Xuyên đêm theo chân những người rút hồ sơ hưởng BHXH một lần ở TP. Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Những ngày qua, phóng viên báo Lao động Thủ đô đã "ăn nằm ở dề", thức trắng đêm để chứng kiến nhiều người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xếp hàng tại trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) các quận huyện từ 2 - 3h sáng để làm thủ tục rút BHXH một lần. Đáng chú ý, bên cạnh những người có hoàn cảnh thực sự khó khăn cũng có không ít người đi rút hồ sơ "theo phong trào" để để hưởng chính sách. Đây là việc làm sẽ mang lại những hệ lụy về sau đối với chính bản thân người đi rút BHXH một lần. Vì tương lai, hơn lúc nào hết, mỗi công nhân lao động cần hết sức cẩn trọng.
TP.HCM: Xét xử vụ án lừa đảo tại Công ty Alibaba Công an TP.HCM tăng cường trấn áp tội phạm để người dân yên tâm đón Tết TP.HCM: Công bố 3 giáo viên trúng tuyển vào vị trí Hiệu phó trường THPT
Xuyên đêm theo chân những người rút hồ sơ hưởng BHXH một lần ở TP. Hồ Chí Minh
Từ 2h sáng, nhiều người đã tập trung trước BHXH huyện Hóc Môn, có người còn mắc võng để nằm chờ tới sáng.

Xuyên đêm chờ lấy số

Vào khoảng 2h sáng ngày 9/12, phóng viên Báo Lao động Thủ đô có mặt trước cổng cơ quan BHXH huyện Hóc Môn, chứng kiến nhiều công nhân, người lao động tập trung để chờ lấy số giữ chỗ. Họ đều là những người muốn làm thủ tục rút BHXH một lần, hoặc cần gộp sổ, thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

"Cắm trại" tại cổng BHXH huyện Hóc Môn từ nhiều tuần nay, nhưng anh Nguyễn Văn Bảo cho hay vẫn chưa rút được trợ cấp BHXH một lần vì mỗi ngày cơ quan BHXH chỉ kịp giải quyết cho khoảng 30 - 35 trường hợp trong khi bản thân chưa lấy được số thứ tự như mong muốn.

"Lê" đôi chân bị thoái hoá khớp đến BHXH huyện Hóc Môn vào lúc 3h sáng, anh Nguyễn Minh Sơn (quê Tiền Giang) vui mừng khi bốc được số giữ chỗ là 12, anh "hồ hởi" nói với phóng viên: Bản thân từng "thành công" vào làm thủ tục rút BHXH một lần, song vì trục trặc hồ sơ, anh được hướng dẫn làm lại nên hành trình đi bốc số vẫn tiếp nối đến bây giờ.

"Mấy hôm trước, tôi không đi sớm được vì vừa mổ một bên chân nên bị đau nhức, không thể đứng lâu. Hôm nay đỡ hơn, tôi cố gắng đến để lấy số, mong sớm được giải quyết để có tiền chữa bệnh. Tôi mang theo một cái ghế nhỏ để ngồi chờ đến lượt".

Xuyên đêm theo chân những người rút hồ sơ hưởng BHXH một lần ở TP. Hồ Chí Minh
Anh Nguyễn Minh Sơn (ngồi trên ghế) bị thoái hoá khớp nhưng vẫn cố gắng xếp hàng từ sớm để rút BHXH một lần.

Tương tự như BHXH huyện Hóc Môn, tại trụ sở BHXH quận 12, từ 1h sáng, hàng chục người đã có mặt để giành một suất vào làm thủ tục rút BHXH một lần.

Là công nhân tại Công ty TNHH May Sun Kyoung Việt Nam (quận 12), chị Nguyễn Thị Hồng (44 tuổi, quê Long An) cho biết, chị đóng BHXH được gần 7 năm, giờ muốn rút để lo cho cuộc sống vì đã nhiều tuổi, không thể đi xin việc công ty nữa. Chị Hồng chia sẻ, cũng biết khi rút tiền một lần sẽ thiệt thòi, nhưng ở độ tuổi này việc gì cần thì cứ xử lý trước.

"Biết rằng đóng thêm một thời gian nữa là có lương hưu, nhưng giờ tôi không còn khả năng đóng tiếp nên phải rút. Kinh tế khó khăn, việc làm thì không có, tiền sinh hoạt không có nên phải rút thôi”, chị Hồng chia sẻ.

