Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

(LĐTĐ) Vui mừng, phấn khởi là tâm trạng chung của nhiều giáo viên trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trước thông tin sắp được tăng lương cơ sở từ 1/7 tới. Phấn khởi hơn là các giáo viên còn được giữ lại khoản phụ cấp thâm niên. Với mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng sẽ góp phần giúp dần hiện thực hóa ước mơ “sống được bằng lương” của các nhà giáo.
Bảng lương y, bác sĩ khi tăng lương cơ sở từ 1/7 Bảng lương mới của giáo viên trung học cơ sở sau khi tăng lương từ 1/7/2024 Bảng lương của giáo viên tiểu học sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024

Có thêm động lực gắn bó với nghề

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ Chính trị đã thống nhất với phương án chưa thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, thay vào đó sẽ tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024; tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành trong thời gian chưa đủ điều kiện thực hiện 9 loại phụ cấp mới.

Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa
Giáo viên mong muốn chính sách tiền lương mới sẽ được áp dụng một cách đầy đủ để cải thiện thu nhập. (Ảnh minh họa: Đ.Tuệ)

Bàn về vấn đề sẽ tăng lương sơ sở từ 1/7, với vai trò là người làm trong lĩnh vực Công đoàn, bà Nguyễn Thị Kim Dung - Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng cho rằng, việc tăng lương cơ sở sẽ giúp người lao động giảm bớt khó khăn về kinh tế, đồng thời tạo thêm động lực về tinh thần cho đội ngũ giáo viên. Khi đời sống được đảm bảo, thầy cô sẽ có tâm lý thoải mái, tập trung vào công việc.

Theo bà Dung, mức lương cơ bản hiện nay của giáo viên chỉ ở mức trung bình khá so với mặt bằng chung. Việc tăng lương cơ sở sẽ giúp giáo viên có thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống, lo cho gia đình, đặc biệt là trong bối cảnh giá cả hàng hóa leo thang. Từ đó, thầy cô có thể yên tâm công tác, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục.

Hơn nữa, ngành Giáo dục luôn cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Với mức lương hiện tại, nhiều giáo viên, đặc biệt là những giáo viên trẻ, có năng lực đang có xu hướng dần chuyển sang các ngành nghề khác có mức thu nhập cao hơn. Mức lương xứng đáng sẽ là động lực để giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa
Lương giáo viên hiện nay vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung, hi vọng sau khi được tăng lương giáo viên sẽ có thêm động lực để gắn bó với nghề. (Ảnh minh hoạ: Đ.Tuệ)

Bày tỏ niềm vui trước thông tin sắp được tăng lương, cô Nguyễn Thị Hải Hằng - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phú Cường (Ba Vì, Hà Nội) đánh giá, việc Nhà nước chuẩn bị tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng từ ngày 1/7 tới đây là bước đi cần thiết trong bối cảnh lương giáo viên nhìn chung còn thấp so với mặt bằng chung.

Hiện các giáo viên rất mong chờ tới ngày thực hiện tăng lương cơ sở. “Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, chi tiêu phải tính toán chặt chẽ. Tăng lương cơ sở sẽ là nguồn động lực lớn. Không còn vướng mắc về cơm áo gạo tiền, nhà giáo có thể toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp trồng người”, cô Hằng kỳ vọng.

Giảm bớt nỗi lo trong đời sống hàng ngày

Là người có nhiều năm công tác trong ngành Giáo dục, cô Nguyễn Thị Kim Dung - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội) đánh giá, việc tăng lương thể hiện sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với đội ngũ giáo viên. Đây cũng là động lực giúp giáo viên thêm tâm huyết trong sự nghiệp “trồng người”.

Nhiều thầy cô sẽ cảm thấy giảm bớt được gánh nặng cơm áo gạo tiền mỗi ngày. Lương giáo viên được cải thiện sẽ góp phần nâng cao vị thế của nhà giáo trong xã hội. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp to lớn của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài cho đất nước.

“Việc tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng là một tin vui đối với giáo viên. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên trong việc cải thiện đời sống của nhà giáo. Cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội để xây dựng môi trường giáo dục ngày càng tốt hơn, thu hút và giữ chân nhân tài cho ngành Giáo dục, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước”, cô Dung chia sẻ thêm.

Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa
Cô Nguyễn Thị Kim Dung - Hiệu trưởng Trường THCS Vân Canh. (Ảnh: Đ.Tuệ)

Theo cô Dung, việc tạm thời chưa cắt giảm phụ cấp thâm niên khiến nhiều giáo viên, nhất là những thầy cô lớn tuổi cảm thấy hài lòng. Phụ cấp thâm niên là khoản thu nhập quan trọng giúp giáo viên trang trải cho cuộc sống, đồng thời cũng là sự ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp của họ trong sự nghiệp giáo dục.

Cô Nguyễn Thị Thủy - giáo viên Trường Trung học cơ sở Tân Định (Hoàng Mai, Hà Nội) xúc động nói: “Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng là một tín hiệu tích cực cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành tới đời sống nhà giáo. Nguyện vọng giáo viên sống được nhờ tiền lương đang từng bước được hiện thực hoá - điều mà nhiều thế hệ nhà giáo luôn trăn trở”.

Thời gian qua, nhiều giáo viên đề xuất tăng lương cơ sở và giữ nguyên phụ cấp thâm niên. Các cấp lãnh đạo đã có sự lắng nghe, tiếp nhận kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của nhà giáo và từ đó đưa ra quyết định phù hợp, mang tính công bằng. Chỉ khi được tạo động lực làm việc thì thầy cô mới yên tâm gắn bó với nghề.

Bên cạnh chính sách tiền lương, cô Thủy cũng nhấn mạnh, việc tăng lương cần đi kèm với bình ổn giá cả.

