ kinh phí thực hiện các chương trình. Đối với 2 chính sách dân tộc mới ban hành theo Quyết định 2085 và 2086 của Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai muộn là do đến tháng 5/2017 và tháng 7/2017 Uỷ ban Dân tộc mới có văn bản hướng dẫn, các địa phương cũng chưa xây dựng đề án, nên không kịp triển khai. Trong dự toán năm 2018, kinh phí cho 2 chương trình này đã được bố trí theo đúng quy định.
H. Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13