Xuân Kỷ Hợi: Nói chuyện làm giàu từ nuôi lợn
Đầu Xuân Kỷ Hợi 2019, Thành phố phấn đấu trồng 150.000 cây xanh |
Hiện thực giấc mơ làm trang trại hữu cơ
Những ngày tết Kỷ Hợi đang cận kề, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn của người dân tăng cao, chúng tôi tìm đến trang trại lợn rừng của anh Hoàng Thắng (cơ sở tại thị trấn Đông Anh, Hà Nội) để tìm hiểu mô hình nuôi lợn rừng sạch mà anh đang tâm huyết thực hiện. Điều đầu tiên mà bất cứ khách lạ nào cũng đều có thể cảm nhận được khi bước vào trang trại đó là sự thoáng mát bởi xung quanh là bạt ngàn bóng dừa xanh ngát cùng hoa trái, rau rừng.
Trò chuyện cùng anh Hoàng Thắng, chủ trang trại lợn rừng NTC, chúng tôi được biết trước đây anh học ngành điện ảnh, không liên quan gì đến ngành nghề được đào tạo nhưng với niềm đam mê làm nông nghiệp hữu cơ, anh đến với nghề nuôi lợn rừng như một cơ duyên. Trong những ngày du ngoạn ở vùng núi Tây Bắc, tình cờ thấy bà con nuôi lợn rừng, anh đã đam mê nung nấu, nhen nhóm ý định nuôi lợn rừng.
Thức ăn chủ yếu của lợn rừng là cỏ voi, rau rừng |
Đến năm 2008, ý tưởng phát triển chăn nuôi lợn rừng theo hướng hữu cơ, được anh Thắng áp dụng thực hiện trên địa bàn xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình với tổng diện tích 60 ha. Những ngày đó anh trực tiếp sang Thái Lan nhập 100 con lợn rừng giống về nuôi. Tuy nhiên, chỉ hơn nửa năm sau đó trang trại đã gặp ngay “cú sốc” đầu tiên, số lợn nhập về chết quá nửa, số tiền đầu tư hơn 1 tỷ đồng gần như mất trắng.
Thực tế đó đặt ra cho anh Thắng rất nhiều suy nghĩ, sau thất bại đó anh quyết định tạm dừng hoạt động trang trại 3 tháng để tìm nguyên nhân. Sau thời gian cất công tìm hiểu, anh Thắng đã nhận thấy nguyên nhân lợn chết là do chưa quen với điều kiện khí hậu, hầu hết bị tiêu chảy, hen suyễn dẫn đến chết hàng loạt. Bằng quyết tâm tìm tòi, học hỏi, đúc kết từ những thất bại trong lần nuôi đầu tiên, áp dụng cây thuốc nam trong điều trị bệnh cho lợn rừng, anh Thắng quyết định bắt tay làm lại, đầu tư giai đoạn hai nuôi 500 con lợn rừng thuần chủng Thái Lan và đạt được nhiều thành công.
Đến nay trang trại đã đi vào hoạt động ổn định được 10 năm. Quy mô của trang trại ở thời điểm hiện nay là trên 12.000 con lợn rừng, 5.000 con gà rừng, 5ha trồng các loại cây rau rừng như: Rau càng cua, rau rớn, rau mỏ cau, măng rừng, hoa chuối rừng, chanh leo sử dụng phân bón là giun quế và áp dụng hình thức thiên địch để bắt sâu hại. Các loại sản phẩm lợn rừng, gà rừng, rau sạch của trang trại hiện có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, được rất đông khách đặt hàng và bắt đầu xuất khẩu sang một số nước trong khu vực.
Nhấp chén trà nóng, anh Thắng tâm sự: “Nuôi lợn rừng vốn không dễ như nhiều người vẫn tưởng, đặc biệt là nuôi với số lượng lớn, đòi hỏi người nuôi phải nắm vững một số đặc điểm và tập tính của lợn rừng để bố trí chuồng trại, phân loại lợn nuôi một cách hợp lý. Từ những lần vấp ngã đến chếnh choáng đó, nguyên tắc trong định hướng hoạt động sản xuất của trang trại là không thể tùy hứng. Các quy trình sản xuất phải được xây dựng và quản lý quy củ, nghiêm ngặt, triệt để áp dụng phương thức chăn nuôi hữu cơ để bảo đảm tính bền vững của sản xuất, kinh doanh”.
