Vai diễn nhà báo: Thử thách không biên giới

(LĐTĐ) Làm nhà báo không dễ, diễn vai nhà báo trên phim lại càng khó. Đối với nhiều diễn viên thì vai nhà báo được coi là một thử thách không biên giới. Nhân dịp Ngày Nhà báo Việt Nam, báo Lao động Thủ đô có cuộc trò chuyện với diễn viên Thanh Hương, nghệ sĩ diễn vai nhà báo trong phim truyền hình được yêu thích "Sinh tử".
Đạo diễn, diễn viên Nguyễn Ngọc Lâm đóng trong bom tấn Netflix “Da 5 Bloods”
Phim truyền hình về nghề thẩm phán lần đầu lên sóng giờ vàng VTV1
Dàn diễn viên 'Về nhà đi con' tiết lộ kết phim và số phận các nhân vật

PV: Đóng vai nhà báo từ trước đến nay luôn là một mảnh đất khó diễn đối với diễn viên, kể cả những diễn viên đã có nhiều năm trong nghề. Đối với Thanh Hương, trước khi nhận vai nhà báo Hoàng Ngân trong “Sinh tử”, chị đã tính đến những yếu tố “khó nhằn” của vai diễn này hay chưa?

0550 thanh hyyng 1
Diễn viên Thanh Hương.

Diễn viên Thanh Hương: Khó có thể kể hết những bộ phim về nghề báo đã và đang được các nhà làm phim dành nhiều tâm huyết sản xuất và đặt nhiều kỳ vọng khi đưa tới công chúng. Trong đó, phóng viên, nhà báo xuất hiện ở nhiều dạng vai: Vai chính, vai phụ, chính diện có, phản diện cũng có, dù ở vai diễn nào, diễn viên cũng cho khán giả thấy được cái nhìn toàn diện hơn về những khó khăn, gian nan, vất vả và cạm bẫy của nghề báo.

Phải chia sẻ thật rằng nhiều người không thích vai diễn nhà báo Hoàng Ngân trong “Sinh tử” của tôi, nhưng bên cạnh đó tôi lại nhận được nhiều tình cảm của khán giả, ví dụ đi bất cứ đâu, khán giả cũng gọi tôi bằng cái tên trong phim và nói rằng rất thích vai diễn. Tôi cũng đã lắng nghe rất nhiều ý kiến, và phải chấp nhận rằng có người thích, người không. Hơn nữa bản thân diễn viên cũng không thể quyết định được mọi thứ, ví dụ như về kịch bản, đường dây diễn xuất.

Cho đến giờ, khi “Sinh tử” đã đóng máy và phát sóng xong từ lâu, Thanh Hương có cảm thấy mình quá “liều lĩnh” khi nhận vai diễn này không? Nếu được lựa chọn lại, chị có chọn vai nhà báo?

Trước đây, đã có nhiều vai diễn nhà báo của các anh chị diễn viên đi trước như chị Hồng Ánh trong bộ phim “Nghề báo” dài 20 tập của đạo diễn Phi Tiến Sơn, được ra mắt vào năm 2006; Diệu Hương trong bộ phim “Hoa trúc đào” của đạo diễn Vũ Xuân Hưng; Trang Nhung trong phim “Bão yêu thương”; Kiều Thanh trong “Gái nhảy” của đạo diễn Lê Hoàng năm 2003, sau đó chị Kiều Thanh tiếp tục vào vai phóng viên Hà Châu trong phim truyền hình “Khi đàn chim trở về”. Bộ phim “Cưới ngay kẻo lỡ” từng là một trong những phim gây chú ý trên màn ảnh Việt, trong đó, chị Đinh Ngọc Diệp vào vai nữ phóng viên làm việc cho một tạp chí thời trang nổi tiếng…

Dù là với vai diễn nào, thì “nhà báo” trong phim vẫn luôn nhận được những luồng ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, tôi cũng như các thế hệ diễn viên yêu nghề đều cho rằng, đã làm diễn viên thì phải liều lĩnh để nắm bắt mọi cơ hội thử thách với nhiều thể loại vai diễn. Dù thành công hay thất bại đều là những bài học quý giá trên con đường diễn xuất.

