Bấp bênh đời sống nữ công nhân
Công nhân tại các khu nhà trọ "đói" các hình thức giải trí lành mạnh | |
Đưa hơn 20.000 công nhân về quê đón tết Bính Thân | |
Công nhân may mặc bỏ làm đình công | |
Chuyện về những người trắng đêm mừng đại hội |
Nghèo nàn vật chất, đơn điệu tinh thần
Rời quê hương Hải Dương ra Hà Nội làm công nhân may trong khu công nghiệp Vĩnh Tuy, những ngày đầu Nguyễn Thu Hà không khỏi cảm thấy “choáng”. Phố xá ồn ào, đông đúc, đi đâu cũng thấy lạ lẫm, lơ ngơ, thân thiện. Giá cả sinh hoạt thì đắt đỏ. Đã thế công việc lại căng thẳng, thu nhập thấp, nhà trọ tạm bợ, đời sống tinh thần nghèo nàn... Nhớ về quê, Hà không khỏi ngậm ngùi: “Hầu hết các bạn gái trẻ như em đều không thoả mãn với những điều mong đợi trước khi rời quê ra đây. Ở thành phố đấy, nhưng cuộc sống không bằng ở quê. Lúc này em mới cảm nhận được rằng, quê nhà mới thực sự là nơi bọn em thấy bình yên, hạnh phúc và dễ tìm bạn đời hơn...”.
Nguyễn Thị Hạnh, công nhân lắp ráp điện tử trong KCN Bắc Thăng Long, cũng có chung tâm sự như trên. 16 tuổi, biết lực học mình có hạn, Hạnh khép lại con đường học hành, theo bạn bè rời Thanh Hóa ra Hà Nội làm công nhân cho một doanh nghiệp lắp ráp điện tử ở KCN Bắc Thăng Long. Giấc mộng thay đổi số phận nơi thành thị của cô gái trẻ sớm tan biến, khi cô phải đối mặt với biết bao khó khăn của cuộc sống xa gia đình: phòng trọ tạm bợ, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, áp lực công việc nhiều. “Những đợt công ty có nhiều đơn hàng, chúng em phải tăng ca triền miên, khi ít đơn hàng, không phải tăng ca thì em lại xoay sở đi làm thêm các việc khác như phụ bán hàng tạp hóa, giúp việc gia đình để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống và gửi về quê phụ giúp bố mẹ. Đi làm nhiều rất mệt nên buổi tối về nhà trọ, chúng em chỉ muốn lăn ra ngủ, không thiết tha xem ti vi, đọc báo, đi chơi hay giao lưu kết bạn với ai”- Hạnh kể.
Cuộc sống của Hà và Hạnh có lẽ cũng là cuộc sống của đại đa số nữ CNLĐ ngoại tỉnh. Theo khảo sát gần đây nhất của Viện Công nhân và Công đoàn (thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam), có khoảng 20% công nhân bức xúc phải làm thêm giờ nhiều và 25% bức xúc về trả lương làm thêm giờ thấp... Tuy nhiên, vì đồng lương thấp, lại phải chi trả một số khoản khác khi phải sống xa gia đình như thuê phòng trọ với giá điện, giá nước cao; sinh hoạt đắt đỏ ở địa bàn có nhiều NLĐ... nên phần lớn CNLĐ đều chấp nhận việc làm thêm giờ, tăng ca. Thậm chí coi đó là một “cứu cánh” để tồn tại.
Công nhân nữ đời sống còn nhiều bấp bênh , Ảnh minh họa |
Vậy là dù muốn hay không, cuộc sống của họ lại rơi vào vòng quay: Đi làm; ăn, ngủ lấy lại sức; đi làm và chẳng còn còn thời gian đâu mà nghĩ đến chuyện vui chơi, giải trí. Cũng theo khảo sát nói trên của Viện Công nhân và Công đoàn, hiện nay, chỉ một số doanh nghiệp quan tâm đến đời sống tinh thần nhằm giữ chân công nhân. Số còn lại không tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và không có khu vui chơi thể thao, nhà sinh hoạt văn hóa cho CN. Theo thống kê: 74,9% công nhân được hỏi cho biết, không có sân chơi thể dục, thể thao; 85,1% công nhân bức xúc vì nơi ở không có nhà văn hóa...
