4 phương án bảo vệ quyền lợi cho NLĐ khi doanh nghiệp phá sản
Nghiên cứu dùng thẻ điện tử thay thế sổ hưu, trợ cấp BHXH bằng giấy | |
Doanh nghiệp phá sản người mua bảo hiểm vẫn được bảo vệ |
Đó là 4 phương án bảo vệ quyền lợi BHXH của NLĐ tại các DN giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa báo cáo Chính phủ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Theo Bộ LĐTBXH, đối với NLĐ làm việc tại các DN giải thể, phá sản mà DN nợ tiền đóng BHXH, tiền nợ BHXH sẽ được thanh toán khi thanh lý tài sản của DN. Trường hợp, nếu tiền thanh lý tài sản vẫn chưa đủ trả hết nợ BHXH, Bộ LĐTBXH đưa ra 4 phương án đề xuất:
Phương án 1: Số tiền nợ BHXH còn thiếu, ngân sách Nhà nước đóng bù. Cụ thể: Đối với DN giải thể, phá sản, sau khi thanh lý tài sản được ưu tiên đóng BHXH, trong trường hợp không đủ, ngân sách Nhà nước đóng bù.
Với phương án này, quyền lợi về BHXH của NLĐ được đảm bảo; đảm bảo đúng nguyên tắc đóng-hưởng, NLĐ có đóng BHXH thì mới được hưởng cho dù thanh toán khoản nợ BHXH lấy từ thanh lý tài sản của DN hoặc ngân sách Nhà nước hỗ trợ.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về BHXH, thì ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ tiền đóng đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện, không quy định hỗ trợ trợ đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc; Luật Ngân sách Nhà nước cũng không có điều khoản nào quy định việc đảm bảo cho khoản nợ BHXH.
Quy định này có thể sẽ tạo điều kiện cho một số DN cố tình chây ỳ, trốn đóng, nợ đóng BHXH. Để thực hiện phương án này, Chính phủ trình Quốc hội thông qua khoản ngân sách đảm bảo tiền đóng BHXH của các DN đã giải thể, phá sản mà còn nợ tiền đóng BHXH (tính lũy kế đến hết năm 2015 là 220,5 tỷ đồng)
Phương án 2: Số tiền nợ BHXH còn thiếu, sẽ dùng Quỹ BHXH đóng bù. Cụ thể: Sau khi thực hiện xử lý tài sản của DN giải thể, phá sản mà không đủ trả tiền nợ đóng BHXH thì quỹ BHXH chịu khoản tiền nợ BHXH không thu hồi được.
Với phương án này, ngoài quyền lợi về BHXH của NLĐ được đảm bảo, còn có ưu điểm là ngân sách Nhà nước không phải bố trí một khoản kinh phí đảm bảo tiền nợ đóng BHXH của các DN đã giải thể, phá sản. Tuy nhiên, theo Bộ LĐTBXH lại không đảm bảo đúng nguyên tắc đóng-hưởng theo quy định của Luật BHXH (về bản chất thời gian nợ đóng BHXH không đóng vào quỹ BHXH nhưng vẫn được hưởng quyền lợi về BHXH).
Mặt khác, cũng như phương án 1, phương án này cũng sẽ khuyến khích các DN cố tình chây ỳ, trốn đóng, nợ đóng BHXH. Để thực hiện phương án này, Chính phủ phải trình Quốc hội (quy định cá biệt hoặc sửa đổi, bổ sung Luật BHXH), trong đó quy định đối với DN đã giải thể, phá sản mà còn nợ tiền đóng BHXH thì NLĐ được ghi nhận thời gian làm việc để giải quyết quyền lợi về BHXH.
Phương án 3: Nếu thu hồi được nợ sau thanh lý tài sản của DN mới xác nhận thời gian đã đóng BHXH cho NLĐ. Cụ thể, cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH đối với NLĐ đến thời điểm đóng đủ BHXH; sau này nếu thu hồi được khi thực hiện xử lý tài sản của DN thì sẽ xác nhận bổ sung cho NLĐ. Với phương án này, sẽ phải sửa đổi một số pháp luật có liên quan theo hướng khi thanh lý tài sản của các DN giải thể, phá sản thì tiền đóng BHXH được ưu tiên trước khi thanh toán các khoản khác.
Ưu điểm của phương án này là đảm bảo đúng nguyên tắc đóng-hưởng theo quy định của Luật BHXH; ngân sách Nhà nước không phải bố trí một khoản kinh phí đảm bảo tiền nợ đóng BHXH của các DN đã giải thể, phá sản. Tuy nhiên, quyền lợi về BHXH của NLĐ không được đảm bảo; nhiều trường hợp người sử dụng LĐ đã trích tiền đóng BHXH của NLĐ nhưng không đóng cho cơ quan BHXH.
Phương án 4: Phần còn thiếu được đảm bảo bằng tiền lãi phạt chậm nộp của các DN nợ đóng BHXH. Đây là phương án do Bộ LĐTBXH đề xuất trong quá trình trao đổi, thảo luận khi tổng hợp ý kiến tham gia. Cụ thể, sau khi thanh lý tài sản được ưu tiên đóng BHXH, trong trường hợp không đủ thì được đảm bảo bằng khoản tiền lãi mà người sử dụng LĐ phải nộp khi nợ tiền đóng BHXH.
Phương án này không hoàn toàn đảm bảo đúng nguyên tắc đóng-hưởng theo quy định của luật BHXH; có thể sẽ tạo tiền lệ cho các DN cố tình chây ỳ, trốn đóng, nợ đóng BHXH. Tuy nhiên, ưu điểm của phương án này so với 3 phương án trên là ngoài quyền lợi về BHXH của NLĐ được đảm bảo; ngân sách Nhà nước không phải bố trí khoản kinh phí đảm bảo khoản tiền nợ đóng BHXH; mặc dù, khoản tiền lãi chậm nộp cũng được nộp vào quỹ BHXH nhưng đây là khoản tiền người sử dụng LĐ phải nộp thêm ngoài khoản tiền nợ BHXH.
Theo Bộ LĐTBXH, 3 phương án đầu đều khó thực hiện, vì phương án 1 khó khả thi trong bối cảnh khó khăn của Ngân sách Nhà nước; phương án 2 không đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng, phương án 3 không đảm bảo quyền lợi NLĐ.
Hiện nay, dù ý kiến các bộ ngành còn khác nhau, nhưng Bộ LĐTBXH nghiêng về phương án 4, dùng tiền lãi thu được từ các DN chậm đóng BHXH để cấp bù cho phần nợ BHXH của DN giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn còn nợ. Theo Bộ LĐTBXH, ưu điểm của phương án này là vừa đảm bảo được quyền lợi của NLĐ, cũng không quá vi phạm nguyên tắc đóng-hưởng của Luật BHXH.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33