Xuất khẩu gỗ sang Anh và thách thức về bài toán xuất xứ nguyên liệu

(LĐTĐ) Có thể thấy, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) đã mở ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam một cơ hội mới để tạo dựng uy tín, sự quan tâm của các nước châu Âu. Tuy nhiên, doanh nghiệp gỗ xuất khẩu cần vượt qua những yêu cầu về xuất xứ nguồn nguyên liệu, khi Anh là một nước luôn gương cao ngọn cờ về chống biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh.
Bộ Công Thương khuyến nghị với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán cứng sang thị trường Hoa Kỳ Vì sao doanh nghiệp xuất khẩu gỗ “kêu cứu”? Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và lâm sản vượt khó

Gỗ đạt tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên 18%

Trước khi Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu, Anh cũng là thị trường lớn, quan trọng đối với sản phẩm gỗ Việt Nam. Sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất sang thị trường Anh chiếm 30-40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước thành viên của EU. Với việc Anh không còn là thành viên của EU nữa, các doanh nghiệp gỗ không khỏi có chút hoang mang, lo lắng.

Tại Tọa đàm “Cải thiện năng lực nội tại, tận dụng cơ hội UKVFTA”, ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: “Lúc đó, chúng tôi cũng có những băn khoăn lo lắng, nhưng rất may Hiệp định UKVFTA bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5/2021, cho nên năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sang Anh đạt trên 256 triệu đô la, tăng trên 18% so với năm trước đó. Và có một điều quan trọng là sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Anh có đến 92% là đồ mộc, đồ nội thất có giá trị. Kim ngạch xuất khẩu cao hơn so với sản phẩm gỗ được làm vật liệu trung gian cho các giai đoạn chế biến tiếp theo trong ngành công nghiệp gỗ”.

Xuất khẩu gỗ sang Anh và thách thức về bài toán xuất xứ nguyên liệu
Trong những năm tới, doanh nghiệp cần tạo ra bước ngoặt lớn đi vào chế biến và xuất khẩu các nhóm sản phẩm có giá trị tăng cao hơn, sử dụng ít nhân công, nguyên liệu đầu vào hơn (ảnh minh họa: Hà Lê)

Theo ông Ngô Sỹ Hoài, doanh nghiệp gỗ có nhiều lợi thế khi UKVFTA thực thi, đó là theo thỏa thuận, nhóm sản phẩm nội thất, tinh chế gỗ sau khi xuất khẩu vào Anh chịu mức thuế từ 1,2-2% sẽ được giảm dần trong những năm tới. Nhóm sản phẩm gỗ vật liệu trung gian có mức thuế từ 2-10% cũng sẽ giảm trong những năm tới.

“Nếu không có các FTA, không có cú hích về thuế qua các hiệp định thương mại thì chúng ta rất khó tiếp cận thị trường Anh. Bởi Anh là thị trường mà người Châu Âu đặt chân lên trước, sau đó là người Trung Quốc (sản phẩm gỗ từ Trung Quốc chiếm trên 40% và Châu Âu là 1,4 tỷ đô la). Tuy nhiên, khi có UKVFTA, các doanh nghiệp dường như đã tận dụng được một phần cơ hội, trong năm đầu tiên như vậy là rất đáng khích lệ”, ông Ngô Sĩ Hoài nói.

Ông cũng cho rằng, sau hiệu ứng của các FTA, ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam đã có chỗ đứng, trở thành một trong những trung tâm chế biến gỗ của thế giới. Ngành công nghiệp gỗ cũng phản chiếu được rõ nét những thách thức đặt ra để Việt Nam có thể tận dụng cơ hội mà các FTA mang lại.

Đảm bảo xuất xứ để chinh phục thị trường khó tính

Các sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện nay đang chiếm 7,2% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ của Anh. Đây không phải là con số nhiều nhưng cũng là con số lạc quan đối với doanh nghiệp gỗ xuất khẩu. Ông Ngô Sỹ Hoài cho rằng, để nâng các con số tăng trưởng, Việt Nam cần hiểu rõ những thách thức mà thị trường này mang lại.

Ông Ngô Sĩ Hoài: Chính phủ đã hỗ trợ rất tốt các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ. Trong thời gian tới, Chính phủ cần cân nhắc cơ hội để ký một hiệp định đối tác tự nguyện nhằm tăng cường năng lực quản trị rừng tuân thủ pháp luật và thương mại gỗ. Chúng ta đã ký hiệp định này với EU, nhưng đối với Anh lại không còn hiệu lực. Chúng tôi muốn Chính phủ xem xét xúc tiến ký hiệp định này với Anh, tạo điều kiền cho các lô hàng xuất khẩu vào Anh không còn phải băn khoăn nhiều về yêu cầu môi trường và bảo vệ rừng để các doanh nghiệp yên tâm tập trung sản xuất.