Ngoài những lý do về áp lực kinh tế, chi tiêu gia đình, thu nhập cuối năm... Nhiều người còn lo lắng trước thông tin người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu nếu yêu cầu hưởng BHXH một lần thì chỉ được rút phần mình đóng vào quỹ BHXH là 8% (thay vì nhận 22% như quy định hiện nay); phần của người sử dụng lao động đóng chiếm 14% sẽ để lại quỹ và sử dụng theo nguyên tắc chia sẻ. Vì sợ bị ảnh hưởng đến quyền lợi, nhiều người đã tranh thủ đi rút bảo hiểm xã hội một lần trước khi dự thảo nêu trên được áp dụng.

Xếp hàng tại BHXH quận 12 từ hơn 1h sáng, chị Trần Thị Hà (48 tuổi, ngụ huyện Củ chi) cho biết, bản thân đã đóng BHXH được hơn 18 năm, nhưng đã nghỉ việc và ngừng đóng BHXH khoảng 1 năm. Thời gian vừa rồi, nghe thông tin người lao động nếu muốn rút BHXH một lần sẽ chỉ được 8% thay vì 22% như hiện nay nên đã tranh thủ đi nộp hồ sơ để rút tiền sớm."Bây giờ lớn tuổi rồi, rút được một lần tiền, về lo cuộc sống ngày nào hay ngày đó", chị Hà nói thấp thỏm.

Xuyên đêm theo chân những người rút hồ sơ hưởng BHXH một lần ở TP. Hồ Chí Minh
Người dân vật vờ chờ trước BHXH quận 12 lúc 2h sáng 9/12.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Bích (29 tuổi, quê Trà Vinh) cho biết, thông tin chỉ được rút 8% BHXH một lần đã được chị và nhiều công nhân khác tuyên truyền cách đây vài tháng. Lúc đó ai cũng xôn xao vì lo sợ quyền lợi của mình sẽ bị ảnh hưởng, nên không ít người như chị đã rút sớm để vừa có tiền lo cho cuộc sống vừa đỡ bị thiệt thòi".

"Thật ra tôi chưa cần tiền để rút BHXH một lần như người khác, nhưng nghe thông tin sang năm chỉ được rút 8% BHXH một lần nên mới đi rút. Không chỉ tôi, mà nhiều chị em khác cũng rủ nhau đi rút để sang năm không bị thiệt thòi", chị Bích cho biết.

Cơ quan chức năng ra khuyến cáo

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Trần Dũng Hà, Phó Giám đốc BHXH TP.HCM, cho biết, tới thời điểm 30/11, TP.HCM ghi nhận 99.615 người nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần, tăng 460 người so với cùng kỳ năm ngoái nhưng thấp hơn năm 2020 khoảng 14.000 người. Năm nay, tổng số người rút tăng không nhiều nhưng đột biến vào một số thời điểm. Đặc biệt vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2022, khi các doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn, người lao động mất việc, giảm hoặc không có thu nhập.

Ông Hà cho biết, khi người lao động lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không tìm được việc, họ sẽ nghĩ ngay đến khoản BHXH một lần bởi thực sự lương công nhân khá thấp và họ gần như không có tích lũy.

Ngoài ra, đang có tình trạng một số người cố tình nghỉ để rút BHXH một lần. Đây là những lao động nghỉ việc nhận trợ cấp thất nghiệp rồi đi làm thời vụ, vừa đủ một năm sẽ đi rút bảo hiểm. Họ là những người không muốn nhận lương hưu vì cho rằng lương hưu sau này rất thấp, không đủ sống. Tuy nhiên, phải hiểu nguyên tắc của bảo hiểm là đóng – hưởng, khi còn trẻ mình đóng với mức lương thấp, tích lũy ít tiền, khi về già mình sẽ nhận mức lương hưu không thể cao được.

Theo ông Trần Dũng Hà, trước đây người lao động muốn nhận trợ cấp một lần phải nộp hồ sơ về nơi mình cư trú nhưng giờ đây có thể nộp ở bất cứ BHXH quận, huyện nào. Ví dụ người lao động ở thành phố Thủ Đức, từng làm việc tại một công ty ở đây nhưng khi đến BHXH thành phố Thủ Đức nộp hồ sơ mà thấy quá đông thì có thể đến BHXH quận 1, 3, 10, 4, Phú Nhuận... để được phục vụ.

"Những địa phương quá tải là nơi có nhiều nhà máy, doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp đông công nhân thuê trọ và vùng giáp ranh như thành phố Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, quận 12, Tân Phú, Bình Tân. Ngoài ra, tình trạng quá tải hiện nay cũng thuộc về cơ quan bảo hiểm do nhân sự đang thiếu", ông Hà chia sẻ thêm.