Không có diễn viên thành công nếu không dám “đương đầu” với những vai diễn khó nhằn, thậm chí sẵn sàng với việc bị “ném đá”. Riêng đối với tôi, vai diễn “an toàn” chỉ dành cho những diễn viên chỉ muốn “dạo chơi” trên màn ảnh, còn diễn viên tâm huyết với nghề luôn háo hức nhận những vai “khó nhằn”, “liều lĩnh”.Nếu được chọn lại vai diễn trong “Sinh tử” tôi không chọn lại, tôi vẫn diễn vai Hoàng Ngân, nhưng nếu được diễn lại, tôi sẽ diễn sâu hơn.

Theo chị, một nhà báo phải có phong cách như thế nào? Họ có “khác người” không?

Vì sao vai diễn nhà báo trên phim lại được cho là vai diễn “khó”, đó chính là bởi vì nhiều khán giả cho rằng, nhà báo phải khác người. Suy nghĩ nhà báo là cái gì đó “ghê gớm” lắm khiến cho khán giả kỳ vọng khi xem nhân vật nhà báo là phải có những đặc trưng rất riêng biệt, phải sắc sảo hơn, cá tính hơn, mạnh mẽ hơn, mưu mẹo hơn… Nhưng chính bởi nhà báo không như nhiều người nghĩ, cho nên họ chưa hài lòng với hình tượng mà họ xem trên màn ảnh.

0709 hyyng copy

Tôi từng làm việc với nhiều nhà báo, ví như người làm mảng văn học nghệ thuật thì chỉ cần sự cảm nhận tinh tế, dịu dàng chứ đâu cần phải có nghiệp vụ “thám tử” như các nhà báo làm mảng điều tra, pháp luật, phòng chống tội phạm! Bởi vậy theo tôi, diễn vai nhà báo thành công chính là khiến cho “nhà báo” trên phim không hề “khác người”.

Trên thế giới đã từng có những bộ phim kinh điển về báo chí, trong đó có những diễn viên đã vụt sáng nhờ vai nhà báo, theo chị, họ đã nắm bắt được điều gì để thực hiện vai nhà báo một cách ấn tượng như vậy? so sánh với điện ảnh trong nước, chúng ta cần học hỏi những gì?

Bộ phim được cho là một trong những tác phẩm nghệ thuật điện ảnh về báo chí hay nhất là phim Spotlight. Spotlight được trao giải Oscar cho Phim truyện xuất sắc nhất và Kịch bản gốc xuất sắc. Một câu chuyện được dựng lên một cách xuất sắc thì không thể quên được tài năng của các diễn viên Mark Ruffalo. Trong phim, Mark Ruffalo từ cử chỉ, dáng điệu có vẻ ngớ ngẩn cho đến ánh mắt đầy chua xót, anh đều thể hiện rất tuyệt vời. Chính thế nên anh cũng có một đề cử Oscar cho vai diễn này vào năm 2016.

Một bộ phim kinh điển khác về nghề báo là Nightcrawler. Trong phim có sự tham gia diễn xuất của tài tử Jake Gyllenhaal với vai Bloom, một gã phóng viên tự do dần đi vào mặt tối của nghề báo. Ban đầu Bloom chỉ cầm máy và quay lại những cảnh giật gân trên đường phố, sau đó, hắn lạnh lùng cầm máy quay ngay cả khi chứng kiến những cái chết mà hắn có thể cứu.

Và đáng sợ hơn, khi là người đầu tiên có mặt tại hiện trường, hắn sẵn sàng tham gia để tạo nên một kịch bản để có những tin tức long trời lở đất. Có thể nói kịch bản của bộ phim cộng với diễn xuất tâm lý tuyệt vời của nhân vật chính đã phần nào vạch trần được những mặt tối của nghề báo, đó là những cám dỗ kinh hoàng.

