Sức mạnh và ý chí đoàn kết dân tộc

Từ các bộ phim đi cùng năm tháng

(LĐTĐ) Cuộc chiến tranh thống nhất đất nước của Việt Nam cách đây gần nửa thế kỷ vẫn là một đề tài không thể lãng quên của giới điện ảnh trong và ngoài nước. Qua những bộ phim điện ảnh cách mạng, lịch sử chiến đấu hào hùng, ý chí đoàn kết của dân tộc luôn được lưu giữ và nhắc lại, để mỗi năm qua đi, khi ngày lễ kỷ niệm Việt Nam hoàn toàn giải phóng, những ký ức một thời hào hùng lại được khơi lên…
tu cac bo phim di cung nam thang Những bộ phim chuyển thể trên màn ảnh rộng được mong chờ nhất năm 2019
tu cac bo phim di cung nam thang Những bộ phim kinh điển không dành cho người cô đơn trong ngày Valentine

Hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đầu tiên Hồ Chủ Tịch ký Sắc lệnh 147/SL thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam (1953), quãng thời gian không phải là một chặng đường dài đối với một nền nghệ thuật như điện ảnh, nhưng với điện ảnh Cách mạng Việt Nam, những năm tháng ấy đủ dài để chiêm nghiệm những đóng góp của điện ảnh vào công cuộc chiến đấu, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Thế hệ xưa hay nhắc đến những bộ phim như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Đến hẹn lại lên, Em bé Hà Nội… đó là những phim cách mạng đã ghi dấu ấn mạnh mẽ qua nhiều thế hệ, nhưng ít ai kể đến một bộ phim khác của đạo diễn bậc thầy nền điện ảnh cách mạng Phạm Kỳ Nam, bộ phim “Không nơi ẩn nấp”. Đây là một tác phẩm điện ảnh trinh thám đặc sắc, khai thác đề tài cuộc chiến tranh Việt Nam. Phim xoay quanh câu chuyện một nhóm ba tên biệt kích Ngụy quyền đổ bộ ra miền Bắc, tìm cách móc nối với các đầu mối cơ sở cài cắm từ 15 năm trước với âm mưu chống phá miền Bắc. Từ đây bắt đầu cuộc đấu trí cam go giữa lực lượng an ninh, quần chúng nhân dân với ba tên gián điệp nguy hiểm.

tu cac bo phim di cung nam thang

Nhảy dù từ trực thăng tại rìa chiến tuyến, ba tên biệt kích bắt đầu cuộc hành trình lấn sâu vào miền bắc để thực hiện âm mưu. Chúng cử Phi Sơn, một kẻ gian xảo đến tìm người bạn cũ tên Dong, người Sơn đã từng cứu mạng khi cả hai từng đi lính cho Pháp, nay làm đội trưởng du kích xã. Bằng thủ đoạn tinh vi, Sơn đã dọa dẫm Dong bằng cách khai thác quá khứ, hòng ép Dong cho chúng một nơi ẩn nấp an toàn trong lòng miền Bắc. “Không bắt mày là coi như tao đã trả cái ơn cứu mạng cho mày rồi”, Dong nói thế rồi thả Sơn đi. Nhưng ngay sau đó, Dong nhận ra việc thả Sơn cũng chính là mang lại nguy hiểm cho người dân và chiến sỹ của ta nên anh một mình cầm súng đi truy tìm bọn biệt kích. Đội xung kích xã cũng theo chân nhóm biệt kích và hạ gục Sơn.

Còn lại hai tên biệt kích, chúng giả làm bộ đội về quê nghỉ phép, đưa giấy tờ giả mạo ghi tên là Nguyễn Văn Bội và Trần Luyến để trình báo công an hộ khẩu xã nhưng đã không qua khỏi mắt cô công an xã có nghiệp vụ và cảnh giác cao. Mang vẻ đẹp lãng tử và kinh nghiệm tình trường, Luyến đã tỏ tình với The, một cô gái trẻ trong xã với thủ đoạn chiếm đoạt cô vì nghĩ rằng “không có chỗ nào nấp kín đáo bằng trái tim phụ nữ”. Chỉ có điều, Luyến không ngờ rằng, trái tim The dù đã lung lay trước Luyến nhưng cô vẫn đủ tỉnh táo để theo dõi và bắt hắn khi biết hắn là biệt kích.

Chỉ còn một tên duy nhất là Bội trốn thoát vào rừng. Bội bắt một em bé chăn trâu chở đò đưa y ra biển. Song hắn không thể ngờ rằng, em bé chăn trâu cũng là một chiến sỹ xung kích nhỏ, đã sớm phát hiện ra sự giả dạng của Bội. Bội bắt em bé chờ mình ra cửa biển hòng trốn thoát. Nhưng hắn không thể ngờ rằng, bằng tiếng sáo chăn trâu, em bé đã báo động cho toàn dân quân.

Bộ phim thứ hai mà tác giả bài viết muốn nhắc đến đó là “Những người viết huyền thoại” (tựa tiếng Anh: The Legend Makers) - một bộ phim hành động - chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng. Phim lấy bối cảnh cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thời kỳ những năm 1960, khi tình thế yêu cầu chi viện xăng dầu vào chiến trường miền Nam ngày càng tăng cao và cấp bách

tu cac bo phim di cung nam thang
Phim “Tọa độ chết”

“Những người viết huyền thoại” với nội dung xoay quanh những người lính cần mẫn gùi xăng xuyên qua cánh rừng nhiệt đới phủ đầy mìn lá, những chiếc xe vận tải chở xăng nổ tung dưới hỏa lực oanh tạc cơ, những cái chết bất ngờ, những tổn thất triền miên hết mùa khô tới mùa mưa dai dẳng. Mỗi thùng phuy xăng vào được chiến trường phải trả bằng máu xương hàng trăm ngàn chiến sĩ…

Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương hiểu rằng không thể kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ bằng những trận đánh du kích với khẩu AK-47. Muốn thắng trong cuộc chiến này, họ phải có những trận đánh lớn có tính chất quyết định với xe tăng, thiết giáp, pháo hạng nặng... Muốn vậy, họ phải cung cấp đủ xăng dầu cho tiền phương, nhiệm vụ này gần như bất khả thi vì dãy Trường Sơn có địa hình hiểm trở lại luôn rình rập bom đạn của địch; việc chi viện thông qua Trường Sơn vốn rất vất vả và quá tải, khó có thể chi viện thêm xăng dầu.

