Bí ẩn về ngôi đình nằm dưới đáy giếng cổ

(LĐTĐ) Hàng trăm năm nay, người dân Mễ Trì luôn truyền tai nhau về một ngôi đình cổ nằm sâu dưới đáy giếng làng. Ngôi đình này hiện nằm trong khuôn viên đền Đức Thánh Mẫu (Đền Mẫu) nơi thờ phụng mẹ nuôi của Đức Thánh Đầm nổi tiếng linh thiêng.
bi an ve ngoi dinh nam duoi day gieng co Phố Lãn ông: Thương hiệu chợ thuốc Đông y nức tiếng Hà Thành
bi an ve ngoi dinh nam duoi day gieng co Thiêng liêng miếu thờ Đức Thánh Đầm

Nhắc tới làng Mễ Trì (Mễ Trì, Nam Từ Liêm) người ta sẽ nhớ ngay tới đền Đức Thánh Đầm nằm trong khuôn viên của Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Thế nhưng ít ai biết rằng, cách đó khoảng 200m, có một ngôi đền thiêng không kém được người dân lập nên để thờ mẹ nuôi của Ngài.

Trong khuôn viên ngôi đền này có một giếng nước lớn, quanh năm không bao giờ vơi cạn. Giếng nước này được người dân làng Mễ Trì gọi là giếng trời (hay là giếng Ngọc). Tương truyền nằm dưới đáy giếng là một ngôi đình cổ - nhà của Đức Thánh Đầm.

bi an ve ngoi dinh nam duoi day gieng co
Đền Đức Thánh Mẫu. (Ảnh: Mộc Thanh)

Ông Đỗ Quang Lợi - Thành viên Ban Quản lý Di tích kể lại, theo truyền thuyết xa xưa vùng đất Mễ Trì có nhiều đầm hồ, ngòi rạch. Nhiều người ở đây chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá. Trong làng có hai vợ chồng sống tu nhân tích đức, ăn ở hiền lành nhưng tuổi đã cao vẫn chưa có nổi mụn con.

Một lần, người chồng đi kéo vó trên đầm, kéo mãi mà không được con cá nào. Đang định thu lưới về thì bỗng nhiên ông kéo được một quả trứng kỳ lạ, màu sắc lung linh như ngọc. Thấy vậy, ông liền đem về rồi cho vào một cái chum lớn. Sau hơn hai mươi ngày, trứng nở ra một con rắn trắng. Ông bà quý con rắn như là con đẻ của mình. Hằng ngày cố công chài lưới, tìm thức ăn nuôi rắn.

Khoảng 100 ngày sau, rắn lớn, trong một đêm mưa to gió lớn, sấm sét vang trời, rắn chui ra khỏi chum rồi bỏ đi mất. Vợ chồng ông bà già chạy theo kêu van thảm thiết để rắn quay lại nhưng rắn cứ một mạch theo hướng đầm mà bò đi. Về sau dân làng mới biết, rắn là con thứ ba của Thủy thần, do đó người dân gọi là cụ Ba Hoàng, hay Đức Thánh Đầm. Vị trí Đức Thánh Đầm quẫy đạp thoát thân ra khỏi chiếc chum sau đó người dân đào thành giếng, nước đầy ăm ắp, gọi tên là Giếng Trời.

bi an ve ngoi dinh nam duoi day gieng co
Ngôi đình cổ nằm sâu dưới đáy giếng. (Mộc Thanh)

Khi đền ở ngoài đầm được xây dựng lên, một số cụ già trong làng tranh nhau chức thủ từ, nảy sinh lòng tham cá nhân. Đêm ấy, trời mưa xối xả, sấm chớp đùng đùng, hôm sau người dân ra đình bỗng thấy trống trơn, ngôi đền biến mất, đến một viên ngói cũng không còn sót.

Thời gian sau đó, dân chúng gặp nắng hạn, phải tập trung trai tráng ra nạo vét các giếng để lấy nước ăn, bốc vét bùn lầy để thông thủy mạch. Khi nạo vét giếng ở gần đầm, mọi người đào sâu bốc vét hết được bùn mang lên, lạ thay thấy một cái đình ở sâu đáy giếng.

Một người con trai họ Ngô thấy một chiếc chiêng đồng liền cầm lên đánh kêu ba tiếng thì ngay lập tức lăn đùng ra chết. Dân làng sợ hãi kinh hoàng, đem chiêng đó đặt ngay xuống giếng, chỉ chớp nhoáng trong giếng nước, mạch nổi lên đầy, mưa gió tầm tã, người nào cũng run sợ kinh hoàng. Kể từ đó, mỗi lần tát giếng, mọi người vẫn thấy có một cái đình ở dưới đáy giếng.

"Người dân trong làng truyền tụng nhau rằng, nhà ở đáy giếng là nhà của Đức Thánh Đầm, rắn thần là dòng dõi con vua Thủy Tề. Dân làng liền xây dựng trên bờ một bệ thờ. Khi gặp hạn hán, các cấp phủ, huyện lệnh sức xuống cho quan xã cùng dân chúng sửa lễ đem ra bệ đầm cầu đảo, nếu cầu rồi mà không mưa thì lệnh cho tát giếng trời thì trời tấn sẽ mưa to" - ông Lợi chia sẻ.

Nhắc tới truyền thuyết về ngôi đình cổ và giếng nước nằm trong khuôn viên Đền Mẫu, bà Bảy (người trông coi Đền Mẫu) cho biết, thời bao cấp trước đây, cả làng Mễ Trì rộng lớn dùng chung chiếc giếng này nhưng nước không bao giờ vơi cạn. Hiện nay mọi nhà dùng nước máy, nhưng giếng được dân làng bảo vệ chu đáo, thả cá chép đỏ xuống nuôi, không ai dám xâm phạm.

Cũng theo bà Bảy, tiếng đồn về giếng nước và ngôi đền thần ngày một vang xa, ngày nay, khách thập phương vẫn thường viếng thăm Đền Mẫu và xin nước giếng về dùng để cầu xin cho nhà cửa, mồ mả tổ tiên được yên tịnh đồng thời họ cũng tin rằng nước giếng sẽ giúp cho gia đình được yên ấm, con cái công thành danh toại.

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…

Tin khác

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy tới 503 điểm cầu với hơn 11.000 đại biểu tham dự.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Nỗ lực để kỳ thi thành công

Nỗ lực để kỳ thi thành công

(LĐTĐ) Chỉ còn 3 tháng nữa là kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 sẽ chính thức diễn ra. Là lứa học sinh cuối cùng học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006, thời điểm hiện tại, các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tăng tốc, tập trung thời gian, nguồn lực để hỗ trợ tối đa học sinh.
Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) “Sẽ không ai muốn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”… Đây là khẳng định của bà Ngô Thị Liên - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội khi góp ý vào Dự thảo Luật.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động