11 năm âm thầm tìm hài cốt đồng đội
Người hơn 20 năm băng rừng tìm hài cốt đồng đội |
Năm 19 tuổi, như bao thanh niên yêu nước thời điểm đó, chàng trai trẻ gốc Hà thành háo hức lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Tiểu đoàn 24, Trung đoàn 241. Trải qua nhiều cương vị công tác, tham gia hàng chục trận đánh lớn nhỏ, ông luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Người cựu chiến binh 11 năm băng rừng tìm hài cốt đồng đội. |
“Gia nhập quân ngũ năm 19 tuổi, đơn vị tôi được phân công chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Hồi đó, sức khỏe tôi yếu lắm. Tôi bị thấp khớp năm 16 tuổi và đã biến chứng vào tim. Cứ nghĩ phải chết nhưng ai ngờ đâu mọi chuyện lại khác. Ngày hòa bình lập lại, tôi may mắn được trở về đoàn tụ với gia đình nhưng những người đồng đội của tôi thì không còn nữa. Trên chiến trường này, rất nhiều đồng đội của tôi đã mãi mãi ngã xuống dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù” – Ông Hát tâm sự.
11 năm trước, vào một lần về thăm lại chiến trường cũ năm nào, ông đau đáu khi hay tin hầu hết anh em liệt sĩ đều chưa được quy tập, thân thể vẫn còn nằm lại đâu đó nơi núi rừng Thừa Thiên. Ông nghĩ mình đã may mắn sống sót rồi thì càng phải có trách nhiệm tìm lại hài cốt đồng đội.
Trở về nhà, ý nghĩ đó lại càng sục sôi trong con người ông. Mặc dù đang giữ chức Giám đốc xí nghiệp 3, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Bưu điện nhưng ông vẫn quyết định viết đơn xin nghỉ hưu sớm để có thể dành thời gian, toàn tâm toàn sức với công việc đi tìm đồng đội.
Nói thì dễ nhưng khi bắt tay vào làm ông mới thực sự cảm thấy khó khăn. Ông phải đi hết tỉnh này đến tỉnh khác để nắm được thông tin anh em đã hi sinh rồi một mình bắt xe vào lại chiến trường. Đường rừng núi đầy hiểm trở, ông rủ một cựu chiến binh tên Hít (là người dân bản) cùng đồng hành.
Với tấm bản đồ trên tay, hai ông đi dọc theo đường bờ suối hoặc đường khai thác gỗ. Trong âm thầm, bàn chân của người lính già năm xưa từng bước, từng bước dẫm lên những mảng rừng hoang sơ để tìm lại hài cốt đồng đội. Đi hết lần này đến lần khác, có nhiều chuyến ông phải về tay không. Có những lúc nản lòng tưởng chừng muốn bỏ cuộc nhưng như có gì đó thôi thúc, ông lại tiếp tục cuộc hành trình.
Mất 5 năm (từ năm 2006 đến năm 2011) sau 9 lần tìm kiếm ông mới tìm được mộ phần của 4 người đầu tiên. Và đối với ông, đây cũng là lần gian nan, vất vả nhất.
Ông kể: “Danh tính của 4 đồng chí ấy là Nguyễn Xuân Kiểu, Nguyễn Quang Nhạ, Mai Công Nhau và Đỗ Văn Thế. Họ đều hi sinh trong một cuộc chiến đấu ác liệt năm 1972 và được chôn cất cùng một phần mộ nằm sâu trong rừng. Đầu tiên chỉ có tôi và ông Hít. Khi xác định được đúng vị trí, tọa độ rồi tôi mới báo tin và mời gia đình các anh vào. Ngày bình thường thì không sao, đến ngày di chuyển mộ phần thì lại gặp lũ quét, mưa to xối xả, nước suối ngập ngang cổ. Hài cốt chúng tôi phải bọc trong túi ni lông rồi đội trên đầu. Lúc đó tưởng như không thể vượt qua nổi nhưng cuối cùng mọi người đều bình an”.
Sau lần này, ông càng có thêm quyết tâm và động lực để đi tìm hài cốt đồng đội. Gia đình cũng hoàn toàn ủng hộ ông. Ngay từ những chuyến đi đầu tiên, hầu hết mọi chi phí đều do ông và người con trai cả chi trả. Cho đến tận về sau, anh em, đồng đội, bạn bè cũng ủng hộ thêm.
Luôn âm thầm, lặng lẽ cho những chuyến đi tìm hài cốt đồng đội, trong suốt hành trình 11 năm ấy, sau 24 lần cầm dao phát rừng lấy lối đi, đến nay ông Hát đã tự mình tìm được 11 bộ hài cốt đồng thời kết hợp với cảnh sát tìm được thêm 5 bộ hài cốt nữa để trao trả cho thân nhân các liệt sỹ cũng như đưa về nghĩa trang liệt sỹ các địa phương.
Không chỉ tích cực tham gia công tác tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ, ông Hát còn là một người tổ trưởng mẫu mực, luôn đi đầu trong các công tác của tổ, của phường. Ông cũng đóng góp tiền cùng 500 cuốn sách cho thư viện sách của tổ dân phố.
Mở cho chúng tôi xem những tấm bản đồ đã cũ, những cuốn sổ ghi danh, những bản ghi chép chi tiết mỗi lần đi tìm kiếm đồng đội đã hy sinh mà ông không khỏi xúc động. Đối với ông đây đều là những tài sản vô giá, là hành trang đồng hành trong mỗi chuyến đi và là manh mối để ông tiếp tục cuộc hành trình.
Ở cái tuổi 65, vai trái bị đau khiến sức khỏe ông không còn được như trước nhưng “có thời gian, còn sức khỏe là tôi còn đi. Mỗi lần đưa được một đồng đội trở về với quê hương, nhìn những giọt nước mắt hạnh phúc của gia đình họ là tôi như quên hết mọi gian khổ.
Đồng thời, tôi lại càng thêm thương những người đồng đội còn đang nằm cô quạnh, lạnh lẽo giữa rừng, không ai nhang khói. Tôi xác định công việc này vừa là trách nhiệm, vừa là lời tri ân gửi tới những người đồng đội đã không còn nữa” – người cựu chiến binh già tâm sự.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10