Thiếu kiến thức, kỹ năng sống
Vốn xuất thân ngoại tỉnh, học vấn thấp, trình độ hiểu biết hạn chế, lại gặp phải vòng xoáy khắc nghiệt của cuộc sống thị thành, không có điều kiện học tập, tiếp cận thông tin nên trình độ nhận thức, kiến thức mọi mặt của các lao động nữ nhập cư càng trở nên bó hẹp. Trong đó, họ gần như “mù tịt” và không quan tâm kiến thức về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản- những kiến thức thiết thân nhất với nữ CNLĐ nhập cư, đang độ tuổi yêu đương, lập gia đình và sinh nở.
Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam từng có một khảo sát cho thấy, có gần 43% nữ công nhân sẵn sàng chấp nhận sống chung trước hôn nhân. Không ít nữ công nhân thừa nhận, chỉ cần có người yêu là cả hai chuyển ra nhà trọ ở chung. Đáng nói là dù cởi mở về tình dục nhưng các nữ công nhân lại mù mờ về kiến thức sức khỏe sinh sản. Hai biện pháp tránh thai an toàn được công nhân biết đến nhiều nhất là sử dụng bao cao su và thuốc tránh thai. Tuy nhiên, biết là một chuyện, còn có dám sử dụng hay biết cách sử dụng hay không thì lại là chuyện khác.
Bà Đinh Huyền Trang, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) cho biết, nhiều nữ công nhân trẻ dù biết sử dụng bao cao su là an toàn nhưng e ngại không dám đến các điểm dịch vụ mua vì sợ mọi người đánh giá là hư hỏng, dễ dãi … Đối với thuốc tránh thai cũng vậy, có rất nhiều loại, mỗi loại có cách sử dụng, chỉ định riêng nhưng nhiều người sử dụng vô tội vạ, sử dụng sai, nhầm lẫn dẫn đến hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến nội tiết tố, hạn chế sự phát triển và rụng trứng của phụ nữ, có thể phải đối mặt với tình trạng vô sinh. Do vậy đa phần nữ công nhân chấp nhận sống theo bản năng, việc tránh thai hoàn toàn dựa vào các biện pháp tự nhiên, hiệu quả thấp. Hệ quả đau lòng, tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai trong nữ công nhân KCN vẫn thường xảy ra.
Thậm chí có những trường hợp nạo phá thai nhiều lần trong năm. Chưa kể, tình trạng nữ công nhân mắc bệnh phụ khoa do nguồn nước ô nhiễm, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do quan hệ không lành mạnh… nhưng chưa từng đi khám vì nghĩ mình “không có điều gì bất thường”.
Trước thực trạng đời sống của CNLĐ nhập cư nói chung, lao động nữ nhập cư nói riêng, thời gian qua, các cấp CĐ thủ đô đã có nhiều giải pháp thiết thực để chăm lo, cải thiện đời sống của NLĐ, nhất là lao động nữ. Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa, hàng năm, LĐLĐ phố trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các cấp CĐ tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp. Thông qua đó thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách và quan tâm chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho lao động nữ.
Các cấp CĐ thủ đô cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ mọi mặt, đặc biệt là nâng cao nhận thức về xã hội, pháp luật, kiến thức về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình, về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cho lao động nữ nhập cư để lao động nữ có thể hiểu biết, tự bảo vệ và làm chủ cuộc sống của mình. Cùng với đó, các cấp CĐ thủ đô đẩy mạnh công tác xã hội: Tặng quà, trợ cấp cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ nhà mái ấm công đoàn, tổ chức các buổi khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho công nhân v.v...
Có thể nói, những hoạt động tích cực của các cấp CĐ thủ đô đã phần nào san sẻ được khó khăn cho các CNLĐ ngoại tỉnh nói chung, và lao động nữ nhập cư nói riêng. Tuy nhiên, để thực sự cải thiện được những vấn đề đang đặt ra trong đời sống thực tiễn của CNLĐ ngoại tỉnh nói chung, lao động nữ nói riêng rất cần sự vào cuộc của toàn thể xã hội, các cấp ngành và cả chủ doanh nghiệp.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33