Bao giờ mới di dời các trường đại học, cao đẳng?

Theo lộ trình, đến nay ít nhất cũng phải có từ 3- 4 trường đại học, cao đẳng di dời ra khỏi nội đô, song hiện vẫn chưa có trường nào di chuyển.

Từ việc quá tải hệ thống giáo dục

Theo thống kê, trên địa bàn TP hiện có 96 trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ), chiếm  1/3 số trường và 40% tổng số sinh viên (SV) cả nước (khoảng 67 vạn SV). Riêng 4 quận nội thành có 26 cơ sở. Thực trạng hệ thống các trường học nói trên đang gây quá tải tới hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, chỉ tiêu bình quân diện tích đất/sinh viên và bình quân diện tích đất/cơ sở trường rất thấp so với tiêu chuẩn quốc gia.

Theo định hướng đến năm 2020, số lượng SV sẽ tăng lên con số gần 2 triệu nên sẽ cần khoảng 15.000ha đất để xây dựng cơ sở vật chất. Nếu không tiến hành di dời các trường  ĐH - CĐ ra khỏi nội đô thì các trường sẽ không có quỹ đất để xây thêm giảng đường, cơ sở vật chất, cạnh đó gây vấn nạn tắc nghẽn giao thông ngày một trầm trọng. Hiện tại địa bàn quận Đống Đa đã có 9 trường đại học và học viện (Đại học Y, Học viện Ngân hàng, Đại học Công đoàn, Đại học Thủy lợi, Đại học Luật, Học viện Hành chính quốc gia, Học viện Thanh thiếu niên, Học viện Phụ nữ và Đại học Ngoại thương) nên tình trạng ùn tắc giao thông liên tục xảy ra.

Đến chủ trương đúng

Ngày 26/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, về định hướng phát triển hệ thống giáo dục đào tạo sẽ sắp xếp lại các trường đại học và cao đẳng, khu vực nội đô khống chế khoảng 30 vạn sinh viên. Xây dựng mới 3.500 - 4.500 ha các khu, cụm đại học, gồm: Gia Lâm 200 - 250 ha (5 - 6 vạn sinh viên); Sóc Sơn khoảng 600 - 650 ha (8 - 10 vạn sinh viên); Sơn Tây khoảng 300 - 350 ha (4 - 5 vạn sinh viên); Hòa Lạc khoảng 1.000 - 1.200 ha (12 - 15 vạn sinh viên); Xuân Mai khoảng 600 - 650 ha (8 - 10 vạn sinh viên); Phú Xuyên khoảng 100 - 120 ha (1,5 - 2 vạn sinh viên); Chúc Sơn khoảng 150 - 200 ha (2 - 3 vạn sinh viên). Thực hiện di dời hoặc xây dựng cơ sở 2 cho một số trường từ nội đô ra các đô thị vệ tinh hoặc các tỉnh trong vùng Thủ đô; quỹ đất sau khi di dời sử dụng vào mục đích công cộng.

Thực hiện chủ trương này, Bộ Xây dựng cùng Bộ Giáo dục- Đào tạo phối hợp, lên kế hoạch di dời một số trường đại học – cao đẳng ra khỏi nội đô và đã được Thủ tướng chấp nhận. Cụ thể trong giai đoạn từ 2011đến 2020 có 12 cơ sở giáo dục phải di dời gồm: Đại học Công đoàn, ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, ĐH Luật, ĐH Ngoại thương, ĐH Răng hàm mặt, ĐH Văn hoá, ĐH Xây dựng, ĐH Y Hà Nội, ĐH Y tế công cộng, Viện ĐH Mở, CĐ Công nghệ cao Hà Nội, CĐ Y tế Hà Nội. Tại một hội nghị trực tuyến bàn về vấn đề này, khi đó Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu từ 2011 – 2015 Hà Nội và TP. HCM mỗi thành phố phải thí điểm di dời 5 trường đại học- cao đẳng ra khỏi nội đô, số tiền cần cho việc di dời khoảng 300 triệu USD, chưa tính đến tiền đền bù giải phóng mặt bằng!

Vẫn dậm chân tại chỗ

Quy định là thế, quyết tâm là vậy, nhưng năm 2014 đang khép lại, thì số trường đại học-cao đẳng thực thi việc di chuyển vẫn là con số không. Điều đáng nói, hoặc do việc thực thi chính sách kém, hoặc do quy hoạch thiếu khả thi đã dẫn đến sự lãng phí tiền của Nhà nước. Đại học Luật là một ví dụ. Mặc dù thuộc diện các trường phải di dời khỏi nội đô, song không hiểu vì lý do gì khi các văn bản chỉ đạo, thí điểm các trường di dời chưa ráo mực thì các trường vẫn tiến hành xây dựng trụ sở, giảng đường, sửa sang cơ sở vật chất một cách hoành tráng. Ngày 25/12/2013 Đại học Luật đã tiến hành lễ khánh thành khu nhà A bề thế và  rất hiện đại.