Xuyên đêm theo chân những người rút hồ sơ hưởng BHXH một lần ở TP. Hồ Chí Minh
Nhiều người lao động cho biết, họ muốn rút BHXH một lần do lo ngại sang năm chỉ rút được 8%.

Nói về hệ luỵ của việc rút BHXH một lần, ông Hà cho biết, đầu tiên là người rút sẽ không có lương hưu khi hết tuổi lao động. Tiếp theo việc đông người rút sẽ ảnh hưởng chính sách chung của Nhà nước về việc đảm bảo an sinh cho người dân. Quỹ BHXH được nhà nước bảo trợ nên luôn đảm bảo được việc chi trả lương hưu cho người tham gia. Tuy nhiên, nếu nhiều người rút, quỹ sẽ không "lớn" được để tính toán các chính sách hỗ trợ tăng thêm cho người tham gia hoặc điều chỉnh mức tăng lương hưu hàng năm.

"Bài toán chung của bảo hiểm là vậy, phải đặt trong cộng đồng, cùng tương trợ, chia sẻ với nhau, còn mỗi người tự rút, tách riêng lẻ sẽ rất khó", Phó Giám đốc BHXH TP.HCM Trần Dũng Hà cho hay.

Nhiều thiệt thòi khi rút BHXH một lần

Theo BHXH Việt Nam, hiện tại, với mức 22% tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì một năm, tổng mức đóng BHXH của mỗi người lao động là 2,64 tháng lương. Trong khi mức hưởng BHXH một lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014, và bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Nếu lĩnh bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ bị thiệt khoảng 1,14 tháng lương đối với mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014, và khoảng 0,64 tháng lương đối với mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sau năm 2014.

BHXH Việt Nam khuyến cáo, việc rút BHXH một lần chỉ là giải pháp tránh cái lợi trước mắt nhưng sẽ thiệt thòi lâu dài. Cụ thể, người lao động không có lương hưu hằng tháng để trang trải cuộc sống khi về già; mất cơ hội tham gia BHYT 5 năm liên tục; mất cơ hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí (với mức hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh) trong suốt thời gian hưởng lương hưu; thân nhân không được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất nếu người đã nhận bảo hiểm xã hội một lần không may qua đời.

Do đó, với những khó khăn trước mắt, người lao động hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH. Khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện để được cộng nối thời gian tham gia trước đó để hưởng chế độ hưu trí.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Với phương châm “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đời sống, việc làm của người lao động”, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nhằm khích lệ tinh thần sáng tạo, cống hiến của người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn cũng phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động để đảm bảo đời sống, việc làm, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (đóng trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn, quan tâm đảm bảo quyền lợi, chế độ phúc lợi để người lao động yên tâm lao động sản xuất, cống hiến cho sự phát triển của Công ty.
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Là một trong những doanh nghiệp có lịch sử lâu đời và uy tín trong lĩnh vực công ích, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội luôn thực hiện tốt các quy định về pháp luật lao động và đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động. Từ đó, tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của Công ty. Năm 2024, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tôn vinh là doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động.
TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong 9 tháng đầu năm 2024, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là 9.288,82 tỷ đồng.
Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

(LĐTĐ) Doanh nghiệp phải chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) khi chấm dứt hợp đồng. NLĐ không tự chốt sổ BHXH được, trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động.
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

(LĐTĐ) Theo thống kê Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2024 (số liệu tính đến hết 31/8/2024, lấy ngày 5/9/2024), trên địa bàn Thủ đô hiện còn nhiều doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động với thời gian kéo dài (từ 6 tháng đến 24 tháng), ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia.
Tai nạn lao động với những con số nhức nhối

Tai nạn lao động với những con số nhức nhối

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, số vụ tai nạn lao động phần lớn xảy ra trong khu vực có quan hệ lao động, với 2.755 vụ trong nửa đầu năm nay, làm 2.834 người bị nạn, trong đó, có 245 vụ tai nạn lao động chết người, 268 người chết, 710 người bị thương nặng.
Người lao động bị ngừng việc do bão lũ, tiền lương được trả thế nào?

Người lao động bị ngừng việc do bão lũ, tiền lương được trả thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được trả lương ngừng việc nếu do sự cố không do lỗi người sử dụng lao động. Tiền lương ngừng việc thỏa thuận không thấp hơn lương tối thiểu vùng, theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP: Vùng I: 4.960.000 đồng, Vùng II: 4.410.000 đồng, Vùng III: 3.860.000 đồng, Vùng IV: 3.450.000 đồng.
Lao động nữ mang thai có được tạm hoãn hợp đồng lao động?

Lao động nữ mang thai có được tạm hoãn hợp đồng lao động?

(LĐTĐ) Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, thì có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động