20.000 lao động sẽ đi làm việc tại Lào: Cơ hội trên đất mới

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TBXH), cùng với việc gia tăng các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt tại Lào trong thời gian gần đây đã mở ra cơ hội cho lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này. Dự kiến, năm 2015, có khoảng 20.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu lao động VN, thị trường Đông Nam Á, trong đó có Lào, trước kia chỉ là “điểm phụ” để giải quyết vấn đề số lượng cho các DN XKLĐ vì chi phí rẻ, dịch vụ gần như bằng không. Sau khủng hoảng thị trường Trung Đông do bất ổn về chính trị, thì thị trường Lào trở nên hấp dẫn với lao động trình độ cao , cạnh tranh ở các ngành thế mạnh của Việt Nam như: Kỹ sư nông- lâm nghiệp, xây dựng, cơ khí, tiêu dùng ... với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khai khoáng, nông lâm nghiệp và tiêu dùng đang ngày càng mở rộng. Đánh giá về dạng tuyển dụng lao động theo công trình nêu trên, ông Nguyễn Xuân An, Tổng thư ký Hiệp hội XKLĐ Việt Nam (VAMAS) cho rằng, đó là một trong 4 dạng XKLĐ hiện nay tại Việt Nam. Ngoài các hình thức như xuất khẩu thông qua các công ty dịch vụ XKLĐ; hình thức các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại nước sở tại và có nhu cầu tuyển lao động Việt Nam; hình thức lao động tự đi thì việc các doanh nghiệp trong nước trúng thầu tại nước ngoài có nhu cầu tuyển lao động cũng là một dạng xuất khẩu  lao động.

Ông Dương Đức Mạnh (Giám đốc đào tạo Công ty XKLĐ TXM) cho biết: “Khách hàng của chúng tôi thường xuyên tuyển nhân viên bán hàng, tiếp thị, điện thoại viên tại Lào, chỉ cần lao động giỏi tiếng Việt và biết tiếng Anh giao tiếp, ưu tiên người biết tiếng Hoa. Đây là thị trường mới nhưng gần gũi với văn hóa tiêu dùng người Việt, phù hợp với lao động mới vào nghề, xem như bước trải nghiệm thực tập hiệu quả. Lao động giỏi sẽ được đào tạo trở thành nhân viên khai thác thị trường tại bốn nước khu vực gồm Lào, Campuchia, Myanmar và Đông Timor. Điều kiện ăn ở và đi lại được các công ty lo trọn gói với thu nhập thỏa thuận theo trình độ và vị trí ứng tuyển”.

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Lào (AVIL), mức thu nhập bình quân của lao động phổ thông Việt Nam làm việc tại Lào khoảng 250 USD/tháng; lao động kỹ thuật 500 USD/tháng. Ngoài chế độ tiền lương, người lao động cũng được thực hiện đầy đủ các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ nghỉ phép, lễ, tết theo quy định của pháp luật Việt Nam và Lào. Theo AVIL, trong 13.500 lao động Việt Nam đang làm việc tại Lào, thì Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai có 6.900 lao động, Tập đoàn Cao su có gần 1.000 lao động, Tập đoàn Sông Đà khoảng 600 lao động...  Nhìn chung, sự có mặt của lao động Việt Nam tại Lào đã giúp giải quyết một phần nhu cầu thiếu lao động, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng, xây dựng hạ tầng cơ bản, giao thông, thu hoạch mùa màng, dịch vụ, đặc biệt ở những công trình, dự án lớn của Lào.

Ngoài số lao động VN đi làm việc tại Lào theo các kênh chính thống, còn một lượng lao động Việt Nam đi làm việc tự do mang tính thời vụ của các tỉnh có chung đường biên giới với Lào như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… Theo báo cáo của Sở LĐTBXH tỉnh Nghệ An, những năm gần đây, mỗi năm Nghệ An có 5.000 – 6.000 lao động tự do đi làm việc tại Lào, chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác, nông nghiệp, buôn bán nhỏ.  Thu nhập bình quân của những lao động này khoảng 7 – 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, số lao động có việc làm ổn định, mang tính lâu dài chỉ chiếm  30%; số lao động còn lại làm việc  mang tính mùa vụ. Đại diện Sở LĐTBXH Nghệ An cho biết, do đi làm việc theo dạng lao động tự do, thời vụ nên sau 3 tháng ở Lào, họ lại quay về các cửa khẩu ở Việt Nam để làm thủ tục nhập cảnh trở lại.

Để hợp thức hóa việc đưa lao động Việt Nam sang Lào làm việc,  hai nước đã ký kết Hiệp định hợp tác lao động Việt – Lào vào ngày 29/6/1995 và Nghị định thư sửa đổi bổ sung ngày 8/4/1999. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho thấy Hiệp định hợp tác lao động và nghị định thư đã không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Vì vậy,  hai nước đã ký kết Hiệp định hợp tác lao động Việt – Lào mới, đã điều chỉnh được các hình thức lao động phù hợp với thực tế, quy định cụ thể về thủ tục xin cấp giấy phép lao động, đăng ký lưu trú, các loại phí liên quan, chế độ bảo hiểm, y tế, xử lý tranh chấp...  Hiệp định gồm 7 chương, 21 điều được xây dựng trên cơ sở tôn trọng pháp luật của cả hai nước sẽ là căn cứ để các doanh nghiệp dịch vụ của hai quốc gia tiến hành đưa lao động của nước này sang làm việc tại nước kia. Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thanh Hòa mong muốn các cơ quan liên quan của Lào sẽ ngày càng quan tâm tới việc chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho các doanh nghiệp đầu tư của Việt Nam tại Lào. Đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam sẽ quan tâm thích đáng trong việc hợp tác, hỗ trợ đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao.

H.Thành- H. Bình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động