TP.HCM: Hơn 4.700 tỉ đồng chi trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ học nghề
Phấn đấu tăng tỷ lệ đoàn viên trong các đơn vị, doanh nghiệp đã có tổ chức Công đoàn Giới trẻ hành động vì một Thành phố xanh TP.HCM: Cần hơn 245.000 tỷ đồng đầu tư 33 dự án giao thông trọng điểm |
Theo Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, trong năm 2022, số doanh nghiệp, tổ chức tham gia BHTN tại TP.HCM là gần 104.000 đơn vị. Trong đó, hơn 2,4 triệu người có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc tham gia BHTN.
Số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) là hơn 150.000 người. Trong đó, hơn 146.000 người đã có quyết định hưởng TCTN; gần 3.000 người bị huỷ quyết định hưởng TCTN. Tổng số tiền phải chi trả cho TCTN, hỗ trợ học nghề trong năm 2022 ở TP.HCM là hơn 4.726 tỉ đồng.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm để rút BHXH 1 lần tại BHXH quận 12. |
Theo thống kê, người lao động nộp hồ sơ hưởng TCTN nhiều nhất là nữ dưới 35 tuổi, khoảng 30,5%, trên 35 tuổi chiếm 26,2%; lao động nam dưới 35 tuổi 20,6% và nam trên 35 tuổi chiếm 22,6%.
Số lượng người không có bằng chấp chứng chỉ nộp hồ sơ hưởng TCTN chiếm tỷ lệ 56,6%; đại học và trên đại học chiếm 31,1%; cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp chiếm 5,6%; trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp chiếm 4,6%; người lao động có chứng nhận, chứng chỉ sơ cấp chiếm 1,9%.
Người lao động xin hưởng TCTN 3 tháng chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 40,2%, từ 4 -7 tháng chiếm gần 29% và từ 8 - 12 tháng chiếm 30,8%.
Theo Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, việc thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn TP.HCM trong năm qua còn có nhiều khó khăn. Cụ thể, cơ sở vật chất của các trung tâm dịch vụ việc làm đã xuống cấp, địa điểm hoạt động của 7 chi nhánh BHTN có diện tích chật hẹp, chưa đáp ứng được số lượng người đến nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN.
Ngoài ra, việc thu hồi tiền hưởng TCTN sai quy định của người lao động cũng nhiều khó khăn. Một số trường hợp không thu hồi được do người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người lao động đã mất hoặc đi định cư nước ngoài. Một số trường hợp khác người lao động cố tình không nộp lại tiền hưởng TCTN nhận sai quy định vì đã hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, không tham gia BHXH bắt buộc.
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết, hiện nay đa số người lao động bị thu hồi tiền TCTN do người lao động không thông báo kịp thời với Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM khi có việc làm và người sử dụng lao động không cung cấp kịp thời hợp đồng lao động đã giao kết với người lao động.
Vì vậy, người lao động không xác định được ngày có việc làm, đồng thời người sử dụng lao động chậm đóng hoặc truy đóng BHXH, BHTN cho người lao động, dẫn đến việc phải thu hồi một tháng hoặc hai tháng hưởng TCTN do đã chi nhiều hơn theo quy định.
Trên cơ sở đó Sở LĐ-TB&XH TP.HCM kiến nghị Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) phân bổ thêm định suất để tăng cường nhân sự cho phòng BHTN và các chi nhánh thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hưởng TCTN được kịp thời, đúng quy định.
Đối với các trường hợp người lao động đã hưởng TCTN sai quy định nhưng đã chết, định cư nước ngoài, bệnh hiểm nghèo, mất sức lao động không còn khả năng nộp tại tiền thu hồi TCTN..., Sở LĐ-TB&XH đề nghị Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu bổ sung các quy định để hỗ trợ xử lý dứt điểm các trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng nên không thu hồi được tiền TCTN.
Sai phạm thanh toán kinh phí đào tạo học nghề tại TP.HCM Theo kết luận thanh tra mới đây của Thanh tra TP.HCM, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) có hàng loạt sai phạm trong quá trình hoạt động, đặc biệt là việc thanh toán kinh phí hỗ trợ học nghề. Cụ thể, Đoàn thanh tra kiểm tra 39 lớp dạy nghề (đã thanh toán kinh phí hỗ trợ học nghề tại Cơ quan BHXH Thành phố với số tiền 1,075 tỷ đồng), Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM chỉ tổ chức lớp học 1 buổi là không tổ chức giảng dạy đủ thời gian theo chương trình đào tạo.
Qua kiểm tra có 113 lớp dạy nghề có nhiều dấu hiệu thể hiện việc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM không tổ chức giảng dạy trên thực tế hoặc tổ chức gộp nhiều lớp thành một lớp hoặc lớp học có học viên không đi học nhưng vẫn làm thủ tục thanh toán kinh phí hỗ trợ học nghề (thuộc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm năm 2013) tại Cơ quan BHXH Thành phố với số tiền hơn 4,7 tỷ đồng. Việc làm này có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Thanh tra TP.HCM kiến nghị cần chuyển vụ việc sang Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM để tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Thanh Xuân: Quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua trong công nhân lao động
Quận Tây Hồ gặp mặt các đồng chí lão thành cách mạng nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Nga
Các điểm bắn pháo hoa Tết Ất Tỵ tại Hà Nội
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thăm, tặng quà Tết cho người lao động
Từ 20/1, xe ô tô chở học sinh được lưu thông qua cầu Chương Dương
LĐLĐ quận Đống Đa vinh dự nhận Cờ thi đua xuất sắc của Tổng LĐLĐ Việt Nam
Tin khác
Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề
Lợi quyền lao động 01/01/2025 19:45
Thưởng Tết Nguyên đán ở Hà Nội: Cao nhất 311 triệu đồng
Lợi quyền lao động 31/12/2024 22:12
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:59
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:55
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại
Lợi quyền lao động 28/11/2024 12:12
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?
Lợi quyền lao động 28/11/2024 11:47
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58