Bỏ việc văn phòng đi làm shipper, lương tháng gấp đôi ngồi bàn giấy
Cảnh giác với giao hàng qua mạng | |
Tiềm ẩn nhiều rủi ro |
Học và làm việc ở Hà Nội 6 năm trời, Cường thông thuộc từng ngóc ngách ở Hà Nội còn hơn cả quê hương Nam Định. Cộng với tính tình thích bay nhảy, chàng trai sinh năm 1994 này đã bỏ công việc văn phòng nhàm chán với mức lương gần 6 triệu đồng để làm nghề đi giao hàng (shipper).
Nhờ 1 người bạn giới thiệu, Cường cũng bắt đầu những ngày đầu tiên đi làm bằng việc ngồi “canh đơn”. Hiểu đơn giản là các cửa hàng bán quần áo, mỹ phẩm, giày dép,…có hàng hoá khách đặt cần vận chuyển sẽ đăng lên một ứng dụng và các shipper sẽ tranh nhau giành đơn, tương tự cách đặt xe của Grab.
Tuy nhiên, khó khăn của việc canh đơn này với những người mới như Cường đó là: “Đơn nhiều nhưng shipper thì cũng nhiều như sao. Lính mới như tôi lại dùng điện thoại “cùi” khó lòng mà tranh giành được.”
Hàng được xếp đầy xe trước khi đi giao cho khách |
“Nhưng lâu dần cũng thành quen và dĩ nhiên phải đổi một chiếc điện thoại mượt mà hơn chút mới giành được đơn. Trung bình mỗi ngày “tranh nhau” như vậy cũng được chục đơn, hôm nào mưa sẽ được nhiều hơn do nhiều shipper nghỉ làm”, Cường cho biết thêm.
Làm lâu dần, Cường bắt mối được với một số shop “ruột”, các shop này có đơn sẽ gọi luôn cho Cường mà không phải đăng lên các ứng dụng. Qua các shop này, Cường sẽ có khoảng 10 đơn nữa một ngày. Tính ra, mỗi ngày ít nhất cũng phải được 15 - 20 đơn hàng.
Mà giá đơn hàng hiện cũng khá cao, trong khu vực nội thành Hà Nội, khoảng 10 km trở lại, giá là 30.000 đồng/đơn. Còn với khu vực ngoại thành như Gia Lâm, Hà Đông, Cổ Nhuế,…hoặc cuối Long Biên thì giá sẽ khoảng 40.000 - 50.000 đồng/đơn.
Nếu shop ruột của Cường mà có nhiều đơn hơn ngày thường thì sẽ đồng giá 20.000 đồng/đơn. Hôm nào gặp khách, Cường còn nhận được đơn giao hàng 100.000 đồng. Những đơn này có thể ở xa khoảng 30 km hoặc là những đơn gấp phải đi ngay lập tức.
Cũng giống như Cường, Ngô Minh Hải (Hoà Lạc, Hà Nội) vừa tốt nghiệp đại học xong cũng đi chạy ship. Lúc đầu Hải cho biết: “Tôi chỉ định chạy để kiếm thêm thu nhập. Nhưng thấy thu nhập còn khá hơn việc làm điện công trình nên tôi chuyển hẳn sang đi ship hàng. Công việc lại không gò bó thời gian, sáng 9 - 10 giờ đi làm, đến 5 - 6 giờ tối thì nghỉ.”
Địa chỉ giao hàng của Cường đã nhận trong buổi sáng. Tổng số tiền nhận được sau khi giao hết 13 đơn này là khoảng 540.000 đồng. |
“Cứ đều đều mỗi ngày tôi thu nhập khoảng 400.000 - 500.000 đồng, hôm nào mưa gió thì còn được 600.000 - 700.000 đồng vì nhiều shipper nghỉ làm nên dễ tranh đơn. Mà chi phí thì cũng không phải bỏ ra nhiều, mỗi ngày chỉ hết 50.000 đồng tiền xăng cho chiếc xe wave, muốn xe không nhanh “xuống” thì tháng phải thay dầu 2 lần”, Hải cho biết thêm.
Đó là chạy ban ngày, nếu về nghỉ ngơi ăn uống buổi tối để đêm chạy ship đồ ăn thì các shipper còn có thể kiếm thêm 300.000 - 400.000 đồng nữa.
So với sự đòi hỏi công việc thì mức thu nhập của shipper là khá ổn, tuy nhiên nó cũng tồn tại nhiều khó khăn và rủi ro. Khó khăn vì thời tiết khắc nghiệt vẫn phải có mặt trên từng cây số, khói bụi, nắng mưa đều chịu đủ. Đen đủi thì vì phạm luật an toàn giao thông còn bị mất tiền phạt.
Nhưng rủi ro lớn nhất với các shipper sợ nhất lại là việc bị bỏ hàng giả vào. Đã bị lừa vài lần, Cường rút kinh nghiệm: “Bọn lừa đảo thường để hàng giả vào và đưa số điện thoại với địa chỉ giả. Sau đó bắt shipper ứng tiền trước, nhiều shipper chạy đến nơi mới biết là bị lừa.”
“Muốn tránh lừa đảo kiểu này thì phải gọi điện cho khách để kiểm tra trước và không nhận đơn hàng ngoài đường, không có địa chỉ nhà của người gửi. Tôi thường nhận hàng tại cửa hàng của khách luôn và nếu yêu cầu giao hàng ở quán cà phê, nhà nghỉ thì cần cảnh giác và yêu cần chụp ảnh chứng minh thư nhân dân”, Cường chia sẻ thêm.
Ngoài ra, Mạnh Cường còn cho biết một số mánh khoé lừa đảo nữa để dụ shipper như: tiền ship trong nội thành được trả khá cao, khoảng 70.000 - 80.000 đồng, gần gấp 3 lần bình thường; hoặc lừa ship vào buổi tối, đêm ở địa chỉ không rõ ràng.
Xã hội càng phát triển, các nghề dịch vụ như thế này càng dễ kiếm tiền. Thậm chí, ngành dịch vụ còn đa dạng và phát triển hơn nhờ công nghệ. Ngồi một chỗ, khách hàng cũng có thể thuê người đi chợ, mua đồ ăn, đặt xe hay đón con giúp.
Tuy công việc giao hàng này mới chỉ là bán sức lao động, không giúp nhiều bạn trẻ có môi trường làm việc tốt, có sự thăng tiến trong công việc. Nhưng có thu nhập khá bằng chính sức lao động, có sự trải nghiệm cũng là điều tốt.
Theo Thế Hưng/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30