TP.HCM: Tái diễn tình cảnh người dân thức suốt đêm chờ rút BHXH một lần

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4/2023 đến nay, nhiều người dân thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tập trung xếp hàng trước cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Hóc Môn từ đêm khuya, chờ lấy số thứ tự để làm thủ tục rút BHXH một lần vào sáng hôm sau. Ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.

Cán bộ Công đoàn kiến nghị cần bổ sung điều khoản xử lý nghiêm đơn vị nợ BHXH TP.HCM giải quyết việc làm cho hơn 80.000 lao động trong 1/2023 Triển khai đóng, nộp BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình online qua Cổng Dịch vụ công

TP.HCM: Tái diễn tình cảnh người dân thức suốt đêm chờ rút BHXH một lần

Từ đầu tháng 4/2023 đến nay, số lượng người dân đến tập trung trước trụ sở BHXH huyện Hóc Môn chờ làm thủ tục rút BHXH một lần ngày càng đông. Do nhu cầu tăng cao trong khi các cơ sở chỉ nhận lượng hồ sơ hạn chế nên nhiều người phải chờ từ khuya để kịp đến lượt.

TP.HCM: Tái diễn tình cảnh người dân thức suốt đêm chờ rút BHXH một lần

Mệt mỏi vì phải chờ đợi đến 7h30 sáng, nhiều người đã mang theo áo mưa, bạt, bìa cát tông trải xuống đất nằm ngủ. Bên cạnh đó, người dân cũng tự thoả thuận vị trí xếp hàng vào sáng hôm sau bằng việc lấy giấy số thứ tự "tự chế" được đặt trước cổng cơ quan BHXH.

TP.HCM: Tái diễn tình cảnh người dân thức suốt đêm chờ rút BHXH một lần

Nhiều người dù chờ trước cổng cơ quan BHXH nhiều ngày, nhưng đến nay vẫn chưa làm được thủ tục. Vì vậy, có người phải nhờ người thân đến thay phiên.

TP.HCM: Tái diễn tình cảnh người dân thức suốt đêm chờ rút BHXH một lần

Anh Phong Quý (42 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) cho biết, anh là công nhân ở quận Bình Tân nhưng đã thất nghiệp gần một năm nay. Số tiền kiếm được từ những công việc thời vụ anh không đủ nuôi gia đình và lo cho các con ăn học. Chính vì vậy, anh buộc phải rút BHXH một lần. "Lúc trước đến rút BHXH một lần thì không lấy được số, nghe kinh nghiệm của người khác, tôi mới biết cách đến xếp hàng từ đêm khuya như thế này", anh Phong Quý cho hay.

TP.HCM: Tái diễn tình cảnh người dân thức suốt đêm chờ rút BHXH một lần

Chị Hồng Anh (34 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) cho biết, trước đây chồng chị là trụ cột chính trong gia đình. Từ khi chồng chị nghỉ việc, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, hai vợ chồng buộc lòng phải gửi con về quê cho ông bà chăm sóc. Đến nay, mọi thứ đã vượt quá tầm với của chị nên phải tìm cách để có tiền chăm lo gia đình. "Hi vọng duy nhất là số tiền BHXH để trang trải cuộc sống cho đến khi có thể tìm được việc làm ổn định", chị Hồng Anh chia sẻ.

TP.HCM: Tái diễn tình cảnh người dân thức suốt đêm chờ rút BHXH một lần

Thực tế, tình trạng rút BHXH một lần đã xảy ra từ cuối năm 2022, trùng với thời điểm nhiều công ty ở TP.HCM sa thải hàng ngàn công nhân. Đến đầu tháng 4/2023, tình trạng này tiếp tục diễn ra với số lượng công nhân đến rút BHXH một lần không thua kém thời điểm cuối năm ngoái.

TP.HCM: Tái diễn tình cảnh người dân thức suốt đêm chờ rút BHXH một lần

Được biết, ngoài BHXH huyện Hóc Môn, tình trạng người dân tập trung từ đêm khuya để rút BHXH một lần cũng diễn ra tại BHXH quận 12 và thành phố Thủ Đức.

Người lao động nên cân nhắc khi rút BHXH một lần

Tháng 12/2022, phóng viên báo Lao động Thủ đô đã thức trắng đêm để chứng kiến nhiều người lao động ở TP.HCM xếp hàng tại trụ sở cơ quan BHXH huyện Hóc Môn và quận 12 từ 2 - 3 giờ sáng để làm thủ tục rút BHXH một lần.