Anh là thị trường bao gồm những khách hàng cuối cùng rất khó tính. Họ chi tiêu rất cẩn thận, dè dặt chứ không như một số thị trường khác. Anh cũng là quốc gia có ngành công nghiệp gỗ lâu đời. Từ Anh, ngành công nghiệp gỗ đã dịch chuyển sang một số nước lớn như Mỹ, Đức, Nhật, sau đó mới đến các con rồng châu Á, rồi đến Việt Nam.

Anh cũng đặt ra những yêu cầu rất nghiêm khắc đối với môi trường mà sản phẩm gỗ thì liên quan đến rừng - một yếu tố rất quan trọng đối với môi trường sống. Và Anh kể cả khi còn là thành viên của EU, luôn luôn giương cao ngọn cờ về chống biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, và làm thế nào để giảm phát thải hiệu ứng nhà kính.

Cho nên, các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu tới Anh phải đặc biệt chú ý tới tính hợp pháp của nguồn gỗ, tính minh bạch và thận trọng để gỗ đưa vào chuỗi cung ứng, khi đưa vào sản phẩm xuất khẩu sanh Anh cần được khai thác hợp pháp.

“Dĩ nhiên cũng có những vấn đề như như chúng ta chưa tận dụng tốt nền tảng kỹ thuật số để đưa sản phẩm đến với khách hàng Anh. Bên cạnh đó, chúng ta là người đến sau, sản xuất gia công sản phẩm theo các mẫu mã mà các nhà cung cấp khác đã mang đến Anh, nên nếu chúng ta chủ động với những mẫu mã và thiết kế mới, chúng ta sẽ được hưởng phần lớn hơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào Anh”, ông Ngô Sỹ Hoài lưu ý.

Ông Ngô Sĩ Hoài cũng cho rằng, nhìn chung có nhiều thách thức đối với doanh nghiệp gỗ Việt Nam, nhưng ông vẫn nhìn nhận Anh sẽ tạo nên được hiệu ứng lan tỏa nếu Việt Nam duy trì được tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này. Việt Nam sẽ tạo dựng được uy tín, sự quan tâm của thị trường EU, nếu thị trường Anh khẳng định sản phẩm gỗ của Việt Nam có thể cạnh tranh và đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng Anh.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng cho rằng, các doanh nghiệp không có cách gì khác là cần phải chuyển đổi nhanh. Lâu nay ngành gỗ đang phát triển theo chiều rộng, tốn nhiều nhân công, quy mô lớn để cho ra sản phẩm. Trong những năm tới, doanh nghiệp cần tạo ra bước ngoặt lớn đi vào chế biến và xuất khẩu các nhóm sản phẩm có giá trị tăng cao hơn, sử dụng ít nhân công, nguyên liệu đầu vào hơn.

Đặc biệt các doanh nghiệp cần chú ý đầu tư cho quản trị, sử dụng phần mềm kế toán hiện đại, đảm bảo tính minh bạch đầu vào - đầu ra. Hiện nay khi Việt Nam tăng tốc xuất khẩu, cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn các vụ kiện như kiện chống bán phá giá, kiện xuất xứ, tính hợp pháp của nguyên liệu đầu vào,… Nếu có hệ thống quản trị tốt, doanh nghiệp sẽ có năng lực phòng bị tốt hơn.

Ở góc độ hiệp hội, ông Ngô Sĩ Hoài cũng cho biết, Hiệp hội đang tận dụng tối đa cơ hội quảng bá thương hiệu sản phẩm đến khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn ở tầm quốc gia. Trong thời gian tới, Hiệp hội mong muốn có thể tổ chức các hội chợ thương mại mang tầm quốc tế để tiếp cận nhiều hơn với đối tác nước ngoài.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11/2024, giá dầu thế giới giảm sau khi dự trữ dầu thô và xăng của Hoa Kỳ tăng cao hơn dự kiến ​​vào tuần trước, nhưng mức giảm bị hạn chế... Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,95 USD/thùng, giảm 0,63%, giá dầu Brent ở mốc 73,1 USD/thùng, giảm 0,29%
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (20/11) giá dầu thế giới tiếp đà tăng khi việc khởi động lại mỏ Sverdrup phản ánh những lo ngại của giới đầu tư. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,61 USD/thùng, tăng 0,65%; giá dầu Brent ở mốc 73,45 USD/thùng, tăng 0,22%.
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD

(LĐTĐ) Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.
Xem thêm
Phiên bản di động