82 tuổi làm “cảnh sát giao thông” làng
Hà Tĩnh: Học sinh lớp 8 trả lại sổ lương và hơn 5 triệu đồng nhặt được | |
Người thợ trẻ với quyết tâm cao |
Trời đông rét mướt, có những hôm Hà Nội nhiệt độ thấp kỷ lục dưới 10 độ C, ông Phạm Đình Chính vẫn cổ đeo còi, tay cầm cây gậy phân làn giao thông. Ông làm việc này đã nhiều năm, cũng bởi sự chuyển mình đô thị hóa của làng Lai Xá mà ông gắn bó bao năm nay.
Lai Xá những năm gần đây đã trở thành một “làng trong phố” khi nằm kề quốc lộ 32. Tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, khiến con đường trục chính dẫn vào làng trở nên đông đúc hơn bao giờ hết. Cứ vào giờ cao điểm, kẻ ra người vào, ôtô, xe máy, xe đạp, xe cải tiến… đi lại tấp nập. Nhà ông Chính nằm ngay đầu làng, nên hằng ngày ông chứng kiến cảnh nhiều vụ va chạm giao thông xảy ra, đa phần là do đường thì nhỏ, người thì đông, nên rất khó kiểm soát. Đã có những vụ người làng sau những va chạm thì quay ra cãi vã rất ghê, khiến ông Chính đứng ngồi không yên. Ông trở thành người phân làn giao thông không quân hàm, không phù hiệu từ đó.
Ông Chính đang hướng dẫn giao thông. |
Suốt từ 10 giờ sáng đến khoảng 12 giờ trưa, ông Chính ra sức điều khiển, rồi hướng dẫn, nhắc nhở người dân tham gia giao thông cho an toàn. Đôi lúc, các cháu học sinh đi dàn hàng hai, hàng ba, ông Chính lại thổi “toét, toét”, bắt phải đi thành một hàng. Khi đoàn người đã vãn, ông lão mới ngồi tạm vào một chiếc ghế ngay tại cổng làng. Khuôn mặt ông đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại, lưng áo cũng ướt đẫm mồ hôi.
Giống như một người cảnh sát giao thông thực thụ, ông Chính điều khiển dòng người đi chậm lại, đúng làn, đúng tuyến. Những khi xuất hiện xe ôtô, ông Chính lại tất tả ngược xuôi chặn một dòng để nhường cho luồng còn lại thông suốt. Cũng có khi mặt ông đỏ gay, để “ép” mấy cậu thanh niên tóc xanh tóc đỏ, đang phóng bạt mạng phải tuân thủ luật giao thông. Nhờ có ông, những vụ ùn tắc hay va chạm giao thông ở làng giảm hẳn.
Với sự nhiệt tâm trong công việc xã hội của mình, việc làm của ông Chính thực sự có hiệu quả và được dư luận người dân hết sức ủng hộ. Đồng chí trưởng thôn đã đề nghị xã mỗi tháng trích 500.000 đồng để “bồi dưỡng” cho ông Chính, song ông kiên quyết không nhận. “Tôi làm việc này chủ yếu là đảm bảo an toàn giao thông cho người dân, về già chỉ mong có một việc làm giúp ích cho xã hội là vui rồi"- ông Chính tâm sự.
T. Thủy
Nên xem
Quận Thanh Xuân: Quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua trong công nhân lao động
Quận Tây Hồ gặp mặt các đồng chí lão thành cách mạng nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Nga
Các điểm bắn pháo hoa Tết Ất Tỵ tại Hà Nội
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thăm, tặng quà Tết cho người lao động
Từ 20/1, xe ô tô chở học sinh được lưu thông qua cầu Chương Dương
LĐLĐ quận Đống Đa vinh dự nhận Cờ thi đua xuất sắc của Tổng LĐLĐ Việt Nam
Tin khác
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Gương sáng 31/12/2024 20:22
Chuyện về người tuần đường mẫn cán
Gương sáng 31/12/2024 08:17
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00