Đáng chú ý, không ít những người rút BHXH một lần là các công nhân bị sa thải ở các công ty như Công ty TNHH May Sun Kyoung Việt Nam, Công ty TNHH Tỷ Hùng... Họ không có việc làm, không có thu nhập, không còn tiền nên bắt buộc phải rút BHXH một lần nhằm trang trải cuộc sống cho đến khi tìm được việc làm mới.

TP.HCM: Người dân thức suốt đêm chờ rút BHXH một lần
Người dân xếp hàng trước BHXH huyện Hóc Môn vào tháng 12/2022.

Theo BHXH Việt Nam, hiện tại, với mức 22% tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì một năm, tổng mức đóng BHXH của mỗi người lao động là 2,64 tháng lương. Trong khi mức hưởng BHXH một lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014, và bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Nếu lĩnh BHXH một lần, người lao động sẽ bị thiệt khoảng 1,14 tháng lương đối với mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014, và khoảng 0,64 tháng lương đối với mỗi năm đóng BHXH sau năm 2014.

BHXH Việt Nam khuyến cáo, việc rút BHXH một lần chỉ là giải pháp tránh cái lợi trước mắt nhưng sẽ thiệt thòi lâu dài. Cụ thể, người lao động không có lương hưu hằng tháng để trang trải cuộc sống khi về già; mất cơ hội tham gia BHYT 5 năm liên tục; mất cơ hội được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu; thân nhân không được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất nếu người đã nhận BHXH một lần không may qua đời.

Do đó, với những khó khăn trước mắt, người lao động hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH. Khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện để được cộng nối thời gian tham gia trước đó để hưởng chế độ hưu trí.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.

Tin khác

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hoà đang là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Các doanh nghiệp trong tỉnh được thành lập, hoạt động đã thu hút nhiều nhân lực trẻ. Lực lượng lao động này lại trực tiếp tham gia sinh hoạt tại các Công đoàn cơ sở.
Điểm tựa cho người lao động

Điểm tựa cho người lao động

(LĐTĐ) Dù không mong muốn nhưng rủi ro trong quá trình làm việc, sản xuất vẫn có thể xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người lao động, nhất là khi người bị tai nạn lao động lại là trụ cột của gia đình. Trong hoàn cảnh đó, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ trở thành điểm tựa, chia sẻ gánh nặng, xoa dịu nỗi đau đối với người lao động không may gặp nạn và thân nhân của họ.
Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

(LĐTĐ) Ngày 30/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 9 nhóm điểm mới quan trọng. Trong đó, Luật đã bổ sung chế độ hưu trí xã hội, rút ngắn thời gian đóng để được hưởng lương hưu, tăng tỷ lệ hưởng lương hưu với nam giới có thời gian tham gia từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, bổ sung chế độ trợ cấp thai sản cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện...
Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

(LĐTĐ) Pháp luật quy định tiền lương người lao động (NLĐ) phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng, không thấp hơn lương tối thiểu vùng và phải bình đẳng. Tăng lương cần ký phụ lục hoặc hợp đồng mới, không thể thay thế bằng quyết định tăng lương để tránh tranh chấp.
Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, lương giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương Nghị định 204/2004/NTĐ-CP tùy theo hạng. Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

(LĐTĐ) Từ 1/7/2024, chính sách tiền lương được điều chỉnh, bao gồm tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng và áp dụng chế độ tiền thưởng. Cùng đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ tiếp tục nhận phụ cấp thâm niên nghề.
Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

(LĐTĐ) Vui mừng, phấn khởi là tâm trạng chung của nhiều giáo viên trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trước thông tin sắp được tăng lương cơ sở từ 1/7 tới. Phấn khởi hơn là các giáo viên còn được giữ lại khoản phụ cấp thâm niên. Với mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng sẽ góp phần giúp dần hiện thực hóa ước mơ “sống được bằng lương” của các nhà giáo.
Những “đặc quyền” của lao động nữ

Những “đặc quyền” của lao động nữ

(LĐTĐ) Lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động sẽ được hưởng nhiều “đặc quyền” như không phải làm thêm giờ, đi công tác xa, không bị xử lý kỷ luật lao động… khi đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động