Giảm giờ làm xuống không quá 44 giờ/tuần

Vừa đảm bảo sức khỏe, vừa phù hợp thông lệ quốc tế

(LĐTĐ) Thể theo nguyện vọng của người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị xem xét để giảm thời giờ làm việc bình thường từ “không quá 48 giờ trong một tuần” xuống còn “không quá 44 giờ trong một tuần” và đưa vào dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) để Quốc hội thảo luận và biểu quyết. 
vua dam bao suc khoe vua phu hop thong le quoc te Người lao động bảo hộ kỹ càng, đổi giờ làm việc để tránh nắng nóng
vua dam bao suc khoe vua phu hop thong le quoc te Linh hoạt điều chỉnh đề xuất giờ làm việc
vua dam bao suc khoe vua phu hop thong le quoc te Vai trò người đứng đầu cơ quan có tính quyết định

Đề nghị giảm giờ làm xuống không quá 44 giờ/tuần

Ngày 9/9, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 7 khóa XII, ông Ngọ Duy Hiểu - Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trình bày báo cáo một số vấn đề lớn trong Bộ luật Lao động sửa đổi lần 3.

vua dam bao suc khoe vua phu hop thong le quoc te
Phần lớn người lao động trong khối doanh nghiệp mong muốn được làm việc 44 giờ/tuần.

Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đến thời điểm hiện nay còn 17 chương, 221 điều, giảm 21 điều so với Bộ luật Lao động hiện hành, trong đó sửa đổi, bổ sung 162 điều trong tất cả các chương và sửa đổi 2 Điều của Luật Bảo hiểm xã hội liên quan đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu.

Bên cạnh những nội dung đã được tiếp thu, bổ sung trong thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục tập trung đề xuất và bảo vệ quan điểm đối với một số nội dung lớn trong Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Hiện nay, số ngày nghỉ lễ, tết của Việt Nam ở mức trung bình thấp so với các quốc gia trên thế giới và khu vực (tại Campuchia là 28 ngày; Brunei là 15 ngày; Indonesia là 16 ngày; Malaysia là 12 ngày; Myanmar là 14 ngày; Philippines là 12 ngày; Singapore là 11 ngày; Thái Lan là 16 ngày, trong khi tổng số ngày nghỉ lễ, tết hiện nay của Việt Nam là 10 ngày).

Về thời giờ làm việc bình thường, bày tỏ quan điểm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng: Xu hướng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của loài người trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, đảm bảo tăng năng suất lao động, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhưng duy trì được sức khỏe, khả năng tái tạo sức lao động cũng như có thời gian để người lao động chăm sóc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội.

Hiện nay, với quy định thời giờ làm việc bình thường của người lao động là 48 giờ/tuần, số giờ làm việc của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Trong lúc đó, từ năm 1999, Việt Nam đã thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần trong các cơ quan Nhà nước (Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ).

Đến nay, sau 20 năm, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng quy định thời giờ làm việc 40 giờ/tuần vẫn chỉ được thực hiện đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Trong nhiều năm, quy định này đã tạo ra khoảng cách và sự phân biệt khá lớn giữa người làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước và người lao động khu vực ngoài Nhà nước, tạo ra sự bất bình đẳng trong lực lượng lao động.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cùng với việc mở rộng khung thỏa thuận về thời giờ làm thêm tối đa, việc giảm thời gian làm việc bình thường nhằm đảm bảo hài hòa với các yếu tố sức khỏe, góp phần tăng thu nhập, việc làm cho người lao động. Về phía doanh nghiệp, điều này cũng tạo ra động lực để doanh nghiệp cải tiến trang thiết bị, đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.

Vì vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị xem xét để giảm thời giờ làm việc bình thường từ “không quá 48 giờ trong một tuần” xuống “không quá 44 giờ trong một tuần” và đưa vào dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) để Quốc hội thảo luận và biểu quyết. Bên cạnh đó, đề nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét cân nhắc đề xuất bổ sung thêm 1 hoặc một số ngày nghỉ trong năm cho người lao động.

