Brownout - "thủ phạm" khiến bạn chán làm việc
Hôm nay tôi đến văn phòng vì điều gì?
Henri là quản lý cho một công ty. Mỗi buổi sáng, thức dậy là một chuyện rất khó khăn với anh.
Đã từ rất lâu, anh chưa bao giờ nghĩ tới chuyện chải chuốt, xỏ vào một đôi giày da bóng lộn đi làm mà trong đầu anh chỉ nghĩ đến việc còn bao nhiêu phút nữa thì tới giờ làm của công ty. Anh chia sẻ: "Công việc chủ yếu của tôi là gây áp lực cho cấp dưới và hạn chế ngân sách xuống mức có thể. Phải biết vắt kiệt sức lao động của người khác thì tôi mới được nhận tiền thưởng. Tôi cảm thấy mình thật xấu xí".
Tuy nhiên, Henri không phải là người duy nhất còn cảm thấy nghi hoặc về công việc mình đang làm. Ngay cả những người chuyên nghiên cứu về tâm lí của người lao động cũng rơi vào trường hợp này. Laurence Oro-Messerli - chuyên gia tâm lí về sức khỏe người lao động cho biết: "Với những đòi hỏi từ cấp trên, người trung gian làm nhiệm vụ chuyển những lời yêu cầu đó xuống những người thực thi ở cấp dưới là người phải chịu đựng nhiều nhất.
Họ bị kẹt giữa những người lãnh đạo công ty và các quy định, họ phải dùng đến các phương pháp để áp đặt các nhân viên cấp dưới mà chính họ còn không làm theo. Khi mà tiền lương lại còn không trả đúng với những gì họ đã làm, họ sẽ thấy mình đánh mất đi bản chất thật, đồng thời cảm thấy bị những người khác xa lánh”.
Brownout - căn bệnh ám ảnh dân văn phòng
Hội chứng này có tên là brownout, hay nói theo một cách đơn giản là suy giảm năng lượng làm việc, chán nản với công việc mặc dù sức khỏe vẫn hoàn toàn ổn định. Ngày nay, người ta đánh giá cao làm việc là một cách để thể hiện bản thân. Tuy nhiên, ôm việc càng nhiều lại càng làm cho chúng ta đôi khi cảm thấy không biết nên tập trung vào việc gì. Điều này dẫn tới một cảm giác vô dụng.
Năm 2013, nhà khoa học người Mỹ David Graeber có nói về những việc nhảm nhí "bullshit jobs" là những việc vô nghĩa, tốn thời gian, không cần thiết, đặc biệt liên quan đến các ngành dịch vụ (nhân sự, quản lý, truyền thông, tư vấn…).
Thậm chí, tác giả cuốn sách "Trong văn phòng, chẳng có ai nghe thấy tiếng bạn hét", Marc Estat - nguyên giám đốc của một công ty đa quốc gia chia sẻ rằng: "Có những ngày lặp đi lặp lại một cách chán ngắt, nhiều hôm kết thúc bằng một cuộc họp chẳng mấy ai quan tâm, mà người ta còn sử dụng những thuật ngữ kì cục, không phải là thuật ngữ riêng của công ty xuyên suốt cuộc họp. Đa số chúng ta đều dành phần lớn sức lực làm những việc vô nghĩa, đôi khi còn làm giảm năng suất công việc".
Công cuộc tìm lại ý nghĩa công việc không của riêng ai
Với tình trạng này, nhiều công ty tỏ ra lo ngại về sức khỏe các nhân viên. Nhà xã hội học Aurelien Fouillet gợi ý: "Các ban lãnh đạo công ty có thể cho lắp đặt những ống trượt trong nhà như ở Google như là một hình thức thư giãn hay tổ chức các buổi đạp xe team building vào cuối tuần cho nhân viên. Các hoạt động này không chỉ giúp nhân viên có thời gian để xả stress mà còn như một hành động tâm lí buộc nhân viên nên cống hiến hết sức cho công ty. Có như thế, nhân viên mới không cảm thấy chán nản khi đi làm và luôn muốn cố gắng hết mình, hơn nữa xóa đi khoảng cách giữa giám đốc và nhân viên".
