Bộ Công thương lý giải vì sao đề xuất tiếp tục xuất khẩu gạo
An ninh lương thực: Cùng giải bài toán tương lai | |
Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt xuất khẩu gạo sang Philippines | |
Gạo Việt đã xuất khẩu đi hơn 150 thị trường, cơ hội tiếp tục rộng mở |
PV:Thưa Thứ trưởng, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Tổng cục Hải quan đã có văn bản đề nghị tạm dừng xuất khẩu gạo theo yêu cầu của Chính phủ, tuy nhiên ngay sau đó Bộ Công thương đã đưa ra khuyến nghị là nên tiếp tục xuất khẩu gạo, vì sao Bộ Công thương lại đưa ra phương án này?
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh |
Ông Trần Quốc Khánh: Sau khi Thủ tướng Chính phủ ra kết luận tạm giãn tiến độ giao gạo xuất khẩu đến cuối tháng 5 thì một số doanh nghiệp (DN) ở một số tỉnh có phản ánh với chúng tôi là có thể số liệu của Bộ Công thương chưa thể hiện được chính xác, có thể có độ vênh nhất định.
Theo các DN ở các tỉnh, số lượng gạo hiện nay còn ở trong kho của doanh nghiệp và còn lại trong dân có thể nhiều hơn số liệu mà Bộ Công thương có; cộng thêm tiến độ xuất khẩu gạo trong tháng 3 có thể không mạnh như 2 tháng đầu năm. Trên tinh thần như vậy, chúng tôi xin phép Thủ tướng Chính phủ cho phép chúng tôi thêm thời gian để có thể đi làm việc với các tỉnh cũng như các DN, xác minh lại số liệu một lần nữa cho chính xác. Đó là đề xuất của Bộ Công thương.
PV: Tại sao lại có độ vênh về số liệu như vậy, thưa ông?
Ông Trần Quốc Khánh: UBND các tỉnh cũng như 1 số DN cho rằng có thể có độ vênh về số liệu giữa sản lượng xuất khẩu trong tháng 3, các DN cho rằng xuất khẩu trong tháng 3 đã chững lại, không lớn như Bộ Công thương dự kiến, nhưng tháng 3 chưa kết thúc nên chúng ta cũng rất khó nói ý kiến nào đúng, ý kiến nào không đúng
Thứ 2, một số tỉnh, một số DN cho rằng lượng tồn kho ở trong dân cũng như lượng dự trữ trong các DN có thể lớn hơn số liệu Bộ Công thương nắm được.
Độ vênh này có thể hiểu được vì trước đây chúng ta có công cụ để nắm bắt các số liệu đó nhưng từ năm 2018 khi chúng ta quyết định tự do hóa việc xuất khẩu gạo thì Bộ Công thương không còn công cụ đó nữa. Cụ thể, Nghị định 107 của Chính phủ ban hành năm 2018 đã quy định để tự do hóa xuất khẩu gạo thì chỉ giữ lại giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo, còn các công cụ khác như báo cáo về lượng hàng xuất khẩu, lượng hàng đã mua, lượng tồn kho, tiến độ thực hiện hợp đồng trước đó thì không còn nữa.
Do đó, hiện Bộ Công thương chủ yếu điều hành dựa trên số liệu tổng hợp của Tổng cục Hải quan về số lượng đã xuất khẩu cũng như số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về sản lượng trong vụ thu hoạch bao nhiêu, có bao nhiêu triệu tấn tồn trong dân. Trên cơ sở số liệu tổng đó chúng tôi đưa ra đề xuất kiến nghị của mình.
PV: Thưa ông, trong các yêu cầu về đảm bảo xuất khẩu gạo có phương án tạm trữ lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Nếu chúng ta không cân đối kỹ mà tiếp tục xuất hoặc tạm dừng xuất khẩu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc sản xuất của người nông dân cũng như hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam?
Ông Trần Quốc Khánh: Trong các quy định của nhà nước hiện hành thì các DN xuất khẩu phải dự trữ 5% tổng lượng xuất khẩu trước đó để phục vụ cho dự trữ lương thực quốc gia. Bản thân dự trữ lương thực quốc gia cũng mua từ 200.000 tấn đến 300.000 tấn để đảm bảo dự trữ lưu thông. Với sản lượng hiện nay chúng ta đã thu hoạch ở đồng bằng sông Cửu Long là độ 9 triệu tấn thóc, tương đương với hơn 4 triệu tấn gạo, trong điều kiện bình thường thì tôi khẳng định chúng ta không bao giờ thiếu gạo. Chúng ta không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn có cả phục vụ cho xuất khẩu.
Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. |
Nhưng hiện nay tình hình đang có nhiều biến động khó lường, ví dụ như nhu cầu thị trường trên thế giới tăng mạnh về các nhu yếu phẩm chính, vì vậy hút gạo xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với đó, ở trong nước, nếu như tình hình có gì đột biến xảy ra thì không loại trừ khả năng yếu tố tâm lý sẽ có hiện tượng mua tích trữ gạo. Tức là trong điều kiện bình thường chúng ta không thiếu nhưng trong những điều kiện đặc biệt thì có thể đứng trước rủi ro trong xuất khẩu gạo. Chính vì vậy, chúng ta phải có biện pháp để đảm bảo trong mọi trường hợp vẫn luôn đảm bảo an ninh lương thực cho người dân. Xuất phát từ đó mà Bộ Công thương có đề xuất giãn xuất khẩu gạo.
Sau khi cân nhắc ý kiến của các bộ ngành thì Thủ tướng chọn phương án tạm giãn tiến độ xuất khẩu đến cuối tháng 5. Khi tạm giãn xuất khẩu sẽ xuất hiện 1 số vấn đề. Với các hợp đồng đã ký với bên ngoài thì trong trường hợp đó, DN có thể sử dụng đây là một trường hợp bất khả kháng do quyết định của Chính phủ chứ không phải là hủy hợp đồng mà là tạm giãn tiến độ giao hàng đến cuối tháng 5. Do vậy, các DN sẽ tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó. Thứ 2, nếu DN gặp khó khăn do vay vốn ngân hàng thì chúng tôi dự kiến làm việc với ngân hàng để giãn thời gian trả nợ cho họ. |
Chúng tôi đã báo cáo và trình Chính Phủ một số phương án. Phương án 1 là tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo đến cuối tháng 5. Phương án 2 là đưa ra chế độ giấy phép xuất khẩu. Mục đích để làm sao chúng ta kiểm soát được tốc độ xuất khẩu, đảm bảo thực hiện các hợp đồng chúng ta đã ký nhưng vừa đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, đây là yếu tố quan trọng nhất.
Sau khi cân nhắc ý kiến của các bộ ngành thì Thủ tướng chọn phương án tạm giãn tiến độ xuất khẩu đến cuối tháng 5. Khi tạm giãn xuất khẩu sẽ xuất hiện 1 số vấn đề. Với các hợp đồng đã ký với bên ngoài thì trong trường hợp đó, DN có thể sử dụng đây là một trường hợp bất khả kháng do quyết định của Chính phủ chứ không phải là hủy hợp đồng mà là tạm giãn tiến độ giao hàng đến cuối tháng 5. Do vậy, các DN sẽ tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó. Thứ 2, nếu DN gặp khó khăn do vay vốn ngân hàng thì chúng tôi dự kiến làm việc với ngân hàng để giãn thời gian trả nợ cho họ.
Tất cả chúng ta phải có sự kiểm soát để đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, đặt mục tiêu đó là mục tiêu cao nhất, còn câu chuyện khó khăn đến với doanh nghiệp là câu chuyện dễ hiểu, câu chuyện đó chúng tôi cũng có tính toán nhất định làm sao để giảm nhẹ khó khăn đó cho các DN.
PV: Ông nói Bộ Công thương cần thời gian kiểm tra độ vênh về số liệu, vậy khi nào thì có kết quả, thưa ông?
Ông Trần Quốc Khánh: Điều này phụ thuộc vào quyết định của Thủ tướng, như tôi trình bày chúng tôi đã báo cáo lại Thủ tướng cho chúng tôi thêm thời gian xác minh lại số liệu sau báo cáo của các tỉnh và các DN. Nếu như Thủ tướng đồng ý với ý kiến đó thì chúng tôi sẽ tổ chức làm việc sớm với UBND các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng như các DN xuất khẩu chủ chốt để nắm lại số liệu chuẩn xác lần nữa, trên tinh thần tuyệt đối đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo TTXVN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08