Điều đáng nói việc xây dựng trên chắc chắn hoàn toàn từ ngân sách Nhà nước trong đó đã được Bộ chủ quản (Bộ Tư pháp) và các ngành chức năng phê duyệt. Câu hỏi đặt ra khi đã có bút phê của Thủ tướng về quy hoạch, kế hoạch di dời các trường đại học- cao đẳng ra khỏi nội đô, vậy mà một số trường với sự đồng ý của các cơ quan liên đới vẫn tiến hành xây dựng hạ tầng cơ sở là sao? Tính khả thi của chính sách không cao hay khâu thực thi chính sách pháp luật yếu kém?  Qua tìm hiểu của PV, một số lãnh đạo các trường cho rằng, dẫu biết là có quy hoạch, có bị di dời, nhưng “chờ” đến ngày được di dời là cả câu chuyện rất dài. Vậy để đáp ứng nhu cầu đào tạo cần phải nâng cấp hạ tầng hiện có.

Tại một cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành tổ chức cánh đây không lâu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tỏ ra không hài lòng vì đến nay vẫn chưa có nổi một trường đại học, cao đẳng di dời. Kế hoạch di dời khoảng 5 trường đại học- cao đẳng ra khỏi nội đô trong giai đoạn 2011- 2015 chắc chắn đã không thành. 5 năm tới sẽ di chuyển 10- 15 trường đại học xem ra cũng rất khó khăn. Câu hỏi đặt ra việc di chuyển các trường đại học - cao đẳng ra khỏi nội đô thành phố không biết bao giờ mới thực hiện?

Năm 2011, theo tính toán của Bộ GD- ĐT, để di dời các trường ĐH, CĐ đối với Hà Nội, cần khoảng 44.800 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ 240 triệu USD), đối với TPHCM, cần 47.000 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ 300 triệu USD); bình quân 50 - 60 triệu USD/trường; trường hợp phải đền bù giải phóng mặt bằng khái toán này sẽ tăng gấp đôi. Trước mắt, giai đoạn 2011 - 2015, mỗi thành phố sẽ thí điểm di dời 5 trường với nhu cầu vốn 600 triệu USD (300 triệu USD/1 thành phố). Giai đoạn 2015-2020 mỗi thành phố sẽ di dời tiếp khoảng 10 đến 15 trường. Nhu cầu vốn theo phương án di chuyển 10 trường/1 thành phố cần khoảng từ 1.200 triệu USD (600 triệu USD/1 thành phố nếu không phải giải phóng mặt bằng) hoặc 2.400 triệu USD (1.200 triệu USD/1 thành phố nếu tính cả chi phí đền bù giải phóng mặt bằng)...

Tuệ Giang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.

Tin khác

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Sôi động Ngày hội đạp xe hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ”

Sôi động Ngày hội đạp xe hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ”

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024, sáng 14/7, tại vườn hoa Lạc Long Quân, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ cùng các nhà đồng hành phối hợp tổ chức Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ". Ngày hội thu hút sự tham gia của 7.000 người dân, sự kiện đã được xác lập Kỷ lục Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến 3 người tử vong

Thành phố Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến 3 người tử vong

(LĐTĐ) Trước khi vụ cháy xảy ra, đã có một tiếng nổ lớn làm rung chuyển cả khu vực, sau đó lửa bao trùm cả căn nhà, người dân đã sử dụng hàng chục bình cứu hỏa mini để dập lửa nhưng bất thành.
Lan tỏa giá trị của Sen Hà Nội

Lan tỏa giá trị của Sen Hà Nội

(LĐTĐ) Tối 12/7, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tổ chức khai mạc “Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh miền núi phía Bắc” năm 2024.
Gần 60.000 trẻ dưới 6 tuổi được cấp Căn cước

Gần 60.000 trẻ dưới 6 tuổi được cấp Căn cước

(LĐTĐ) Trong hơn 1 tuần từ khi triển khai Luật Căn cước, tính đến ngày 8/7, cơ quan Công an đã tiếp nhận 327.902 hồ sơ cấp Căn cước của công dân. Trong đó 59.224 hồ sơ cấp Căn cước cho công dân dưới 6 tuổi,...
Một máy bay bị móp cánh trái do đâm vào cột đèn chiếu sáng

Một máy bay bị móp cánh trái do đâm vào cột đèn chiếu sáng

(LĐTĐ) Một máy bay của hãng Eva Air Boeing 777 từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đi sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Loan), trong lúc lăn ra đường băng đã lăn nhầm vào bến đậu, làm hư hỏng cột đèn chiếu sáng và làm móp cánh trái máy bay.
Nghệ An ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Nghệ An ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Sáng 1/7, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (tỉnh Nghệ An), Công an tỉnh Nghệ An tổ chức lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 1/7, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước đã tới dự, chỉ đạo và động viên lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng 29/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt 93,42%.
Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID thí điểm tại Hà Nội là mô hình nhân rộng ra toàn quốc

Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID thí điểm tại Hà Nội là mô hình nhân rộng ra toàn quốc

(LĐTĐ) Trên cơ sở đánh giá thành công của thành phố Hà Nội, để triển khai rộng rãi trên toàn quốc, ngày 21/05/2024, Bộ Y tế đã ban hành Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VneID tại Quyết định số 1332/QĐ-BYT. Văn bản này tạo hành lang pháp lý, hướng dẫn cụ thể các các địa phương triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên VneID.
Xem thêm
Phiên bản di động