Qua những bộ phim này, khán giả có thể thấy các nhà làm phim nước ngoài xây dựng hình tượng nhà báo “đời thường” biết bao nhiêu. Đó chính là chiếc chìa khóa đưa những bộ phim trở thành những tác phẩm được cả thế giới ngả mũ bái phục.

Điện ảnh Việt Nam có nhiều thế hệ đạo diễn, diễn viên luôn nỗ lực học hỏi các nền điện ảnh thế giới, tuy nhiên để làm được như họ vẫn là một cuộc hành trình dài nữa. Là một diễn viên, tôi cho rằng nếu thời lượng dành cho vai diễn nhà báo đủ dài, tôi tin rằng mình sẽ làm tốt hơn nữa vai diễn Hoàng Ngân trong Sinh tử. Cho đến thời điểm hiện tại, tôi cho rằng tôi đã phần nào thành công trong vai diễn.

Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, với danh nghĩa là một diễn viên đã từng “sống trong những khoảng khắc của nghề báo”, Thanh Hương có lời nào đồng cảm gửi tới các nhà báo trên khắp cả nước?

Nhà báo và nghệ sĩ từ lâu đã có một sự gắn bó chặt chẽ, vì chúng tôi cùng hướng tới công chúng, mang đến cho công chúng những cái nhìn đa chiều về cuộc sống. Được sống trong những khoảnh khắc của nghề báo qua vai diễn trong “Sinh tử”, tôi lại càng thấu hiểu hơn công việc của nhà báo. Nhân dịp Ngày Nhà báo Việt Nam 21/6, tôi xin chúc báo Lao động Thủ đô luôn là tờ báo uy tín của Thủ đô Hà Nội và ngày càng phát triển mạnh mẽ, là nơi “phản chiếu” muôn mặt đời sống đến bạn đọc cả nước.

Xin cảm ơn nghệ sĩ Thanh Hương và chúc chị luôn thành công trên con đường diễn xuất!

Bảo Thoa (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

(LĐTĐ) Vụ hỏa hoạn tại nhà dân ở số 43, tổ 12 Thạch Bàn, quận Long Biên. Xác định có 2 nạn nhân mắc tại vị trí tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà, lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn; trong thời gian ngắn 2 nạn nhân đã được đưa đến nơi an toàn.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.

Tin khác

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

(LĐTĐ) Có thể thấy, xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam luôn xem các tác phẩm văn học như một “mảnh đất màu mỡ” để khai thác.
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

(LĐTĐ) Bộ phim Độc Đạo dần hé lộ những chi tiết ở tập cuối, điều khiến khán bất ngờ nhất chính là tương lai của Hồng và Khương.
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(LĐTĐ) Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã chính thức khép lại sau 5 ngày tổ chức sôi nổi (từ ngày 7-11/11/2024). Với chuỗi chương trình phong phú và nhiều hoạt động hấp dẫn, sự kiện đã tạo nên một bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt cho khán giả Thủ đô, đồng thời để lại dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế, thổi bùng khát vọng sáng tạo trong cộng đồng điện ảnh.
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

(LĐTĐ) Ngày 7/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

(LĐTĐ) Chiều 7/11, buổi chiếu phim khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần VII (HANIFF VII) đã diễn ra với bộ phim "Ngày xưa có một chuyện tình" của Đạo diễn trẻ tài năng Trịnh Đình Lê Minh.
Chợ dự án phim HANIFF 2024: Gần 70 dự án phim quốc tế hội tụ tại Hà Nội

Chợ dự án phim HANIFF 2024: Gần 70 dự án phim quốc tế hội tụ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 7/11, Chợ dự án phim trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội (HANIFF) lần thứ VII đã khai mạc với sự chủ trì của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Điện ảnh và Công ty BHD & Vietnam Media.
Xem thêm
Phiên bản di động