Bài 1: Vẫn còn nhiều trở ngại
Đảm bảo số lượng và chất lượng nước sạch cho người dân | |
Tăng mức tín dụng cho công trình nước sạch nông thôn lên 10 triệu đồng |
Ngay sau khi Nghị quyết của HĐND Thành phố được ban hành, UBND Thành phố đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể để sớm hoàn thành mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, với những gì đã ghi nhận được qua hoạt động giám sát của HĐND Thành phố cho thấy, vẫn còn nhiều địa bàn gặp khó khăn, trở ngại trong thực hiện nhiệm vụ này.
Nhiều địa bàn “khát” nước sạch
Mặc dù xã Đông Dư (huyện Gia Lâm) đã được đầu tư hệ thống nước sạch phục vụ nhân dân từ năm 2015, tuy nhiên hơn 200 hộ dân thuộc thôn 7 đến nay vẫn “khát” nước sạch. Các hộ vẫn đang phải sử dụng nguồn nước giếng khoan bị nhiễm mangan và đá vôi rất nặng. “Khu vực Bát Tràng ngay cạnh thôn chúng tôi đã có nước sạch từ lâu. Ở ngay xóm bên UBND xã cũng đã có nước sạch mấy năm nay, nhưng chúng tôi ở bên này (ngoài đê - PV) vẫn phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội giám sát tại trạm nước sạch trên địa bàn huyện Đan Phượng. |
Để sử dụng được, chúng tôi phải đầu tư hệ thống lọc, từ lọc đầu nguồn đến hệ thống lọc lấy nước sinh hoạt, dù thế chất lượng nước cũng không được đảm bảo, nước vẫn có cặn và mùi rất khó chịu. Dân chúng tôi đang mong ngóng nước sạch từng ngày”, ông Nguyễn Văn Vượng chia sẻ.
Cũng giống như thôn 7 (xã Đông Dư), trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện vẫn còn nhiều địa bàn “trắng” nước sạch. Ông Trương Văn Học, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết, huyện có 2 thị trấn, 20 xã với tổng số dân khoảng hơn 270 nghìn người. Đến nay, 18/22 xã, thị trấn đã được cấp nước sạch, chiếm hơn 70,1%. Chủ yếu nước được cấp là từ các trạm cấp nước cục bộ. Cụ thể, có 5 công trình tập trung từ nguồn vốn mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 134, 135... trong đó 2 công trình hoạt động ổn định, 3 công trình đang triển khai. 4 xã gồm Lệ Chi, Kim Sơn, Văn Đức, Trung Mầu vẫn “trắng” nước sạch.
Trong khi, một số xã mặc dù được tiếng là dùng nước sạch, nhưng tiến độ dự án chậm, hiện mới chỉ có một phần nhỏ hộ dân trong xã được dùng nước sạch như: Xã Ninh Hiệp 1.300/4.100 hộ (đạt khoảng 32%); xã Kim Lan cũng mới chỉ đạt 483 hộ/1.543 hộ (chiếm 31,3%); xã Đông Dư vẫn còn toàn bộ khu vực thôn 7 với hơn 200 hộ dân chưa được sử dụng nước sạch…
Tại nhiều huyện ngoại thành khác tình trạng thiếu nước sạch kéo dài và chưa có phương án khắc phục khả thi. Một số trạm xử lý và cấp nước sạch được xây dựng nhưng công suất rất nhỏ và chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn. Tại huyện Đông Anh, nhiều xã có tỷ lệ hộ chăn nuôi cao nhưng cũng chưa có hệ thống nước sạch, người dân vẫn phải sử dụng nước giếng khoan rất ô nhiễm.
Hay như ở vùng ngập lụt thường xuyên như Chương Mỹ, người dân cũng không có nước sạch để sử dụng. Bà con vẫn phải sử dụng nước giếng khoan, nước giếng khơi… Tương tự, huyện Mê Linh có 16 xã và 2 thị trấn với hơn 53 nghìn hộ dân, nhưng hiện nay, huyện này mới chỉ có khoảng hơn 6 nghìn hộ được cấp nước sạch.
Ngay cả ở 2 thị trấn Quang Minh và Chi Đông, vẫn còn khoảng 905 hộ chưa được sử dụng nước sạch. Với 16 xã còn lại, mới có 805 hộ trong tổng số hơn 47 nghìn hộ được cấp nước sạch. Nói là nước sạch, nhưng nguồn nước được lấy từ Trạm cấp nước sạch xã Thanh Lâm, đã xây dựng từ những năm cuối của thế kỷ XII. Trạm cấp nước này vẫn hoạt động được, nhưng tình hình hoạt động, bảng biểu chi tiết các thông số liên quan đến vận hành, chất lượng nước không được đảm bảo thường xuyên.
Dường như, việc “khát” nước sạch là tình hình chung ở ngoại thành Hà Nội. Đơn cử, thời gian gần đây, người dân của 3 toà chung cư thuộc khu đô thị Tân Tây Đô, nằm trên địa bàn xã Tân Lập (Đan Phượng) phải căng băng rôn kêu cứu vì không có nước sạch. Theo lãnh đạo huyện Đan Phượng, do đầu tư trạm cấp nước trên địa bàn chậm tiến độ nên chủ đầu tư cấp I tự triển khai một trạm cấp nước cho khu đô thị. Xây dựng xong, chủ đầu tư lại giao cho một đơn vị khác vận hành, dẫn đến tình trạng nước bị ô nhiễm, hàm lượng asen, amoni cao... không sử dụng được.