Hiện nay, số ngày nghỉ lễ, tết của Việt Nam ở mức trung bình thấp so với các quốc gia trên thế giới và khu vực (tại Campuchia là 28 ngày; Brunei là 15 ngày; Indonesia là 16 ngày; Malaysia là 12 ngày; Myanmar là 14 ngày; Philippines là 12 ngày; Singapore là 11 ngày; Thái Lan là 16 ngày, trong khi tổng số ngày nghỉ lễ, tết hiện nay của Việt Nam là 10 ngày).

Đồng tình với đề xuất giảm giờ làm việc xuống 44 giờ/tuần, ông Trần Quang Huy - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam cho rằng: Chúng ta phải bắt kịp với xu hướng phải chuyển từ sử dụng nhiều công nhân lao động sang việc tăng số lao động có kỹ thuật, tay nghề cao; và việc này đồng nghĩa với việc chủ sử dụng lao động cũng phải có kế hoạch nâng cao năng suất lao động.

Đa số người lao động đồng tình

Đón nhận thông tin này, hơn 80% người lao động tham gia cuộc thăm dò ý kiến tại fanpage của Công đoàn Việt Nam đều đồng tình với phương án 2 trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) về quy định giờ làm việc bình thường, đó là: Làm việc không quá 44giờ/tuần.

Lý do người lao động đưa ra đều “gặp” nhau ở điểm: Cơ quan nhà nước được nghỉ ngày thứ Bảy, thì phía doanh nghiệp cũng nên cho cán bộ, công nhân viên, người lao động được nghỉ thứ Bảy. Lao động làm việc trong khối doanh nghiệp cần được nghỉ như công chức, viên chức để tái tạo sức lao động. Trước mắt công nhân làm việc 44 giờ/tuần, sau đó tiến tới 40 giờ/tuần.

Bên cạnh việc đồng thuận với phương án giảm giờ làm, người lao động cũng bày tỏ mong muốn doanh nghiệp quan tâm đến việc trả lương, thưởng xứng đáng với đóng góp của người lao động, cũng như tính toán tới giá cả sinh hoạt, chi tiêu gia đình mà người lao động đang phải đối mặt. Mặt khác, khi áp dụng, doanh nghiệp không được cắt giảm lương, thưởng thì mới đảm bảo đúng quyền và lợi ích cho người lao động.

Anh Tú - làm việc tại một doanh nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên bày tỏ quan điểm: Tôi nghĩ chắc chắn 100% người lao động đồng ý với đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Không có lý do gì trong suốt 20 năm qua, người lao động trong cơ quan nhà nước làm việc 40 giờ/tuần; còn người lao động ở doanh nghiệp ngoài nhà nước phải làm 48 giờ/tuần. Ai làm gì, ở đâu cũng đều là lao động cả. Không thể có sự phân biệt về giờ làm như vậy được.

Đồng tình với phương án 2 (làm việc 44 giờ/tuần), anh Quang - lao động tại tỉnh Bình Phước cho biết thêm: Trường hợp nếu để như cũ (48 giờ/tuần) thì phải tăng lương cho người lao động, bởi lương công nhân hiện nay quá thấp, trong khi đó chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.

Đồng thuận với phương án làm việc 44 giờ/tuần, chị Minh Hằng - làm việc cho một doanh nghiệp tại tỉnh Nam Định cho rằng, việc này sẽ giúp người lao động có thêm thời gian dành cho gia đình, vì hiện tại công việc đã chiếm hết thời gian của người lao động nên họ không có thời gian quan tâm đến gia đình nhiều.

Tuy nhiên, chị Hằng cũng đề nghị: Khi áp dụng chế độ làm việc 44 giờ/tuần, mức lương, thưởng của người lao động vẫn được giữ nguyên để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

(LĐTĐ) Nhằm cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình, ngày 28/3, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ em Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ”.
Khu đô thị đầu tiên của Việt Nam có trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Khu đô thị đầu tiên của Việt Nam có trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam. Theo đó, Vinhomes Ocean Park 2 sẽ là nơi đầu tiên trong toàn chuỗi đô thị Vinhomes triển khai, tiên phong mở ra mô hình dưỡng lão tiêu chuẩn quốc tế ngay trong lòng các khu đô thị tại Việt Nam.
7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo 7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt Nam.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức lễ công bố Quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân, Đảng Quận ủy và Công đoàn cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) quận, thành lập mới Công đoàn cơ sở trong cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp trực thuộc LĐLĐ quận.
Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân - liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản.

