Trường nghề Hà Nội gặp khó trong công tác tuyển sinh
Đẩy mạnh gắn kết doanh nghiệp và nhà trường Tăng cường hợp tác với New Zealand phát triển giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng nghề Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh tuyển sinh online |
Tuyển sinh khó khăn
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, năm 2020, mạng lưới 21 trường trung cấp, cao đẳng công lập thuộc thành phố đặt mục tiêu tuyển 18.735 người (7.980 chỉ tiêu hệ cao đẳng, 10.755 chỉ tiêu hệ trung cấp). Đến thời điểm này, các trường đã tuyển sinh được 2.514 người học trình độ cao đẳng, đạt 31,5% kế hoạch; 6.520 người học trình độ trung cấp, đạt 60,6%... Tính chung, kết quả tuyển sinh của 21 trường nghề công lập từ đầu năm 2020 đến nay mới đạt 48,2% chỉ tiêu.
Lý giải nguyên nhân tuyển sinh khối giáo dục nghề nghiệp còn thấp, bà Nguyễn Thanh Nhàn- Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho rằng, năm nay, dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Việc gắn kết “bốn nhà”: Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp - gia đình nhằm bảo đảm đầu ra cho người học còn thiếu cơ chế ràng buộc, nên chưa có nhiều doanh nghiệp “mặn mà” tham gia.
Giáo dục nghề nghiệp là giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ảnh minh họa. |
Đại diện một số trường nghề cũng phản ánh, do đời sống của nhiều người lao động, nhiều gia đình gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dẫn đến một số người không thể học nghề. Cạnh đó, trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều người lao động bị mất việc làm, số lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng lên, theo tính toán, nhóm đối tượng này sẽ có nhu cầu học nghề ngắn hạn để chuyển đổi nghề nghiệp và nhà trường sẽ rộng mở cơ hội tuyển sinh thế nhưng, trên thực tế, thị trường lao động không có nhiều cơ hội việc làm, khiến người lao động không định hướng được nên học nghề gì cho phù hợp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tuyển sinh của các nhà trường.
Chủ động vượt khó
Trước thực trạng khó khăn trong công tác tuyển sinh của các trường nghề, bà Nguyễn Thanh Nhàn-, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo cho các trường nghề; có cơ chế, chính sách cụ thể thu hút doanh nghiệp tham gia sâu vào công tác tuyển sinh, đào tạo nghề; quan tâm phân luồng học sinh vào học nghề ngay từ bậc trung học cơ sở…
Chia sẻ với khó khăn của các trường khi chủ trì buổi họp nghe đại diện các cơ quan chức năng báo cáo về công tác tuyển sinh, đào tạo nghề năm 2020 đối với 21 trường nghề công lập thuộc thành phố mới đây, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Ngô Văn Quý cho rằng, mặc dù công tác tuyển sinh chưa đạt chỉ tiêu, nhưng trong bối cảnh xảy ra dịch Covid-19, kết quả này cũng thể hiện sự nỗ lực của các nhà trường.
Khẳng việc nâng cao giáo dục nghề nghiệp là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Ngô Văn Quý giao nhiệm vụ cho các nhà trường nỗ lực vượt khó, đổi mới công tác tuyển sinh, đào tạo; chủ động gắn kết với doanh nghiệp để bảo đảm đầu ra cho người học. Trong quá trình hoạt động, các nhà trường cần kịp thời phản ánh những khó khăn lên các cơ quan chức năng, để có hướng tháo gỡ phù hợp.
Đối với các sở, ngành chức năng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Ngô Văn Quý yêu cầu các đơn vị tăng cường tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp, phối hợp để giải quyết những vướng mắc liên quan đến hoạt động này. Trong đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo cần liên kết để thực hiện tốt công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông; cung cấp thông tin, dữ liệu tuyển sinh cho các nhà trường và người học. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành tổng rà soát các dự án liên quan đến giáo dục nghề nghiệp, để có hướng quan tâm đầu tư phù hợp trong thời gian tới…
Đặc biệt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Ngô Văn Quý đề nghị các cơ quan chức năng thành phố cần khẩn trương xây dựng “Đề án rà soát, sắp xếp các trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc thành phố” cho phù hợp với tình hình mới và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố chậm nhất đến ngày 5/10.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Amway Việt Nam, nửa thập kỷ giữ vững danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất châu Á ”
Quản trị lao động 09/08/2024 16:04
Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế
Quản trị lao động 04/07/2024 19:11
Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ
Quản trị lao động 05/02/2024 16:03
Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023
Quản trị lao động 14/12/2023 17:38
Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Quản trị lao động 12/10/2023 11:43
Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức
Infographic 02/06/2023 15:09
Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự nỗ lực thực chất
Quản trị lao động 25/05/2023 10:25
Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp
Quản trị lao động 27/12/2022 08:02
Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng
Quản trị lao động 13/11/2022 10:50
Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu
Quản trị lao động 01/11/2022 06:54