“Hiện nay, vật giá leo thang rất nhanh, từ những thứ bình dân như bó rau, lạng thịt cho tới thứ lớn hơn như giá nhà, giá đất... Thậm chí, lương tăng còn không đuổi kịp giá cả tăng.

Đây là vấn đề rất lớn, gây ảnh hưởng tới toàn thể người lao động. Vậy nên, rất mong Nhà nước có những biện pháp cụ thể giải quyết tình trạng này để chính sách tăng lương phát huy tối đa hiệu quả”, cô Thuỷ bày tỏ.

H.Phong - Đ.Tuệ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quốc hội nhất trí tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu từ 1/7

Quốc hội nhất trí tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu từ 1/7

(LĐTĐ) Quốc hội nhất trí điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.
Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 30/6

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 30/6

(LĐTĐ) Toàn tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt dài 49 km sẽ được khai thác kể từ 7 giờ sáng 30/6 với tốc độ tối đa là 90 km/giờ, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đi Nghệ An chỉ còn khoảng 3,5 giờ.
Rút BHXH một lần: 3 thiệt thòi người lao động không thể bỏ qua

Rút BHXH một lần: 3 thiệt thòi người lao động không thể bỏ qua

(LĐTĐ) Người lao động nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có nguy cơ bỏ lỡ cơ hội hưởng lương hưu hằng tháng, chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí và chế độ tử tuất.
Nữ điều dưỡng trưởng tâm huyết với nghề

Nữ điều dưỡng trưởng tâm huyết với nghề

Làm bất cứ nghề nào cũng cần có chữ tâm, nghề điều dưỡng lại càng cần giữ cái tâm trong sáng, luôn coi người bệnh như người thân. Với quan điểm đó, 16 năm làm công tác điều dưỡng, Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc - Điều dưỡng trưởng Khoa Ngoại tổng hợp 2, Bệnh viện Thanh Nhàn đã tận tâm giúp đỡ nhiều người bệnh vượt qua sự tuyệt vọng, những đớn đau về thể xác và tinh thần để giành lại sự sống.
Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

(LĐTĐ) Sáng 29/6, trước phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết sửa đổi hiệu lực thi hành của các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, với 404 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 83,13%.
Dự đoán Euro 2024 ngày 29/6: Ý gặp Thụy Sĩ, Đức đấu với Đan Mạch

Dự đoán Euro 2024 ngày 29/6: Ý gặp Thụy Sĩ, Đức đấu với Đan Mạch

(LĐTĐ) Vào lúc 23h00 hôm nay (29/6) và rạng sáng 30/6 sẽ diễn ra các trận đấu đầu tiên ở vòng 16 đội Euro 2024: Ý gặp Thụy Sĩ, Đức đấu với Đan Mạch.
Quốc hội chốt tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu

Quốc hội chốt tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu

(LĐTĐ) Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, người lao động đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 64 khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.

Tin khác

Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, lương giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương Nghị định 204/2004/NTĐ-CP tùy theo hạng. Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

(LĐTĐ) Từ 1/7/2024, chính sách tiền lương được điều chỉnh, bao gồm tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng và áp dụng chế độ tiền thưởng. Cùng đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ tiếp tục nhận phụ cấp thâm niên nghề.
Những “đặc quyền” của lao động nữ

Những “đặc quyền” của lao động nữ

(LĐTĐ) Lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động sẽ được hưởng nhiều “đặc quyền” như không phải làm thêm giờ, đi công tác xa, không bị xử lý kỷ luật lao động… khi đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào?

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào?

(LĐTĐ) Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực xây dựng quan hệ lao động hài hòa

Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực xây dựng quan hệ lao động hài hòa

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tập trung chỉ đạo công đoàn (CĐ) cấp trên trực tiếp cơ sở chủ động phối hợp các ngành chức năng nắm sát tình hình chi trả lương, thưởng Tết và các chế độ chính sách của doanh nghiệp (DN) đối với người lao động (NLĐ) theo quy định pháp luật nhằm hạn chế tối đa tranh chấp lao động tập thể.
Chi tiết cách tính tiền lương làm thêm giờ

Chi tiết cách tính tiền lương làm thêm giờ

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, tiền lương làm thêm giờ = (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) x (Số giờ làm thêm).
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7 với nhiều sửa đổi quan trọng, đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Một trong những điểm mới là đề xuất mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Theo đó, ngoài hai chế độ (hưu trí và tử tuất) như hiện nay, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng trợ cấp thai sản (do ngân sách Nhà nước đảm bảo) và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Lao động phi chính thức: Làm sao để không “lọt lưới an sinh”?

Lao động phi chính thức: Làm sao để không “lọt lưới an sinh”?

(LĐTĐ) Hơn một nửa lực lượng lao động trong cả nước là lao động phi chính thức. Tuy nhiên, đa phần trong số này chưa tiếp cận được với vấn đề an sinh xã hội...
Những khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024

Những khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024

Từ ngày 1/7 tới đây, khi thực hiện tăng lương tối thiểu vùng, một số quyền lợi của người lao động cũng sẽ được tăng theo.
Đề xuất người lao động đóng bù nợ bảo hiểm xã hội: Bất hợp lý!

Đề xuất người lao động đóng bù nợ bảo hiểm xã hội: Bất hợp lý!

(LĐTĐ) Nhằm bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), đang được trình Quốc hội xem xét đã đề xuất trong trường hợp nếu tính cả thời gian chậm đóng, trốn đóng mới đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp tuất hằng tháng thì người lao động được lựa chọn nộp số tiền chậm đóng, trốn đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất...
Xem thêm
Phiên bản di động