Ngay cả người dân xã Tân Lập, hiện đang sử dụng nước từ Nhà máy cung cấp nước sạch xã Tân Lập của Công ty TNHH Long Long cũng muốn chuyển đổi sang nước sạch sông Đà vì lo chất lượng nước được xử lý từ nước ngầm. Theo báo cáo, trên địa bàn huyện Đan Phượng, mới chỉ có gần 12 nghìn hộ dân được cấp nước sạch, trong khi, các dự án về nước sạch trên địa bàn huyện này vẫn đang có nhiều trở ngại, nhất là dự án trọng điểm Nhà máy nước mặt sông Hồng.
Nhiều dự án không hiệu quả
Ngay sau khi Nghị quyết của HĐND Thành phố được ban hành, UBND Thành phố đã tích cực kêu gọi xã hội hóa đầu tư phát triển nguồn nước sạch, mạng lưới đường ống cấp nước, thống nhất về một đầu mối quản lý là Sở Xây dựng; đồng thời điều chỉnh chất lượng nước, đưa về một chỉ tiêu là nước sạch đô thị… UBND Thành phố đã chấp thuận cho 23 nhà đầu tư triển khai 34 dự án cấp nước sạch, nếu hoàn thành sẽ góp phần phủ kín 94% khu vực nông thôn.
Theo kết quả giám sát của Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội, tại các quận, huyện, thị xã hiện có 11 dự án phát triển nguồn nước sạch mới được đầu tư xây dựng. Đến nay đã có 1 dự án hoàn thành đưa vào khai thác vận hành đầu năm 2018; 3 dự án theo kế hoạch đến tháng 12/2018 hoàn thành và đưa vào khai thác vận hành; 7 dự án được phê duyệt tiến độ hoàn thành trong giai đoạn 2019-2020 (có 2 dự án bị chậm tiến độ so với kế hoạch).
Về phát triển dự án mạng lưới cấp nước sạch, trong số 23 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, đến nay mới có 14 dự án hoàn thành, đáp ứng khả năng đấu nối cung cấp nước cho khoảng 52% người dân ở khu vực nông thôn. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có 119 dự án trạm cấp nước sạch nông thôn được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2017.
Cũng theo kết quả giám sát, đến tháng 6/2018, mới có 87 trạm đang hoạt động với tổng công suất khoảng 70.000m3/ngày đêm, cấp nước ổn định cho khoảng 100.000 hộ dân (chiếm khoảng 10% số dân sử dụng nước sạch trên toàn thành phố); 32 trạm cấp nước không hoạt động do công trình đầu tư dở dang không đủ điều kiện đưa vào hoạt động hoặc đã đưa vào hoạt động nhưng đến nay xuống cấp dừng hoạt động.
Giám sát của Ban Đô thị HĐND Thành phố cho thấy, nhiều dự án triển khai chậm, nguyên nhân là do gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng; nhà đầu tư không đủ năng lực; việc bàn giao công trình Nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp tiếp quản còn chậm. Như tại huyện Chương Mỹ mới có hơn 17.000 hộ được sử dụng nước sạch. Hiện tại, đường ống cấp nước đấu nối mới phủ kín 19/32 xã, thị trấn; 13 xã còn lại đang chờ dự án nước sạch tại thị trấn Xuân Mai. Tuy nhiên, theo kế hoạch, dự án phải hoàn thành vào năm 2017, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai hạng mục nào.
Bên cạnh đó, còn có yếu tố nữa là khi đầu tư xong các hạng mục, nhưng người dân dùng ít, nên chủ đầu tư triển khai cầm chừng, chờ chính sách. Cụ thể, xã Minh Tân (huyện Phú Xuyên) được Công ty Cổ phần Nước sạch Hà Nam triển khai xong 100% đường ống, nhưng đến nay chỉ có 120 hộ dân dùng nước; các xã, thị trấn: Đông Quang, Tản Lĩnh, Tây Đằng (huyện Ba Vì) được Công ty Cổ phần Cấp nước Sơn Tây đầu tư bao phủ mạng lưới, các hộ dân đã lắp đặt đồng hồ nhưng sử dụng nước sạch rất ít, có hộ chỉ dùng 1 đến 2 khối nước/tháng.
Theo ý kiến của nhiều thành viên Ban Đô thị HĐND Thành phố, ngoài khó khăn triển khai mở rộng mạng lưới, người dân cũng ít dùng nước sạch khi có mạng lưới hoàn chỉnh, dẫn đến càng khó khăn đối với các nhà đầu tư trong việc duy trì vận hành. Đơn cử như: Dự án Trạm cấp nước xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm) quy mô công suất cấp nước cho 3.960 hộ dân, nhưng đến tháng 6-2018 mới có 1.650 hộ đấu nối sử dụng nước; Dự án cấp nước sạch cho 11 xã của huyện Quốc Oai hoàn thành và cấp cho 8 xã, sau gần một năm mới có 5.500/15.500 hộ đấu nối sử dụng nước...
Nguyễn Công
Bài cuối: Giải pháp nào để hoàn thành mục tiêu?
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59