Tuy nhiên, cũng có nhiều nhân viên tự mình thoát khỏi brownout bằng cách theo đuổi một đam mê khác. Laurence Oro-Messerli cho biết có rất nhiều người mong muốn được làm một công việc không liên quan gì đến những quy định ngặt nghèo, thậm chí họ muốn nghỉ việc và làm những công việc thủ công.
Bản thân cô là một người quản lý trẻ nhưng lại nuôi giấc mơ trở thành người sản xuất bia. Chính vì vậy, cứ cuối tuần cô lại làm bia phục vụ cho những bữa ăn gia đình, đồng thời thỏa mãn ước mơ của mình. Aurelien Fouillet cũng nói rằng có rất nhiều giám đốc điều hành thương mại và marketing dành thời gian để học đầu bếp, thiết kế nội thất hay tiếp quản trang trại gia đình, với mục đích cố gắng tìm lại ý nghĩa của cuộc đời.
Clara Deletraz - cofounder của công ty startup Switch Collective chuyên nghiên cứu về hội chứng brownout của nhân viên văn phòng, chia sẻ: "Tôi cũng đã từng phải đi tìm lại ý nghĩa công việc mình làm. Khi tôi còn làm ở công ty cũ, tôi đã hướng bản thân tới lĩnh vực cộng đồng nhưng ở đó, tôi chẳng tìm thấy gì ngoài sự thiếu hiệu quả và gánh nặng công việc mà tôi không thể chịu đựng nổi. Vì thế, tôi đã nghỉ việc, lí do mà Switch Collective lập ra chính là muốn giúp đỡ những người mắc hội chứng brown out tìm lại ý nghĩa công việc của họ, giống như tôi.
Chúng tôi nhận được rất nhiều hồ sơ bệnh của các khách hàng, phần lớn là những người có học vị cao, có công việc nhiều người mong ước, từ 28 đến 40 tuổi, nhưng họ đều không tìm thấy họ trong công việc. Tất cả đều mong muốn làm một điều gì đó có ích.
Bạn biết đấy sự thay đổi cũng thể hiện thông qua cơ thể con người. Tôi rất mừng vì sau khi tham gia chương trình của chúng tôi, phải đến 70% người tham gia chương trình của chúng tôi thay đổi cách nhìn nhận của mình. Bạn biết không, một kĩ sư của chúng tôi đã quyết định chuyển sang lĩnh vực quán bar – nhà hàng, còn một nhà điều hành cấp cao khác lại bắt tay vào việc thiết kế váy cưới đấy".
Gặp phải brownout, tôi nên làm gì?
Trước hết hãy tự hỏi mình, công việc quá dễ hay bản thân quá kém cỏi? Tất nhiên, đa phần sẽ là công việc quá dễ rồi, đừng ngại ngần hỏi nhà lãnh đạo về những thử thách to lớn hơn, trách nhiệm nặng nề hơn. Nếu họ không thể cung cấp những gì bạn cần, đừng ngại tìm công việc mới.
Hãy ghi nhớ rằng, một nơi làm việc tốt sẽ là một nơi luôn có thử thách mới, luôn có những phần thưởng xứng đáng và là nơi luôn chắp cánh cho những ý tưởng của bạn bay xa hơn.
Xử lý brownout không phức tạp, đáp ứng đủ 3 yêu cầu "thử thách - phát triển - vinh danh", brownout sẽ dần dần biến mất. Thứ phức tạp ở đây là xác định xem liệu bản thân có đang brownout hay trong tập thể đang có ai như vậy hay không.
Theo Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03
Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực
Việc làm 10/12/2024 16:25