Một trong những điều làm người Mỹ kinh ngạc là tuyến đường ống xăng dầu chiến lược xuyên dãy Trường Sơn. Thông qua một lát cắt dọc theo dãy Trường Sơn hùng vĩ là câu chuyện bi tráng về số phận của những con người đi tiên phong trong việc xây dựng đường ống dẫn dầu. Họ thực sự đã viết nên huyền thoại.

Đến tháng 4/1975 khi miền Bắc chuẩn bị bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh, lượng xăng dầu dự trữ cho chiến dịch tại những cửa ngõ Sài Gòn đạt con số hơn 50 triệu lít. Trong hơn 7 năm hình thành, tuyến đường ống này đã vận chuyển được 5,5 triệu tấn xăng dầu cho các chiến trường.

Qua từng thước phim khiến người xem nhớ lại trận đánh Điện Biên Phủ lịch sử, những chiến sỹ cứ tiến lên, nối tiếp nhau, kết thành một bức tường thành không thể lật đổ, để đi đến nhiệm vụ cuối cùng, chiến thắng cuối cùng.

Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 diễn ra tại Hạ Long, Quảng Ninh, bộ phim đã nhận được 6 giải thưởng quan trọng: Bông Sen vàng cho phim truyện nhựa xuất sắc nhất; Nam diễn viên chính xuất sắc nhất; Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất; Biên kịch xuất sắc nhất; Thiết kế Mỹ thuật xuất sắc nhất; Giải Khán giả bình chọn.

Chiến tranh Việt Nam không chỉ là nguồn cảm hứng vô tận cho nền điện ảnh Việt mà còn là cảm hứng cho các nhà điện ảnh thế giới. “Tọa độ chết” là một bộ phim nói về chiến tranh Việt Nam do điện ảnh Liên Xô và Việt Nam phối hợp sản xuất đã làm lay động hàng triệu trái tim với nhiều cảnh vô cùng xúc động.

Phim mở đầu bằng ca khúc “Mùa xuân” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn. Các sự kiện miêu tả trong phim diễn ra vào cuối thập niên 60 đầu thập niên 70 của cuộc chiến tranh Mỹ - Việt Nam. Quân đội Mỹ đang liên tục ném bom các thị trấn, đột nhập các làng mạc và gia đình hẻo lánh, giết chết phụ nữ và trẻ em. Hầu hết các tầu thuyền của các thương gia Châu Âu đã rời khỏi các bờ biển của Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, con tàu "Chelyabinsk" chở hàng khô của Liên Xô kiên quyết không rời khỏi bờ biển Việt Nam mặc dù quân đội Hoa Kỳ đã ra tối hậu thư.

Phim bằng tiếng Nga nhưng lời ít, cảnh nhiều. Trong phim có rất nhiều cảnh khiến người xem phẫn nộ hoặc xúc động. Cô ca sĩ người Mỹ Kate Francis có mặt từ đầu phim, đến cuối phim cô vừa đệm guitar vừa cất lên những lời hát xúc động: “Khi những người Việt Nam bị giết hết, những con voi sẽ tiếp tục chiến đấu. Khi những con voi bị giết hết, những chim muông, côn trùng sẽ tiếp tục đốt chích kẻ thù. Và khi đến chim muông, côn trùng cũng bị tiêu diệt thì cỏ cây, hoa lá trên mảnh đất Việt Nam sẽ vùng lên. Họ sẽ chiến đấu đến cùng, chống lại những tên xâm lược độc ác, vì họ là người Việt Nam...”.

Qua lời bài hát xuyên suốt từ đầu đến cuối bộ phim, ý chí chiến đấu và sức mạnh đoàn kết dân tộc không chỉ ở những con người, mà khi cần, những loài muôn thú, những cỏ cây, hoa lá cũng sẽ cùng đứng lên bảo vệ non sông. Bộ phim không chỉ nói lên cuộc chiến đấu bền bỉ của người dân Việt Nam mà còn là một món quà đẹp của tình hữu nghị Việt Nam – Liên Xô.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

(LĐTĐ) Có thể thấy, xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam luôn xem các tác phẩm văn học như một “mảnh đất màu mỡ” để khai thác.
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

(LĐTĐ) Bộ phim Độc Đạo dần hé lộ những chi tiết ở tập cuối, điều khiến khán bất ngờ nhất chính là tương lai của Hồng và Khương.
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(LĐTĐ) Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã chính thức khép lại sau 5 ngày tổ chức sôi nổi (từ ngày 7-11/11/2024). Với chuỗi chương trình phong phú và nhiều hoạt động hấp dẫn, sự kiện đã tạo nên một bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt cho khán giả Thủ đô, đồng thời để lại dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế, thổi bùng khát vọng sáng tạo trong cộng đồng điện ảnh.
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

(LĐTĐ) Ngày 7/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

(LĐTĐ) Chiều 7/11, buổi chiếu phim khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần VII (HANIFF VII) đã diễn ra với bộ phim "Ngày xưa có một chuyện tình" của Đạo diễn trẻ tài năng Trịnh Đình Lê Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động