Vi phạm phòng cháy chữa cháy tại các kho xưởng và nỗi đau người ở lại

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn Hà Nội xảy ra không ít vụ cháy kho, xưởng gây thiệt hại cả về sức khỏe và tính mạng của người lao động. Đau xót hơn, nạn nhân trong các vụ cháy thường là lao động chính khiến nhiều gia đình bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn.
Vụ cháy khiến 8 người chết ở Trung Văn: Phạt tù Giám đốc khu xưởng
Vẫn còn đó nguy cơ cháy nổ từ các khu nhà xưởng

Nỗi đau dai dẳng

Mới đây, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ cháy xưởng khiến 8 người thiệt mạng tại phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Tham dự phiên tòa là hơn 20 thân nhân của những người đã mất.

Tại một góc phòng xử, bà Hà Thị Cường, (65 tuổi, quê Tam Nông, Phú Thọ) với tấm áo sờn ngồi dựa lưng vào tường lặng lẽ khóc. Bà mất 4 người thân trong vụ hoả hoạn: con gái Trần Thị Lan (29 tuổi) cùng chồng Lương Văn Việt (33 tuổi), công nhân công ty Môi trường 79, và 2 cháu là Lương Công M (5 tuổi) và Lương Anh T (1 tuổi).

Bà Cường kể, năm 2013, con gái bà lấy anh Lương Văn Việt. Vợ chồng trẻ mưu sinh bằng 13 thước ruộng nhưng không đủ sống. Một năm sau, họ rủ nhau xuống Thủ đô kiếm việc. Tại Công ty Công nghệ và Môi trường 79, Lan nấu cơm thuê cho chủ và người làm tại xưởng. Để gần bố mẹ và tiện cho việc khám bệnh cho con, vợ chồng anh Việt chị Lan đã đón 2 con nhỏ đến ở luôn tại xưởng cùng mình...

Cùng lúc mất đi 4 người thân, người mẹ đau đớn đến thẫn thờ chỉ thốt lên được một câu “thật đau xót quá” rồi vội này đưa vạt áo lên lau nước mắt. Ngồi bên cạnh bà Cường, bố mẹ anh Việt cúi đầu lặng im. Nỗi đau mất con trai, con dâu và cháu nội khiến họ câm lặng không nói thành lời.

3045 img 5776
Bà Sơn (mẹ nạn nhân Lương Quốc Dân) rơi nước mắt kể về hoàn cảnh gia đình.

Ở dãy ghế cuối cùng, bà Lương Thị Sơn (mẹ nạn nhân Lương Quốc Dân) cho biết, gia đình bà làm nông, thu nhập không ổn định. Anh Dân là trụ cột kinh tế chính của gia đình. Sau khi kết hôn, để có tiền trang trải cuộc sống, anh Dân xin vào làm công nhân tại Công ty Môi trường 79.

Từ ngày anh mất, kinh tế gia đình bà rơi vào khốn khó. Vợ anh Dân không nghề nghiệp. Thương con, thương cháu, ông bà dù đã ngoài 70 tuổi, sức khỏe sa sút vẫn phải cố gắng còng lưng, bươn chải đỡ đần.

“Vợ chồng tôi già rồi, chẳng biết còn sống được bao lâu, chỉ sợ 2 đứa trẻ phải chịu nhiều thiệt thòi. Năm ngoái lúc bố nó mất, con chị 4 tuổi, thằng em mới lên 3. Chúng nó có biết gì đâu, trong đám tang cứ cười nói rộn ràng. Thằng em hôm nay lên xe tham dự phiên tòa mới thấy hỏi: “Mình đi thăm bố hả bà”. Nói đến đây, những giọt nước mắt đã ướt nhòe trên gương mặt khắc khổ của bà Sơn.

Tham dự phiên tòa, còn nhiều thân nhân của các nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn khác như gia đình 2 nạn nhân Hải và Tuấn. Anh Hải và anh Tuấn là con trai duy nhất, bố mẹ tật nguyền. 2 anh mất đi không chỉ để lại nỗi đau về mặt tinh thần cho gia đình mà còn là nỗi lo lắng cho cuộc sống cơm áo, gạo tiền về sau.

Cần siết chặt quản lý

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định, trong vụ cháy xưởng ở Trung Văn, ông Vũ Khánh Sơn (Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và thương mại Công nghệ môi trường 79) là người đứng đầu cơ sở. Cơ sở của ông Sơn thuộc diện quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy nhưng không thực hiện trách nhiệm về phòng cháy chữa cháy, không ban hành nội quy và biện pháp về phòng cháy chữa cháy.

Ngoài ra, cơ sở cũng không thực hiện việc chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy, khi xảy ra cháy không có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người… Ông Sơn cho công nhân ngủ tại kho xưởng sản xuất nhưng phòng ngủ không được ngăn cách với gian phòng thuộc nhóm nguy hiểm cháy nổ khác bằng các bộ phận ngăn cháy hay kết cấu ngăn cách với giới hạn chịu lửa theo quy định…

4908 cha y 1597481212 5974 1597482372
Hiện trường vụ cháy xưởng ở Trung Văn khiến 8 người thiệt mạng.

