Triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm

(LĐTĐ) Với việc triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội đã góp phần tạo nhiều việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động.
Giải quyết việc làm mới cho 160.000 lao động trong năm 2021 Đảm bảo việc làm và đời sống cho người lao động Thi đua tăng doanh thu, đảm bảo việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động

Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Qua đó, tạo nhiều việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, góp phần giảm nghèo; khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống; tạo cơ hội cho nhóm lao động yếu thế có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, tự tin vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

Trong năm 2020, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 180.578 lao động (đạt 116% kế hoạch). Trong đó, tạo việc làm cho 42.100 lao động từ xét duyệt hộ gia đình vay vốn từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Thành phố với số tiền là 1.850 tỷ đồng; có 2.571 người lao động được đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, chủ yếu là thị trường Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

Hơn 1.500 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Đông Anh
Ứng viên tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Đông Anh năm 2020

Thành phố đã giải quyết việc làm cho 7.400 lao động qua hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg; giải quyết việc làm cho 13.930 lao động thông qua hệ thống sàn giao dịch việc làm. Tự tạo việc làm và theo báo cáo kết quả tư vấn, giới thiệu việc làm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành phố 114.577 lao động. Với việc triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm còn 3,22%.

Năm qua, Thành phố cũng đã tổ chức được 176 phiên giao dịch việc làm, trong đó, số đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 6.595 lượt; số chỉ tiêu tuyển dụng 82.112 chỉ tiêu; số lao động được tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động 28.119 lượt; Số lao động tham gia kết nối, phỏng vấn 36.970 lượt; số lao động được tuyến dụng 13.930 người.

Các đơn vị có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố đã tuyển sinh được 215.382 người, đạt 102,6%. Trong đó, trình độ cao đẳng 23.762 người, trình độ trung cấp 26.477 người, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng 165.143 người. Tính riêng 21 trường công lập thuộc Thành phố, các trường đã tuyển sinh được 25.252 người, trong đó, trình độ Cao đẳng là 6.632 người; trình độ Trung cấp là 8.483 người; trình độ Sơ cấp và dưới 3 tháng 10.137 người.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố Hà Nội năm 2020 đạt 70,25%. Công tác đào tạo gắn với doanh nghiệp đã được triển khai tích cực, trong năm đã có hơn 800 doanh nghiệp họp tác với các sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố về việc tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực hành, thực tập tại doanh nghiệp; Doanh nghiệp tham gia xây dựng chỉnh sửa chương trình, giáo trình ở các hệ đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; tham gia vào giảng dạy, đặc biệt các doanh nghiệp đã tuyển dụng các sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp.

100% các đơn vị thực hiện đào tạo gắn với doanh nghiệp và hầu hết học sinh ra trường có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt tỷ lệ 90%. Nhiều ngành nghề khi học sinh, sinh viên ra trường được doanh nghiệp tuyển dụng 100% như nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, nghề Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử với mức lương khởi điểm là 6-8 triệu đồng/tháng.

Trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong năm 2020, các huyện và thị xã Sơn Tây đã đào tạo nghề cho 13.100 lao động nông thôn, trong đó nghề nông nghiệp 8.322 lao động; Nghề phi nông nghiệp 4.778 lao động. Phối hợp tổ chức đào tạo được 269 lớp với 9.259 người, đạt 70,7% so với kế hoạch.

Năm 2021, Thành phố phấn đấu giải quyết việc làm cho 160.000 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới 4%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71,5%. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Thành phố sẽ triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp chủ yếu như: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm; tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động

Cạnh đó, nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn giải quyết việc làm từ nguồn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tổ chức tập huấn các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động, Luật Việc làm, Luật An toàn, vệ sinh lao động...

Thành phố cũng sẽ triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động của cổng thông tin dịch vụ việc làm Việt Nam (Esip) trên địa bàn thành phố Hà Nội để hỗ trợ giao dịch việc làm trực tuyến giữa doanh nghiệp và người lao động; tạo lập cơ sở dữ liệu về thị trường lao động thống nhất trên toàn quốc; làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách điều tiết thị trường lao động của Chính phủ.

Đồng thời, đẩy mạnh triển khai và đa dạng hóa các dịch vụ cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Cập nhật và nắm bắt đầy đủ tình hình biến động về lao động tại các doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời, gắn kết hoạt động thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp với giao dịch việc làm nhằm nhanh chóng đưa người lao động quay trở lại thị trường lao động.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".

Tin khác

Amway Việt Nam, nửa thập kỷ giữ vững danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất châu Á ”

Amway Việt Nam, nửa thập kỷ giữ vững danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất châu Á ”

(LĐTĐ) Ngày 9/8/2024, Amway Việt Nam - Thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp, vinh dự lần thứ 5 nhận giải thưởng “HR Asia - Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024” do tạp chí HR Asia bình chọn. Đây là minh chứng cho những nỗ lực thành công xây dựng môi trường làm việc “Khỏe mạnh và Hạnh phúc” tại Amway Việt Nam, theo định hướng chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Amway toàn cầu, hướng đến sứ mệnh giúp cho mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn, khỏe mạnh hơn.
Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế

Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế

(LĐTĐ) Ngày 4/7, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Họp báo thường kỳ quý II/2024. Đáng chú ý, quanh cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh, Việt Nam có rất nhiều người giỏi và Bộ cùng các ngành liên quan đã có nhiều giải pháp khuyến khích các sáng chế.
Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

(LĐTĐ) Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng chừng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023

Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Sáng nay, 14/12, tại Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023.
Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Một trong những điểm nghẽn của nền kinh tế đất nước hiện nay nói chung, Hà Nội nói riêng chính là năng suất lao động vẫn khá thấp. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bắt đầu từ khâu tuyển chọn, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức, tay nghề là vấn đề quan trọng.
Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức

Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức

(LĐTĐ) Các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức năm 2023, căn cứ quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự  nỗ lực thực chất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự nỗ lực thực chất

(LĐTĐ) Để giảm thiểu tình trạng tai nạn lao động (TNLĐ), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp Bộ LĐTBXH thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ.
Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp

Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang phản ánh việc thiếu nghiêm trọng lực lượng lao động có kỹ năng nghề để phục hồi sản xuất kinh doanh, nhất là trong các ngành sản xuất, công nghiệp… Để khắc phục tình trạng này rất cần sự gắn kết chặt chẽ giữa trường nghề với doanh nghiệp để đào tạo được lực lượng lao động có kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng

Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng

Một trong những chủ đề thúc đẩy sự gắn kết hơn nữa giữa doanh nghiệp, các bên liên quan với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình hội đồng kỹ năng ngành
Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu

Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu

(LĐTĐ) Trước những mặt còn hạn chế về trình độ tay nghề của lao động Việt Nam, trong khi yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngày càng trở lên cấp thiết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã đặt mục tiêu đến năm 2030 chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghề cho khoảng 50% lực lượng lao động, qua đó giúp hình thành nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là nhân lực có trình độ kỹ năng nghề cao đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bắt kịp, tiến cùng trình độ tiên tiến của thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động