Tin khác

LĐLĐ huyện Phúc Thọ tổ chức tập huấn công tác tài chính Công đoàn

LĐLĐ huyện Phúc Thọ tổ chức tập huấn công tác tài chính Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện Phúc Thọ tổ chức lớp tập huấn công tác tài chính Công đoàn năm 2024.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có tân Phó Chủ tịch

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có tân Phó Chủ tịch

(LĐTĐ) Mới đây Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VII, khóa XIV, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu dự và chỉ đạo tại hội nghị.
Cụm thi đua số 2 LĐLĐ Thành phố: Ký giao ước thi đua, phấn đấu trở thành Cụm dẫn đầu

Cụm thi đua số 2 LĐLĐ Thành phố: Ký giao ước thi đua, phấn đấu trở thành Cụm dẫn đầu

(LĐTĐ) Chiều 26/3, Cụm thi đua số 2 - Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai kế hoạch hoạt động Cụm và ký giao ước thi đua năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Lê Đình Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ Thành phố, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở

Nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Thạch Thất đã có nhiều cách làm hay, hoạt động thiết thực trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho đoàn viên công đoàn, người lao động; giúp người lao động ổn định việc làm và xây dựng mối quan hệ hài hòa trong đơn vị, doanh nghiệp.
LĐLĐ huyện Đông Anh hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách

LĐLĐ huyện Đông Anh hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 26/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh đã đến trao hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Nguyễn Thị Nhâm (thôn Chợ, xã Cổ Loa) là cựu thanh niên xung phong, đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn; dâng hương tưởng niệm đồng chí Đào Duy Tùng - nguyên Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Cụm thi đua số 1 LĐLĐ Thành phố: Ký giao ước thi đua hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu năm 2024

Cụm thi đua số 1 LĐLĐ Thành phố: Ký giao ước thi đua hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/3, Cụm thi đua số 1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Triển khai kế hoạch công tác và ký kết giao ước thi đua năm 2024. Đồng chí Nguyễn Huy Khánh, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Liên đoàn Lao động quận Long Biên: Triển khai nhiều hoạt động thiết thực hướng về đoàn viên

Liên đoàn Lao động quận Long Biên: Triển khai nhiều hoạt động thiết thực hướng về đoàn viên

(LĐTĐ) Trong Quý I/2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã rà soát các đơn vị hết thời hạn Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) và chỉ đạo các đơn vị phối hợp với chủ sử dụng lao động ký lại TƯLĐTT, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đến nay, đã có 191/209 đơn vị xây dựng, ký kết TƯLĐTT, đạt 91,38%.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm nỗ lực, vượt khó thành lập mới 10 Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm nỗ lực, vượt khó thành lập mới 10 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Với cách làm bài bản và quyết liệt, trong 3 tháng đầu năm 2024, Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm đã thành lập mới 10 Công đoàn cơ sở, với tổng số 343 đoàn viên công đoàn.
Xây dựng Tủ sách Công đoàn trong các doanh nghiệp

Xây dựng Tủ sách Công đoàn trong các doanh nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội dự kiến xây dựng mới 10 Tủ sách Công đoàn và trang bị 20 bộ sách cho các Tủ sách Công đoàn hiện có tại các khu nhà trọ công nhân, Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân và trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hơn 5.000 người tham gia giải “Chạy vì trái tim 2024”

Hơn 5.000 người tham gia giải “Chạy vì trái tim 2024”

(LĐTĐ) Ngày 23/3, tại Công viên Yên Sở (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội), hơn 5.000 người đã tham gia giải “Chạy vì trái tim 2024”.
Xem thêm
Phiên bản di động