Quyết tâm xây dựng thương hiệu lợn sạch
Chưa bằng lòng với những điều đã có, anh Hoàng Thắng tiếp tục tập trung nghiên cứu, tạo nên điều độc đáo cho trang trại. Anh tìm “đầu vào” thức ăn cho lợn rừng bằng cách tận dụng ngay nguồn phân thải ra từ lợn để nuôi giun quế làm thức ăn cho chúng. Chia sẻ về bí quyết nuôi lợn rừng cho hiệu quả kinh tế cao và chất lượng thịt thơm ngon, anh Thắng cho hay: “Chúng tôi nuôi giun quế để chế biến thức ăn và sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh cho lợn rừng. Việc làm này không chỉ giúp giảm được chi phí đầu vào mà còn giúp chất lượng thịt của lợn rừng thơm, ngon và không tồn dư thuốc kháng sinh”.
Ở trang trại có những khu trồng cây thuốc nam phục vụ phòng, chữa bệnh cho lợn |
Với quy trình chăn nuôi hữu cơ khép kín, mặc cho thời điểm giá lợn hơi ở các tỉnh, thành trong cả nước có những lúc xuống “chạm đáy”, thế nhưng sản phẩm lợn rừng nuôi bằng giun quế, cám mỳ, bột ngô, cây thảo dược, đặc biệt chữa bệnh bằng cây thuốc nam của anh Thắng luôn được người tiêu dùng đón nhận với mức giá cao. Trong dịp tết Nguyên đán, thực phẩm lợn rừng của trang trại luôn trong tình trạng “cháy hàng”.
Ngoài việc đầu tư vào hệ thống các trang trại chăn nuôi chính, anh Thắng còn triển khai mô hình liên kết chăn nuôi lợn rừng với các hộ dân khắp cả nước. Bà con được hỗ trợ vay vốn mua con giống và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, tư vấn thiết kế chuồng trại nuôi, đặc biệt là được bao tiêu thu mua lại con giống và thương phẩm với mức giá ổn định mà không phải lo về đầu ra. Đến nay trang trại đã liên kết nuôi lợn rừng, gà rừng với hơn 700 trang trại trên toàn quốc. |
Từ việc đánh giá được tiềm năng lớn của thị trường thực phẩm sạch và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đang rất cần các sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn. Ngoài việc đầu tư vào hệ thống các trang trại chăn nuôi chính, anh Thắng còn triển khai mô hình liên kết chăn nuôi lợn rừng với các hộ dân khắp cả nước. Bà con được hỗ trợ vay vốn mua con giống và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, tư vấn thiết kế chuồng trại nuôi, đặc biệt là được bao tiêu thu mua lại con giống và thương phẩm với mức giá ổn định mà không phải lo về đầu ra.
Đến nay trang trại đã liên kết nuôi lợn rừng, gà rừng với hơn 700 trang trại trên toàn quốc. Đáng nói hơn, qua việc liên kết với trang trại, được hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn chăn nuôi, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, mạnh dạn đầu tư làm ăn lớn, có nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm….
Anh Phạm Tiến Hợi (Thạch Thất, Hà Nội), một những những trại vệ tinh của trang trại NTC phấn khởi cho hay: Thức ăn của lợn rừng chủ yếu là cỏ voi, cây chuối, khoai lang, đặc biệt nhất lá thuốc nam được cho lợn ăn thường xuyên để tăng sức đề kháng. Nuôi lợn rừng không phải nấu cám theo cách truyền thống. Sắn, ngô, bột mỳ, rỉ mật được phối trộn và cho ăn theo định mức khác nhau dựa vào sự phát triển của từng loại lợn. Chính cách nuôi này giúp 6 nhân công có thể chăm sóc được gần 500 con lợn.
Bước sang thềm năm mới Kỷ Hợi, nói về những dự định tiếp theo trong thời gian tới, anh Hoàng Thắng cho biết sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trang trại theo hướng sản xuất an toàn và bền vững, chiếm lĩnh thị trường không chỉ trong nước mà hướng tới xuất khẩu mạnh ra nước ngoài. Ngoài phát triển trang trại hữu cơ anh sẽ tập trung đầu tư vận hành mô hình trang trại kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng.
Mai Linh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55