Trước vụ cháy ở Trung Văn, năm 2017, ở Hà Nội cũng từng xảy ra một vụ cháy kinh hoàng khác tại xưởng sản xuất bánh kẹo thuộc huyện Hoài Đức khiến 8 người chết, 2 người bị thương. Nguyên nhân cũng là do vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.

Từ các vụ cháy chúng ta có thể nhận thấy sự chủ quan và bất chấp quy định pháp luật về phòng cháy của chủ các cơ sở sản xuất. Đồng thời, cũng phản ánh thực tế công tác quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở còn nhiều hạn chế, tồn tại. Ở đây, có trách nhiệm của chính quyền địa phương, ngành chức năng trong việc kiểm tra, rà soát, thẩm duyệt phương án phòng cháy.

Hệ quả của những việc làm thiếu trách nhiệm trong phòng cháy chữa cháy đã gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Để sớm khắc phục được tình trạng trên và đảm bảo an toàn cho người lao động, theo ông Tạ Văn Dưỡng, Trưởng ban Chính sách pháp luật (Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội), vấn đề quan trọng hàng đầu là cần nâng cao ý thức thực hiện nghiêm quy định về phòng cháy, chữa cháy của các chủ sản xuất.

Trong đó, ngay từ khi xây dựng nhà xưởng, phải có giải pháp trong thiết kế, quy hoạch… phục vụ tốt nhiệm vụ phòng cháy; phải đầu tư thích đáng và được cấp thẩm quyền thẩm duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy mới đi vào sản xuất. Phải có phương án cứu hộ cứu nạn khi xảy ra hỏa hoạn, trang bị đầy đủ các tiết bị phòng cháy chữa cháy trong khu vực sản xuất, tăng cường tập huấn kĩ năng phòng cháy chữa cháy cho công nhân...

“Với các cấp chính quyền, lực lượng chức năng, nhất là cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, cần thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền. Nhiệm vụ tiếp theo là nắm chắc địa bàn, cơ sở sản xuất công nghiệp có nguy cơ cháy nổ, từ đó triển khai biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn phù hợp với từng loại hình cơ sở. Đặc biệt cần tăng cường kiểm tra, rà soát về phòng cháy tại cơ sở sản xuất công nghiệp theo hướng thường xuyên. Nếu phát hiện cơ sở vi phạm, phải kiên quyết xử lý. Có như vậy mới hạn chết được tối đa tình trạng cháy xưởng, đảm bảo an toàn cho người lao động” – ông Dưỡng nhấn mạnh.

Trong vụ hỏa hoạn tại phường Trung Văn, tòa quyết định tuyên phạt Vũ Khánh Sơn 6 năm, 6 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy” ngoài ra phải đền bù về mặt vật chất cho gia đình các bị hại.

Theo đề nghị của cơ quan điều tra, Thường vụ Quận ủy Nam Từ Liêm đã kỷ luật khiển trách với Bí thư Đảng ủy và cảnh cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Trung Văn. Công an thành phố Hà Nội cũng ra quyết định kỷ luật với các cán bộ Công an phường Trung Văn và Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an quận Nam Từ Liêm.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

(LĐTĐ) Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được trợ cấp 64.800.000 đồng và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
Hành động vì sự an toàn của người lao động

Hành động vì sự an toàn của người lao động

(LĐTĐ) Bám sát chủ đề của Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”, các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai nhiều hoạt động với tinh thần hành động vì sự an toàn của người lao động.
Hà Nội: Chú trọng thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chú trọng thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội chú trọng, qua đó kịp thời phát hiện, kiến nghị khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa nguy cơ tai nạn lao động.
Mức xử phạt doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5

Mức xử phạt doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5

(LĐTĐ) Nếu doanh nghiệp bắt ép người lao động đi làm vào ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5 sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Hà Nội yêu cầu tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội yêu cầu tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
TP.HCM: Đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động

TP.HCM: Đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành kế hoạch triển khai có hiệu quả Quyết định số 1400 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030”.
Tai nạn lao động vẫn “đáng” báo động!

Tai nạn lao động vẫn “đáng” báo động!

(LĐTĐ) Mặc dù có xu hướng giảm, nhưng trong năm 2023, số vụ tai nạn lao động (TNLĐ), số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng trên địa bàn cả nước vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại. Trước thực tế này, các cơ quan chức năng đã đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhiều biện pháp, giải pháp, trong đó có việc, tăng cường thanh, kiểm tra để kịp thời phát hiện, chăn ngừa từ sớm những nguy cơ mất ATLĐ.
Người lao động có bắt buộc phải đi làm vào các ngày lễ 30/4-1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương?

Người lao động có bắt buộc phải đi làm vào các ngày lễ 30/4-1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương?

(LĐTĐ) Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động không bắt buộc phải đi làm vào các ngày lễ. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động.
Người lao động đi làm ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được trả tiền lương như thế nào?

Người lao động đi làm ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được trả tiền lương như thế nào?

(LĐTĐ) Người lao động đi làm ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được trả ít nhất 300% so với tiền lương thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động