Vượt qua thách thức, cơ hội đặc biệt đến với Việt Nam
Khoảng 85,6% số dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam vào EU sẽ được giảm từ ngày 1/8/2020 | |
Giữa đại dịch Covid-19, bóng đá Việt Nam gây ấn tượng mạnh với FIFA |
Nước tăng trưởng hiếm hoi
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo với dự báo, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong nửa đầu 2020 nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng khoảng 2,8% cho cả năm và 6,8% trong 2021 nếu tình thế thế giới được từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối của năm 2020.
Trường hợp thế giới kém thuận lợi hơn, nền kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 1,5% trong năm 2020 và 4,5% trong năm 2021.
Đây là những con số thấp hơn so với dự báo của nhiều tổ chức khác nhưng cũng khá tích cực so với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới.
Trước đó, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Đại học Quốc gia Hà Nội dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cả năm có thể đạt 3,8% trong bối cảnh toàn cầu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid và nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch này, đặc biệt là khối ngành sản xuất. Trường hợp dịch bệnh không thể kiểm soát ngay cả nước ngoài và Việt Nam mở cửa và gặp phải các vấn đề dịch bệnh thì kinh tế chỉ tăng khoảng hơn 2%.
Việt Nam có cơ hội đặc biệt để vươn lên trên toàn cầu. |
Còn theo một dự báo hồi đầu tháng 7 của CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), tăng trưởng GDP năm 2020 ước tính đạt khoảng 3% nhờ 3 động lực tăng trưởng chính bao gồm sự hồi phục của tiêu dùng nội địa, thu hút vốn đầu tư FDI và chính phủ đẩy mạnh đầu tư công.
Tuy nhiên, với những diễn biến xấu hơn của đại dịch ở cả trong và ngoài nước, sức cầu trong và ngoài nước được dự báo sẽ suy giảm và sẽ làm chậm lại mức độ hồi phục của nền kinh tế Việt Nam.
Mặc dù tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế - xã hội Việt Nam đã rất rõ nét, nghiêm trọng hơn nhiều so với các dự báo trước, nhưng so với thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn tươi sáng hơn khá nhiều.
Nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ suy giảm trung bình khoảng 6,5% trong năm 2020 với nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo một cuộc khảo sát mới nhất của Yelp, có hơn 26 nghìn nhà hàng Mỹ đã sập tiệm vì đại dịch Covid-19. Ngành nhà hàng có tỷ lệ đóng cửa cao hơn cả ngành bán lẻ.
Tại Hàn Quốc, nền kinh tế nước này chính thức rơi vào suy thoái sau 17 năm sau khi ghi nhận quý sụt giảm thứ 2 liên tiếp do hoạt động xuất khẩu giảm sút vì tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. GDP của Hàn Quốc giảm 3,3% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 so với quý trước.
Tại Anh, nợ công lên mức cao kỷ lục trong đợt phong tỏa phòng Covid, chủ yếu bắt nguồn từ các khoản cứu trợ khẩn cấp nhằm phục hồi nền kinh tế. Nền kinh tế Anh suy giảm mạnh nhất trong vòng 300 năm với GDP giảm 19,1% trong 3 tháng tính tới tháng 5 do các biện pháp cấm đi lại của chính phủ khiến mọi hoạt động kinh tế giảm sút.
Kinh tế thế giới ước tính có thể thiệt hại 21 nghìn tỷ USD vì Covid-19. Trong trường hợp xấu nhất, nếu có 4 đợt bùng phát dịch trong 2 năm và các nước chỉ đóng cửa và giãn cách xã hội trong năm đầu tiên, tổng thiệt hại trong 5 năm cho kinh tế thế giới tương đương 35,3 nghìn tỷ USD.
Đối mặt với rủi ro lớn, Việt Nam có cơ hội đặc biệt
Theo WB, kinh tế Việt Nam, dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19, vẫn chịu đựng tốt và sẽ phục hồi.
Theo Báo cáo Điểm lại với tiêu đề “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của COVID-19”, kinh tế Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 trong nửa đầu năm 2020, vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn.
Thách thức lớn của Việt Nam là phải tìm ra những động lực tăng trưởng mới để củng cố quá trình hồi phục. Động lực tăng trưởng truyền thống của quốc gia - sức cầu từ nước ngoài và tiêu dùng trong nước - khó có thể sớm quay lại như trước khủng hoảng, vì vẫn còn nhiều yếu tố bất định cả trong nước và bên ngoài.
Việt Nam nằm trong số ít nước ghi nhận tăng trưởng kinh tế dương. |
Bà Stefanie Stallmeister, Quyền giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho rằng, để thích nghi với trạng thái bình thường mới, các nhà hoạch định chính sách cần tìm ra hướng đi mới để bù lại cho những động lực tăng trưởng truyền thống đang yếu đi, đồng thời quản lý được tình trạnh bất bình đẳng gia tăng.
Tuy nhiên, theo bà Stefanie Stallmeister, nhờ đi trước các nước trong việc xử lý khủng hoảng Covid-19, Việt Nam có được cơ hội đặc biệt để tăng hiện diện của mình trên kinh tế toàn cầu và trở thành quốc gia đi đầu trong thế giới công nghệ số của ngày mai.
Báo cáo khuyến nghị 3 biện pháp bổ trợ nhau mà Chính phủ Việt Nam cần sớm thực hiện nhằm tránh bẫy kinh tế Covid-19 và có thể quay lại quỹ đạo tăng trưởng cao và bao trùm trước đó. Biện pháp thứ nhất là cần cân nhắc và thận trọng từng bước gỡ bỏ hạn chế đi lại quốc tế, cân đối với những quan ngại về an toàn, do nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào khách và đầu tư nước ngoài.
Biện pháp thứ hai là đẩy nhanh triển khai chương trình đầu tư công hiện hành nhằm tăng cầu trong nước. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả biện pháp này cần đảm bảo nguồn lực được điều chuyển đến những dự án đem lại tác động tích cực lớn nhất cho cả nền kinh tế và việc làm, đồng thời giảm thiểu được tổn thất tài chính và kỹ thuật trong quá trình triển khai.
Biện pháp thứ ba là cần hỗ trợ có mục tiêu cho khu vực tư nhân, đặc biệt là những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất như du lịch, chế biến chế tạo cho xuất khẩu, thông qua hỗ trợ tài chính kết hợp với các chính sách khuyến khích thông minh.
Việt Nam cũng có thể tận dụng được một số xu hướng toàn cầu, đang được đẩy nhanh bởi Covid-19, nhằm thúc đẩy tiến trình cải cách. Đồng thời đẩy mạnh nỗ lực xúc tiến thu hút các doanh nghiệp đang có kế hoạch đang dạng hóa chuỗi cung ứng.
Tương tự, Covid-19 cũng đem lại cơ hội đặc thù để hướng tới nền kinh tế "không tiếp xúc” thông qua đẩy mạnh thanh toán công nghệ số, giáo dục trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa, chia sẻ dữ liệu số hóa và qua đó giúp đáng ứng nhu cầu đang tăng nhanh về dịch vụ có chất lượng của tầng lớp trung lưu trong nước.
Theo M. Hà/vietnamnet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28